2 .1Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng
2.2 Thực trạng các quy định quy phạm pháp luật điều chỉnh chính sách thuế
2.2.4 Các hạn chế chung của pháp luật thuế
Quy định về các thủ tục hành chính thuế cịn nhiều vướng mặc và bất cập. Cụ thể, chưa quy định chặt chẽ cơng tác giám sát quản lý chính nhân viên thuế trong việc thực hiện công việc tiếp dân, giải quyết công việc thuế của nhân dân. Cụ thể, người thu thuế là người có quyền, doanh nghiệp phải đi nộp thuế, phải chờ đợi phải thực hiện hàng loạt các thủ tục rắc rối rườm rà trong một thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp. Trong khi đó, khơng có bất cứ quy định nào về việc cán bộ thuế phải có bộ quy tắc ứng xử, làm việc chuyên nghiệp, quy chế xử phạt với việc chậm trễ thời gian thực hiện thủ tục thuế.
2.3Thực trạng thực hiện pháp luật về thuế tại công ty TNHH thực phẩm xanh TH.
Ở nước ta, 70% doanh nghiệp trong hiệp hội là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khơng có chun viên lo thủ tục thuế. Kế tốn khơng phải bộ phận chun sâu lo thủ tục thuế, giám đốc công ty phải trực tiếp bắt tay vào giải quyết. Nhưng khi đã đến cơ quan thuế lại phải ngồi chờ, chen lấn, xô đẩy. Nộp thuế là cơ chế đi “xin”. Nhất là vào dịp cuối năm các doanh nghiệp đến làm thủ tục nộp tờ khai xin được áp dụng phương pháp nộp thuế, tính thuế. Vì sao doanh nghiệp nào cũng sợ thuế? Vì thủ tục thuế quá rắc rối. Vì cán bộ thuế chưa thật sự liêm chính. Hai yếu tố ấy ngốn biết bao thời gian và tiền của của doanh nghiệp. Báo cáo Môi trường kinh doanh 2014 do Ngân hàng Thế giới vừa công bố cho biết trong 189 quốc gia được đánh giá thì Việt Nam xếp thứ 149. Tại Việt Nam, trong một năm, doanh nghiệp phải mất tới 872 giờ để nộp thuế; đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì mất tới 1/3 số ngày làm việc chỉ để thực hiện việc kê khai và nộp thuế. Tổng thuế suất phải nộp hằng năm, trung bình chiếm tới 35% lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khối ASEAN, Việt Nam xếp cuối bảng về chỉ số nộp thuế, trong đó thời gian nộp thuế nhiều gấp 4 lần mức trung bình của các nước châu Á - Thái Bình Dương (208 giờ), riêng so với Singapore thì lâu hơn 10 lần (82 giờ). Mất 872 giờ mỗi năm để nộp thuế như vậy đã là tiến bộ lắm rồi. Vài năm trước, con số này là 1.050 giờ!
Ngành thuế cho rằng do nền kinh tế nước ta cịn nặng về thanh tốn tiền mặt, các doanh nghiệp không thông thuộc sử dụng chữ ký số kê khai nộp thuế qua mạng nên mất nhiều thời gian. Tuy nhiên , hiện nay các doanh nghiệp đã và đang tiến tới sử dụng chữ ký số giúp giảm tải thời gian khai nộp thuế, việc mua chữ ký số và sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng từ cơng ty phầm mềm chữ ký số giúp doanh nghiệp kê khai và nộp thuế chủ động, dễ dàng hơn. Nhưng việc thành lập doanh nghiệp và kê khai hồ sơ thuế cũng như nhiều thủ tục liên quan như đăng ký mã số thuế cá nhân cho nhân viên gặp nhiều trùng lặp, hồ sơ xin đặt in tự in hóa đơn cịn có thời gian sử lý dài. Nhiều thủ tục chưa được cán bộ thuế nhận thông qua website, nhiều tờ khai thuế đoanh nghiệp vừa phải nộp thông qua mạng điện tử vừa phải đem lên cục thuế mới được chấp nhận. Thêm vào đó, một lý do khác khơng thể né tránh đề cập, đó là cịn nhiều cán bộ thuế và hải quan thiếu trong sạch, cố tình “dìm” doanh nghiệp để vòi vĩnh, thu lợi cá nhân. Thực trạng ấy đã được kiểm chứng qua tố giác của doanh nghiệp tại các buổi đối thoại công khai với lãnh đạo ngành thuế, hải quan - 2 ngành có sự liên quan mật thiết. Chưa hết, ở nhiều tỉnh - thành liên tục xảy ra các vụ cán bộ thuế và hải quan bị bắt quả tang, bị xử lý hình sự vì nhận tiền hối lộ, hầu hết đều chủ động “gợi ý” doanh nghiệp. Việc nhiều cán bộ ngành thuế chưa nắm hết quy định gây ra việc hướng dẫn sai cho donah nghiệp. Khi lên cục thuế với cùng một loại hồ sơ thủ tục mỗi cán bộ thuế lại có một hướng dẫn khác nhau khơng đồng nhất làm mất thời gian của người nộp thuế. Đây là những điển hình nói chung của việc thực hiện chính sách thuế tại các doanh nghiệp.
