Đối với thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về thuế thực ti n thực hiện tại công ty TNHH thƣơng mại và chế biến thực phẩm xanh TH (Trang 27 - 28)

2 .1Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng

2.2 Thực trạng các quy định quy phạm pháp luật điều chỉnh chính sách thuế

2.2.2 Đối với thuế thu nhập cá nhân

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 26-11-2014 và có hiệu lực thi hành từ 1-1-2015, theo quy định của luật này thì kể từ 1/1/2015, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm (tương đương với 8,33 triệu đồng/tháng) trở lên phải đóng thuế TNCN. Và quy định này khơng nhận được sự đồng thuận của một bộ phận cá nhân đang tham gia kinh doanh. Bởi vì theo Luật thuế TNCN, cá nhân kinh doanh chỉ phải nộp thuế TNCN đối với phần thu nhập còn lại được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế 9 triệu đồng/tháng và giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng. Với chính sách này, trong số hơn 3 triệu hộ kinh doanh hiện chỉ có khoảng 200.000 người phải nộp thuế TNCN. Nhưng với chính sách mới, kể từ 1/1/2015, dù có kinh doanh thua lỗ, thậm chí chi phí bỏ ra để kinh doanh như chi trả tiền thuê nhà, điện, nước, điện thoại, tiền lương nhân cơng... lớn hơn cả doanh thu, thì mỗi năm cá nhân kinh doanh đều phải nộp thuế TNCN tối thiểu là 500.000 đồng; 1 triệu đồng; 1,5 triệu đồng; 2 triệu đồng hoặc 5 triệu đồng tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh. Và chính sách này rõ ràng là bất hợp lý vì quay lại chính sách thuế doanh thu đã bị bãi bỏ từ năm 1995 do quá lạc hậu. Ngồi ra, chính sách thuế mới khơng khuyến khích cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất - kinh doanh; tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người nộp thuế TNCN do cá nhân kinh doanh không được giảm trừ gia cảnh như đối với cá nhân có thu nhập thường xun từ tiền lương, tiền cơng...

Thêm vào đó, vịng luẩn quẩn khiến nước ta thường xuyên phải sửa luật đó là quy định các căn cứ, định mức chịu thuế quá cứng, không thể điều chỉnh tự động theo nền kinh tế và đời sống xã hội, thay vì quy định dựa theo chỉ số giá tiêu dùng CPI hoặc mức lương tối thiểu, thì chúng ta vẫn xác định một con số cụ thể. Giải thích rằng nhiều nước quy định như vậy, nhưng chúng ta lại khơng xét đến hồn cảnh thực tế của Việt Nam. Vấn đề này nhiều chuyên gia kinh tế đã có ý kiến, đã khuyến nghị các nhà soạn thảo và làm luật sử dụng, nhưng dường như chưa được xem xét thỏa đáng. Giải pháp khoa học và tiện lợi nhất là quy định theo mức lương tối thiểu đây là việc dễ thực hiện, phù hợp nhất với giá trị của thu nhập đối với đời sống của người nộp thuế, và chúng ta cũng đang hướng tới thống nhất về một mức lương tối thiểu chung cho cả khu vực nhà nước và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về thuế thực ti n thực hiện tại công ty TNHH thƣơng mại và chế biến thực phẩm xanh TH (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)