.1BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH PHƯỜNG

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển nông thôn tại phường khắc niệm, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 60)

Nguồn: Ủy ban Phường

Khắc Niệm là một phường nằm ở phía tây nam Thành phố Bắc Ninh, phía bắc giáp phường Võ Cường; phía đơng giáp phường Hạp Lĩnh và xã

Nam Sơn Thành phố Bắc Ninh. Phía tây giáp xã Liên Bão, phía nam giáp xã Hiên Vân (huyện Tiên Du).

Phường Khắc Niệm có vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ phía nam của Thành phố Bắc Ninh. Có quốc lộ 1A là huyết mạch giao thơng quan trọng nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh biên giới phía Bắc, Quốc lộ 38 đầu mối giao thông nối Bắc Ninh với vùng kinh tế Hưng Yên, Hải Dương chạy qua rất thuận lợi cho việc bn bán, giao lưu hàng hố và giao lưu với các địa phương khác.

Phường có cụm cơng nghiệp Khắc Niệm - Hạp Lĩnh, nằm ở vị trí thuận lợi trung tâm nối liền với Cụm công nghiệp Tiên Sơn - Khu công nghiệp Yên Phong và khu công nghiệp Quế Võ là những một trong mạng lưới cung cấp và trao đổi hàng hố với các xí nghiệp của thủ đơ trong q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương về mọi mặt, trong đó đặc biệt là cơng nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.

3.1.1.2 Khí hậu thời tiết thủy văn

Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh, nhiệt độ

trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,80C (tháng

01). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất là 13,10C.

Lượng mưa trung bình hàng năm giao động trong khoảng 1400 – 1600 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm.

Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1530 – 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 01.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đơng bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; gió mùa Đơng nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nơng nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa Đơng với khí hậu khơ, lạnh làm cho vụ đơng trở

thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại rau ngắn ngày cho giá trị cao và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực trũng thấp gây khó khăn cho việc thâm canh mở rộng diện tích.[7]

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của phường Khắc Niệm3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai 3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Tồn phường có tổng diện tích tự nhiên: 744,73 ha, trong đó:

- Đất dành cho nông nghiệp: 422.94 ha, chủ yếu dành cho sản xuất lúa và trồng các cây hoa màu.

- Diện tích đất phi nơng nghiệplà: 317.76 ha, trong đó:

+ Đất ở: 135,44 ha.

+ Đất chuyên dùng: 170.71 ha.

+ Đất tơn giáo, tín ngưỡng: 0,92 ha.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 3,66 ha.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 7,03 ha.

- Đất chưa sử dụng: 4,03 ha.

3.1.2.2 Dân số và lao động xã Khắc Niệm

* Tính đến năm 2013 tổng dân số của tịn phường là 15.014 nhân khẩu, trong đó:

- Dân số thường trú: 10.320 nhân khẩu. - Dân số tạm trú đã qui đổi: 4.694 nhân khẩu.

- Dân số phi nông nghiệp: 7.224 nhân khẩu, chiếm 70% tổng dân số. * Tỷ lệ tăng dân số qua các năm bình qn là 1,73%/năm, trong đó tăng cơ học: 0,3%/năm.

* Mật độ dân số năm 2011 là 4.890 người/km2, đạt so với quy định của

Nghị định 62/2011/NĐ-CP của Chính phủ tại điều 7 áp dụng đối với phường thuộc quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

- Lao động nông nghiệp: 2.225 người, chiếm 36%.

- Lao động phi nông nghiệp: 3.967 người, chiếm 64%, gồm: + Lao động công nghiệp, tiểu thủ CN:1.960 người.

+ Lao động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản: 150 người. + Lao động bưu điện, tín dụng: 20 người.

+ Lao động TM, DV: 1.567 người.

+ Lao động hành chính, sự nghiệp:270 người.

Chỉ tiêu lao động của xã Khắc Niệm đáp ứng được với yêu cầu quy định tại Nghị định62/2011/NĐ-CP của Chính phủ tại khoản 2 Điều 7 áp dụng đối với phường được thành lập để mở rộng khu vực nội thành, nội thị thuộc thành phố thuộc tỉnh phải đạt từ 70% trở lên đối với mức tiêu chuẩn quy định tại các điều a, b và c của khoản 1 Điều 7.

3.1.2.3 Giao thông, cơ sở hạ tầng

- Đường giao thông:

Mạng lưới giao thông đô thị đã được quy hoạch, xây dựng gồm 08 tuyến đường, với tổng chiều dài 18 km, trong đó có 7,5km đường nhựa, 10,5km đường bê tơng, 100% đường đều có hệ thống điện chiếu sáng.

Mật độ đường giao thông là:

- Cấp điện: xã Khắc Niệm có 10 trạm biến áp với công suất 500KW/h đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.

- Cấp nước: Nguồn cấp nước chủ yếu cho nhân dân trong xã là từ giếng khoan của các hộ gia đình. Hiện tại UBND xã đang phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát, thiết kế để tiến hành xây dựng trạm cấp nước sạch cho các hộ dân trong xã.

