Tìnhhình thực tiễn đơ thị hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển nông thôn tại phường khắc niệm, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 41)

2.1 .3Khái quát về nông thôn Việt Nam

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

2.2.2 Tìnhhình thực tiễn đơ thị hóa ở Việt Nam

Lịch sử phát triển đơ thị hóa ở Việt Nam có thể khái qt thành 3 thời kỳ: Thời kỳ trước năm 1954, thời kỳ 1954 – 1975, thời kỳ từ năm 1975 đến nay.

- Thời kỳ trước năm 1945

Sự phát triển đô thị trong thời kỳ này mang đặc trưng của chế độ phong kiến, thuộc địa. Đô thị nhỏ về quy mô, thấp kém về cơ sở hạ tầng.

Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các đô thị thường là các trung tâm hành chính thương mại được hình thành trên cơ sở những thành lũy, lâu đâì của vua chúa. Lúc này các đơ thị có vai trị địa lý quan trọng đối với

kinh tế - xã hội, nó bị chi phối bởi nền nơng nghiệp tự nhiên và tự cũng tự cấp, những nhân tố thúc đẩy hàng hóa và giao lưu bn bán cịn rất thấp. Điều này có ảnh hưởng tới sự phát triển đơ thị.

Khi pháp xâm lược nước ta, để phục vụ cho mục đích khai thác, chúng đã xây dựng lên những điểm giao thông quan trọng, mở mang và củng cố các đô thị cũ, xây dựng thành phố mới. Các đô thị Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là các trung tâm hành chính, nơi đồn trú của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến. Công nghiệp đã phát triển nhưng cịn yếu ở các đơ thị. Do vậy, nó đã khơng làm thay đổi tính chất nơng nghiệp thuần túy ở Việt Nam. Chính từ sự đầu tư cơ sở hạ tầng đã dẫn đến nhiều thành phố được mở rộng. Năm 1872, Hải Phòng là một làng chài, đến năm 1933 đã trở thành thành phố cảng sầm uất.[13]

- Thời kỳ 1954 – 1975

Hệ thống đơ thị ở Việt Nam được hình thành, tốc độ phát triển tuy chưa cao song đã đóng góp lớn vào sự nghiệp kinh tế - xã hội.

Miền Bắc, sau 10 năm đầu của giai đoạn khơi phục kinh tế, q trình đơ thị hóa được tăng cường, mạng lưới các thành phố được hình thành đã ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của xã hội. Trong giai đoạn 1965 – 1975, chiến tranh diễn ra ở cả 2 miền, miền bắc phải tạm thời chuyển các cơng trình quan trọng và một phần dân cư về nông thôn để tránh sự tàn phá của chiến tranh.

Miền Nam, do chính sách đàn áp khủng bố của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở nơng thơn lên có tình trạng di dời dân cư từ nông thôn ra thành thị, làm cho dân số thành thị tăng vọt.

- Thời kỳ từ 1975 đến nay

Trong giai đoạn 1975 – 1990 đơ thị ở nước ta hầu như khơng có biến động, điều đó phản ánh nền kinh tế cịn trì trệ.

Sau năm 1990, cũng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế - xã hội, mạng lưới đô thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển. Về số lượng đô thị, năm 1990 cả nước mới có 500 đơ thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 đô thị các loại và đến năm 2003 đã có 656 đơ thị các loại.[3],[2]

- Thực trạng đơ thị hóa ở Việt Nam

Q trình đơ thị hóa ở Việt Nam tuy diễn ra khá sớm, ngay từ thời trung đại với sự hình thành một số đơ thị phong kiến, song do nhiều ngun nhân, q trình đó diễn ra chập chạm, mức độ phát triển dân cư thành thị thấp.

Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới cuối thế kỷ 20, q trình đơ thị hóa ở Việt Nam diễn ra hết sức nhanh chóng, nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Biểu đồ 2.1 Thống kê tổng số đơ thị giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2009

ĐVT: Đô thị

Nguồn: [3],[2]

- Q trình đơ thị hóa tại Hà Nội

Việt Nam là một nước có tỷ lệ đơ thị hóa thấp, kể cả so với các nước trong khu vực Đơng Nam Á có mức thu nhập trung bình. Tuy vậy, trong hơn 20 năm tiến hành cơng cuộc đổi mới, q trình đơ thị hố ở Việt Nam diễn ra có phần nhanh hơn, nhất là trong 10 năm trở lại đây. Năm 1990, tỷ lệ đơ thị hố mới đạt vào khoảng 17-18%, đến năm 2000 con số này đã là 23,6% và hiện nay đạt 28%. Dự báo, năm 2020, tỷ lệ đơ thị hố của Việt Nam sẽ đạt khoảng

45%. Trong xu thế đó, Hà Nội là một trong hai thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) có mức và tốc độ đơ thị hóa đạt cao nhất. Ước tính đến năm 2010, Tỷ lệ đơ thị hóa đạt ở Hà Nội là 30 - 32% và nhảy vọt thành 55 - 65% vào năm 2020. Q trình đơ thị hóa của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan tỏa mạnh (đơ thị hóa theo chiều rộng). Những địa chỉ hấp dẫn đã và đang tạo nên tốc độ đơ thị hóa nhanh nhất. Các điểm dân cư ven đơ, những khu vực có khả năng tạo động lực phát triển đơ thị, những quỹ đất thuận lợi để tạo thị đã liên tục được khốc lên mình những chiếc áo đơ thị ngày một rộng hơn. Diện tích đất tự nhiên của Hà Nội hiện nay đã lên tới trên 300 nghìn ha (tăng lên gấp 3,6 lần so với trước). Dân số Hà Nội gia tăng lên với tốc độ cao: năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên được 2,67 triệu thì đến năm 2009 đã đạt tới con số 6,5 triệu dân. Trong vòng 10 năm, dân số Hà Nội đã tăng lên khoảng 4 triệu người. Như thế, có thể kết luận rằng: trong khi mức độ và tốc độ đơ thị hóa trên phạm vi tồn quốc ở Việt Nam chậm hơn so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực, thì Hà Nội, đã có tốc độ đơ thị hóa nhanh hơn nếu so sánh với chính bản thân thành phố qua các thời điểm, nó đã đạt được tương đương với tỷ lệ đơ thị hóa ở các thành phố của các nước phát triển trong khu vực Châu Á và đang phấn đấu gia nhập hàng ngũ các thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người của thế giới. Tuy nhiên việc đơ thị hóa nhanh diễn ra trong thời gian ngắn cần phải được đánh giá khách quan những mặt được và khơng được, nhất là dưới góc độ tính bền vững của nó.[16]

- Q trình đơ thị hóa tại TP Hồ Chí Minh

Trước năm 1990, cả đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội, 15 năm (1975 – 1990) phải chống chiến tranh biên giới phía Bắc, Tây Nam, đối phó với lệnh cấm vận vơ lý của các thế lực, kể cả những sai lầm của chúng ta gây ra trong chính sách kinh tế đã làm cho đất nước kiệt quệ. TP.HCM ở ngay cửa ngõ vựa lúa lớn nhất cả nước, vậy mà hàng năm phải nhập khẩu 800.000

tấn lương thực cứu đói. Đây là thời kỳ mà các nhà đô thị học gọi là “phát triển âm” của các đô thị Việt Nam.

Từ sau năm 1986, công cuộc đổi mới đã thổi một luồng sinh khí mạnh mẽ vào các đơ thị Việt Nam, tuy nhiên, sự đổi mới chỉ diễn ra mạnh mẽ ở TP.HCM từ sau năm 1990.[15]

Thay đổi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, không gian đô thị

Đây là sự thay đổi ngoạn mục nhất. Cho đến nay về cơ bản thành phố đã hoàn thành việc nâng cấp, chỉnh trang các quận nội thành. Ở khu vực trung tâm của thành phố có một sự thay đổi đến chóng mặt, hơn 100 tồ cao ốc từ 30 tầng trở lên được nén chặt trong một diện tích chỉ có 930ha. Các khu nhà ổ chuột ở TP.HCM như nhà ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hố – Lị Gốm dần nhường chỗ cho những khu nhà cao tầng, khu tái định cư khang trang hơn.

