- Phiến silic loại p+ có điện trở suất ρ= 0,0 1 0,1 Ωcm được bốc bay Al ở mặt sau để tạo tiếp xúc.
2.2.1.1. Phương pháp ghép lăng kính
Cơng suất quang có thể được ghép vào hay lấy ra khỏi màng dẫn sóng bằng cách sử dụng một lăng kính . Lăng kính có chiết suất np>n2 được đặt ở một khoảng cách d đối với màng dẫn sóng. Có chiết suất n1 , n2 .Dùng sóng quang học chiếu vào lăng kính, ánh sáng
tới sẽ bị phản xạ tồn phần ở trong lăng kính với một góc là θp .Sóng tới và sóng phản xạ tạo thành một sóng truyền đi theo phương z với hằng số truyền là βp=np k0 cosθp.
Sự phân bố trường theo phương nằm ngang sẽ được mở rộng ra bên ngồi lăng kính và suy giảm theo hàm mũ trong khoảng khơng giữa lăng kính và màng dẫn sóng. Nếu hằng số truyền βp = βm .
Nếu khoảng cách tương tác được lựa chọn thích hợp, cơng suất quang được đưa vào màng dẫn sóng sao cho lăng kính có tác dụng như một bộ ghép lối vào . Cơ chế hoạt
Hình 2.7. Sơ đồ một hệ ghép lăng kính
động này có tính thuận nghịch nên lăng kính có thể hoạt động như một bộ ghép lối ra, nghĩa là nó có thể lấy một phần ánh sáng từ trong màng dẫn sóng vào lăng kính.
Khi dùng lăng kính để ghép ánh sáng vào màng dẫn sóng phải thỏa mãn yêu cầu là chiết suất của lăng kính cần phải lớn hơn nhiều so với chiết suất của lõi trong màng dẫn sóng. Chúng ta sẽ khơng sử dụng lăng kính có góc là góc ước số của 3600 để loại bỏ sự phản xạ nhiều lần từ bề mặt của lăng kính và đảm bảo rằng bề mặt của lăng kính đủ nhẵn để có được hiệu suất ghép lớn.