Hệ thống đường cống thốt nước có chiều dài 16,4km dẫn từ các khu dân cư ra bể xử lý nước thải tập trung của xã và dẫn ra xa các khu dân cư.

18km2

= 2,42km2

Tỷ lệ % nước thải, rác thải được thu gom, xử lý tập trung: Xã có bể xử lý

nước thải với công suất 1000m3 ngày đêm cơ bản xử lý được nước thải tại khu

vực 03 làng nghề đạt 60% lượng nước thải của toàn xã. Rác thải rắn được thu gom và vận chuyển về 07 bãi tập kết rác thải của 07 thôn để xe chở rác của Thành phố thu gom chở đến bãi rác thải tập trung của thành phố. Tổng lượng rác thải được thu gom tại xã Khắc Niệm khoảng trên 4,5 tấn mỗi ngày. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 85%.

- Thông tin liên lạc:

Có 01 bưu điện văn hóa với diện tích trên 100m2, đảm bảo cho trên 50

người đến để đọc sách báo.

Tổng số điện thoại cố định: 2.248 máy, bình quân 22 máy/100 dân; số thuê bao di động 6.000 máy.

Tổng số phương tiện nghe nhìn đạt 100 % số hộ. - Nhà ở:

Tồn xã có 2.448 căn nhà, trong đó kiên cố 1.835 căn và bán kiên cố

613 căn với tổng diện tích là 436.040m,2 chiếm tỷ lệ 98% số hộ; diện tích nhà

ở bình qn đạt 42,25m2 sàn/người.

3.1.2.4 Sản xuất nơng nghiệp

Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sử dụng giống, cây, con có năng xuất cao, chất lượng tốt. Diện tích gieo trồng cả năm: 792ha giảm so với năm 2010 giảm 32 ha (Do thu hồi đất). Diện tích lúa: 738,3 ha; diện tích lạc xuân 12 ha và rau màu 41,6 ha. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 62,6 tạ/ha đạt 112% so với kế hoạch, tăng 22,7% so với năm 2010. Sản lượng thóc đạt 4.957,3 tấn, đạt 102,9% so với kế hoạch và bằng 113% so với năm 2010.

3.1.2.5 Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp

Trên địa bàn xã Khắc Niệm có cụm cơng nghiệp, với trên 20 cơng ty xí nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh tạo cơng ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn phường cũng như các khu vực lân cận.

Xã có 03 làng nghề truyền thống sản xuất bánh, bún vẫn được duy trì và phát triển, hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng nhiều hơn, tồn phường có trên 100 máy làm bún, bánh đã giúp tăng năng xuất sản xuất, giảm công người lao động mang lại thu nhập cao cho các hộ gia đình.

Tồn phường có trên 700 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tạo công ăn việc làm cho trên 2000 lao động.

3.1.2.6Thương mại, dịch vụ

Xã có 01 chợ tại khu vực Ba Tiền, thường xuyên hoạt động tạo việc làm cho trên 100 lao động là người địa phương và các khu vực lân cận. Tồn xã có 700 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tạo công ăn việc làm cho trên 2.000 lao động.

3.1.2.7 Một số kết quả, chỉ tiêu phường đã đạt được

- Tổng giá trị sản phẩm nội địa là 548,5tỷ đồng, tăng 16% so năm 2010, trong đó: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 28%; thương mại, dịch vụ, du lịch tăng 24.%; nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 8%.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 7.7 tỷ đồng, giảm 0.8% so năm 2010; tổng chi ngân sách địa phương là 7,1 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân đầu người: 54 triệu đồng/người/năm, tăng 0,25% so năm 2010.

- Tỷ lệ hộ nghèo: 4,06%, giảm 1,28% so năm 2010.

- Các di tích lịch sử: Trên địa bàn xã Khắc Niệm có 02 di tích lịch sử được xếp loại cấp Tỉnh là Đình và Chùa Làng Thượng. Trong đó Đình làng Thượng có

quy mơ 1.311m2, Chùa làng Thượng có quy mơ 8.087m2.

- Lĩnh vực giáo dục, Y tế, Văn hóa xã hội:

Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo: Xác định sự nghiệp là giáo dục quốc sách hàng đầu, Đảng ủy – HĐND – UBND phường thường xuyên quan tâm, tao mọi điều kiện cho công tác dạy và học của 03 nhà trường (THCS, Tiểu học và Mầm non). Trường THCS với 24 phòng học, trường tiểu học với 28 phòng học và

trường mầm non với 12 phòng học. Trờng THCS với 24 phòng học, trường Tiểu học với 28 phòng học và trường Mầm non với 12 phịng học. Đến nay cả 3 trường đã được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia mức 1, Trường Tiểu học đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn mức 2.

- Về cơng tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em:

Trạm y tế xã đã được công nhận chuẩn quốc gia năm 2005 với 17 giường bệnh, được trang bị thiết bị đảm bảo yêu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Hàng năm trạm y tế xã tiếp nhận khám và điều trị cho trên 8000 lượt người.

Hoạt động tốt các chương trình y tế quốc gia về phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, an tồn vệ sinh thực phẩm, phịng chống bệnh xã hội, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, hiện đã cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi đạt 100%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,43%.

