2 .1Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng
2.2 Thực trạng các quy định quy phạm pháp luật điều chỉnh chính sách thuế
2.2.3 Đối với thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật thuế của nước ta. Vì đây là loại thuế có đối tượng chịu thuế rất rộng, bao quát hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, lưu thơng và tiêu dùng phổ biến trong xã hội nên những quy định luật pháp liên quan đến loại thuế này, khi sửa đổi, bao giờ cũng thu hút sự chú ý lớn. Những quy định mới nhất của pháp luật thuế giá trị gia tăng đã đáp ứng được tương đối những yêu cầu sửa đổi mà thực tiễn đặt ra.
Tuy nhiên, để thực hiện đúng yêu cầu sửa đổi, cải cách thuế, đáp ứng những mục tiêu cho giai đoạn 2016 – 2020, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp để tăng hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, cịn có một số vấn đề mà các quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện hành chưa rõ, chưa phù hợp với thực tiễn cụ thể:
Thứ nhất, bất cập trong quy định về dịch vụ xuất khẩu. Quy định tại khoản 1,
điều 8, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng năm 2013 và trong văn bản mới Luật thuế số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế được quốc hội khóa XIII thơng qua ngày 26/11/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 ra đời sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một loạt chính sách thuế chỉ định nghĩa “hàng hóa, dịch xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngồi Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ”. Như vậy, những khái niệm như “ngoài Việt Nam”, “khách hàng nước ngoài”chưa được làm rõ. Nếu “khách hàng nước ngoài” đang làm ăn, sinh sống, phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì có được coi là đối tượng mà hoạt động xuất khẩu hướng đến không? Rõ ràng, điểm đến của dịch vụ và tính chất của đối tượng tiếp nhận là những điểm rất cần xác định cụ thể, nhưng các quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện hành chưa làm rõ. Điều này gây ra sự giải thích khơng thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật thuế và gây ra sự khó khăn trong việc tuân thủ đúng pháp luật của người có nghĩa vụ liên quan đến loại thuế này.
Thứ hai, Luật hiện nay chưa quy định hợp lý về nhóm hàng xuất khẩu bị trả về.
Trường hợp doanh nghiệp chủ động nhập hàng về để tránh rủi ro về thanh toán, về các lỗi kỹ thuật được phát hiện sau khi đã xuất hàng đi thì có thể thấy, bản chất chính là hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhưng vì hiện nay chưa được xếp chính thức vào nhóm hàng này nên thiệt hại đối với loại hình doanh nghiệp này là rất lớn, vì chi phí vận chuyển hàng 2 chiều, tiền đọng vốn, cộng thêm với thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp ngay khi về tới Việt Nam, nếu không tái xuất lại được thì rõ ràng, thiệt hại là khó tính tốn được.
Thứ ba, trong cơ cấu các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, số lượng
các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ tương đối lớn. Những doanh nghiệp kiểu này chịu ảnh hưởng rất lớn của biến động thị trường, tỷ giá, lãi suất, đặc biệt là các quy định pháp luật. Pháp luật thuế giá trị gia tăng có vai trị quan trọng hàng đầu trong hệ thống pháp luật thuế, có tỷ lệ thu lớn trong cơ cấu của ngành thuế, vì tầm “phủ sóng” rất rộng, bao qt hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng, sử dụng, lưu thơng phổ biến trong đời sống, nên có vai trị khơng nhỏ trong việc kích thích hoặc hạn chế tiêu dùng. Rõ ràng, thuế suất cao thì đẩy giá hàng tăng lên, hạn chế khả năng tiêu dùng. Dường như, mức thuế suất 10% hiện nay vẫn là khá cao.