TP.HCM đang mở rộng ra bên ngồi khơng chỉ về khơng gian, mà cịn về quản lý đơ thị và liên kết phát triển để hình thành vùng đơ thị lớn của cả nước, cũng là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố này trở thành một trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước và là nơi đóng góp nhiều nhất (47%) cho GDP của cả nước, cũng như cho ngân sách quốc gia.[15]

Thay đổi văn minh đô thị và lối sống công nghiệp

Thước đo sự phát triển của một thành phố khơng phải chỉ bó hẹp trong nhà cao tầng, đường cao tốc, cầu vượt, mà còn được phản ánh trong đời sống và lối sống của thị dân. Sau 20 năm đổi mới, chính cơng nghiệp hố đã làm thay đổi trong nhịp độ sống. Mọi người có tốc độ di chuyển nhanh, cường độ làm việc mạnh mẽ và một nhịp sống khẩn trương. Điều này không chỉ diễn ra trong hành động, mà cịn trong tư duy. Người dân đơ thị đã làm quen với một nhà nước pháp quyền biết thượng tôn pháp luật, biết tôn trọng các quy tắc sống đơ thị, nhờ đó mà thành phố có ngăn nắp, trật tự kỷ cương, trong con mắt của bạn bè quốc tế.

Thế hệ trẻ là lớp người rất năng động, biết kiếm tiền, ăn mặc thời trang, sử dụng máy tính và ngoại ngữ thành thạo. Nhiều cách sống mới của đô thị quốc tế được người Sài Gịn tiếp nhận nhanh chóng, hình thành nên các thói quen mới như: sống ở chung cư, mua sắm trong siêu thị, sử dụng thẻ tín dụng, tiếp nhận thông tin qua mạng... Vào buổi tối, các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học đông nghẹt người học; thứ bảy, chủ nhật mọi người toả về các nhà nghỉ, các resort, bãi biển, các khu vui chơi ở ngoại thành… để tận hưởng thời gian nhàn rỗi sau một tuần làm việc cật lực. Đó chính là những nét sống mới của lối sống đô thị văn minh.[15]

Thay đổi văn hóa

Một trong số các lo lắng của các quốc gia khi tiến hành đô thị hố, cơng nghiệp hố nhanh là sự suy giảm các giá trị văn hoá bản địa. Có thể nói sau hơn 20 năm đơ thị hố, những giá trị văn hố truyền thống cơ bản của chúng ta vẫn giữ gìn được, mặc dù có khơng ít những nét văn hố truyền thống đã bị mai một ít nhiều. Ở TP.HCM là nơi có sự đa dạng văn hố – xã hội cao nhất. Mọi cư dân ở đây là từ các vùng miền khác nhau của đất nước, kể cả những người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống ngày một đông hơn. Họ mang đến đây rất nhiều sự khác biệt về tôn giáo, dân tộc, phong tục tập quán, văn hoá, lối sống, tuy nhiên, những khác biệt này đều được mọi người tự nguyện tôn trọng và cùng nhau tồn tại một cách thân thiện, mà khơng có bất cứ sự can thiệp nào của luật pháp.

Một số kiểu sống phương Tây đã xuất hiện ở các thành phố lớn như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống vô cảm, nhưng mới chỉ hạn chế trong một số người, nhất là nhóm trẻ và gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ văn hoá truyền thống. Những giá trị truyền thống như: liên kết cộng đồng, kính trọng người già, đề cao gia đình… tuy có bị thách thức ở các đơ thị, nhưng vẫn là những giá trị mà mọi người Việt Nam hướng đến. Những đợt quyên góp cho đồng bào bị thiên tai, cho quỹ xố đói giảm nghèo… là những minh

chứng hùng hồn cho sức sống mạnh mẽ của các giá trị văn hố truyền thống ở đơ thị lớn. [15]

Tóm lại nước ta có mạng lưới đơ thị rải tương đối đều khắp cả nước. mạng lưới đô thị này được liên kết bằng hệ thống giao thông vận tải và thơng tin liên lạc, đang góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của các vùng lãnh thổ, là các trung tâm phát triển của các Tỉnh, Huyện, Vùng và cả nước. Tuy nhiên nước ta đang ở trình độ đơ thị hóa thấp so với khu vực, q trình đơ thị hóa diễn ra khá phức tạp khơng đồng đều giữa các vùng lãnh thổ đồng thời nó cũng để lại nhiều mặt xấu về kinh tế - xã hội. Vì vậy đơ thị hóa phải thúc đẩy mạnh sự phát triển của vùng nông thôn, giảm bớt sựu cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Sự gia tăng dân số và lao động ở các thành phố, đặc biệt là ở các thành phố lớn, cần phải cân đối sự phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển nông thôn tại phường khắc niệm, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w