- Cơng tác Văn hóa, văn nghệ, TDTT:

Có 01 nhà văn hóa xã, 07 nhà văn hố thơn trong đó 06 nhà văn hố thơn đã được xây dựng hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng 01 nhà văn hố đã khởi cơng sẽ hồn thành trong năm 2012; đảm bảo vừa là nơi hội họp vừa là nơi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, TDTT của nhân dân.

- Công tác xây dựng nếp sống văn hóa: Phong trào “Tồn dân đồn

kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ” được tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả. Tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết HĐND tỉnh năm 2011 về xây dựng nếp sống văn minh. Năm 2011 có 04 làng được cơng nhận làng văn hoá giai đoạn (2009 - 2011); 02 làng được ghi nhận đạt làng văn hóa, 2.275 hộ = 91% đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

- Thực hiện chính sách xã hội:

Thực hiện các chế độ đãi ngộ với các đối tượng chính sách đúng với quy định của Nhà nước thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo công tác chuyên môn thực hiện công tác chi trả lương cho các đối tượng theo đúng quy định.

Tạo mọi điều kiện để số hộ nghèo được vay vốn phát triển kinh tế, UBND xã đã giao cho các đồn thể nhân dân đứng gia tín chấp với ngân hàng cho 811 hộ gia đình vay số tiền 12 tỷ 382 triệu đồng, từ đó giúp cho các hộ gia đình có nguồn vốn sản xuất kinh doanh từng bước thoát nghèo, năm 2011 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 4,06%, so với năm 2010 giảm 1,28% .

Giải quyết việc làm cho trên 300 lao động với mức lương thu nhập bình quân đầu người đạt trên 36 triệu đồng/người/năm.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu nghiên cứu

Là một phường có tốc độ đơ thị hóa tương đối nhanh trong Tỉnh Bắc Ninh, Khắc Niệm đã đang hồn thành các khu cơng nghiệp tập trung, Đặc biệt với vị trí nằm sát quốc lộ 1A (đường cao tốc). Các hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế của phường. Khắc Niệm là một phường có nhiều các khu cơng nghiệp, nhà máy, cơng ty, xí nghiệp… cả trong nước lẫn liên doanh đầu tư vào sản xuất vì vậy Khắc Niệm được chọn là điểm nghiên cứu.

Ngoài khảo sát trong toàn phường, tôi dựa vào các chỉ tiêu để đánh giá và chọn được ra 4 khu trong phường để đại diện nghiên cứu (Khu Sơn, khu Ba Huyện, Khu Tiền và Khu Khu Thượng). Như ta đã biết đơ thị hóa ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân tại các vùng nông thôn nhưng để thấy rõ nhất ảnh hưởng của ĐTH có lẽ ta xét về thay đổi cở sở hạ tầng, vì ĐTH sẽ tạo ra các khu cơng nghiệp mới địi hỏi hạ tầng cơ sở phải phát triển. Khi đã có KCN thì địi hỏi phải có lao động và nguồn lao động chính là người dân trong phường, người lao động có việc làm ổn định đương nhiên thu nhập của người lao động hay chính là người dân trong phường sẽ tăng lên. Ta có bảng đánh giá lựa chọn sau.

Bảng 3.1 Tiêu chí lựa chọn để điều tra

ĐVT: Điểm

Khu Cơ sở hạ tầng Có KCNTiêu chíThu nhập (BQ đầu người) Tổng

Sơn 1 3 3 7 Thượng 4 4 5 13 Ba huyện 2 1 1 4 Tiền 3 2 2 7 Đông 6 5 6 17 Đoài 7 7 7 21 Mồ 5 6 4 15

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014

Trong 4 khu này tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 nông dân để thu thập tài liệu và số liệu phục vụ cho đề tài.

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu

Tài liệu thứ cấp: Là loại tài liệu có sẵn, được thu thập qua sách báo của thành phố, của phường. Đây là số liệu chủ yếu dùng làm cho việc phân tích khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, đặc điểm địa bàn và thực trang q trình đơ thị hóa ở phường Khắc Niệm, thành Phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Tài liệu sơ cấp: là tài liệu phải thông qua khảo sát, điều tra số liệu, tài liệu này sẽ được lấy từ 60 hộ dân đại diện cho toàn Phường. Tơi sẽ dùng phiếu điều tra có các câu hỏi liên quan trực tiếp đến ảnh hưởng của đơ thị hóa đến phát triển nơng thơn.

3.2.3 Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này nhằm để phân tích số liệu cụ thể và thường kết hợp so sánh nhằm phản ánh mức độ đơ thị hóa và ảnh hưởng của đơ thị hóa đến phát triển nơng thơn.

Phương pháp phân tích kinh tế: Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu, sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình qn, tốc độ phát triển… Để tính tốn các chỉ tiêu liên quan đến tài liệu.

3.2.4 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có thể kết luận chính xác. Ở đây tơi sẽ hỏi trực tiếp lãnh đạo phường ví dụ như: Phó chủ tịch phường, bên địa chính phường, trưởng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển nông thôn tại phường khắc niệm, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w