Thuế giá trị gia tăng đánh vào tất cả các khâu của q trình sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ cho đến giai đoạn tiêu dùng. Doanh nghiệp thay người tiêu dùng nộp thuế giá trị gia tăng. Người tiêu dùng được tách khỏi quá trình kê khai nộp thuế. Doanh nghiệp vì thế đứng ở vị trí trung gian giữa người tiêu dùng và cơ quan thuế. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành thu thuế, cơ quan quản lý thuế thường có xu hướng lạm quyền vì mục tiêu tăng thu ngân sách, cịn doanh nghiệp ln muốn trốn tránh nghĩa vụ thuế để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Vậy để nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp và hạn chế tranh chấp về thuế giá trị gia tăng, vấn đề bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trong pháp luật thuế giá trị gia tăng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Riêng tại công ty TNHH thực phẩm xanh TH việc thi hành luật thuế đã từng gặp một bất cập về thuế GTGT. Hàng XK của doanh nghiệp bị trả về thực chất thuộc đối tượng hàng tạm nhập
tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập. Do đó, để thuận tiện và phù hợp với thực tế, thống nhất cách thực thi của cơ quan Hải quan và doanh nghiệp thì cần đưa hàng thủy sản XK của doanh nghiệp bị trả về vào đối tượng khơng chịu thuế GTGT. Vì hàng thủy
sản bị trả về có nhiều nguyên nhân như: doanh nghiệp XK chủ động kéo hàng về tránh rủi ro trong thanh toán, lỗi kỹ thuật, bao gói… nhưng doanh nghiệp đã vừa phải chịu nhiều tổn thất về chi phí vận chuyển 2 chiều, tiền tồn đọng vốn, hàng khơng tái xuất được thì doanh nghiệp càng thiệt hại nặng hơn. Lại thêm quy định tại Điều 41 và Điều 55 của Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính thì hàng trả về khi về tới Việt Nam đã phải đóng ngay thuế NK và thuế GTGT hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng cho 2 loại thuế này. Do đó, cơng ty TNHH thực phẩm xanh TH thủy sản phải đóng thêm khoản thuế GTGT cho những lơ hàng này thì khó khăn về vốn càng nặng nề hơn.
Hiện nay khơng ít các hành vi vi phạm về lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đã được nhận diện, như: giả mẫu hóa đơn tự in của đơn vị khác; in hoặc sử dụng hóa đơn tài chính giả; bán hoặc mua bán hóa đơn khống chỉ để sử dụng; ghi hóa đơn có nội dung liên 1 khác liên 2 để trốn thuế; ghi gian lận nội dung kinh tế khi lập hóa đon, thơng đồng với một số đơn vị lập hóa đơn có giá trị cao hơn thực tế để thanh tốn quyết tốn tài chính và hạch tồn khống chi phí trong doanh nghiệp làm giảm tối thiểu mức thấp nhất nghĩa vụ nộp thuế TNDN; thành lập doanh nghiệp, mua bán háo đơn nhưng không kinh doanh, sử dụng hóa đơn và múc đích bất hợp pháp…
Mơi trường quản lý thuế chưa tạo điều kiện cho công tác quản lý thu. Đối với cơ quan thuế: năng lực, trình độ quản lý thuế cịn những điểm chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học. Đối với người nộp thuế: tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế còn diễn ra, làm thất thu nguồn ngân sách nhà nước, khơng đảm bảo tính cơng bằng xã hội. Một số hộ gia đình cá nhân kinh doanh cố ý, tìm mọi cách gian lận các khoản thuế phải nộp. Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức liên quan: chưa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. Các cơ quan thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, có hiệu quả… Mối quan hệ giữa thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân cịn bất hợp lý.Chưa có quy định rõ mối quan hệ giữa thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân với người có thu nhập cao, vì trên thực tế có hiện tượng một cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương và các khoản thu nhập khác bị điều chỉnh bởi hai luật thuế.
Ở một số công ty khác cũng gặp phải những vướng mắc về chính sách thuế. Về nộp thuế TNCN để quản lý chặt chẽ người nộp thuế, yêu cầu đặt ra là phải cấp mã số thuế cá nhân cho mọi cơng dân. Việc người nộp thuế chưa có mã số thuế sẽ gây thiệt hại cho chính người nộp thuế vì phải nộp thuế TNCN với tỷ lệ trích cao hơn. Đặc biệt, việc các cá nhân phụ thuộc khơng có mã số thuế dẫn đến khe hở và khó kiểm sốt chính xác vấn đề giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, từ đó, gây thất thu thuế TNCN. Việc kê khai giảm trừ gia cảnh chủ yếu là dựa vào ý thức của đối tượng nộp
thuế. Điều này đã tạo ra khe hở trong việc kê khai số người phụ thuộc. Ví dụ, cùng một ơng bố hay bà mẹ, nhưng sẽ được tính trùng thành 2 bởi cả 2 người con ở 2 địa phương khác nhau đều cùng kê khai và chính quyền địa phương sở tại đều xác nhận. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều địa phương khi nhận được một số đơn đề nghị xác nhận đối tượng cư trú có trách nhiệm ni dưỡng người phụ thuộc ở địa phương khác (ông, bà, cháu… ở quê), họ không thể nào xác định được mối quan hệ của người phụ thuộc đang sống ở tỉnh khác và người dân đang cư trú trên địa bàn, càng khơng thể nào biết được có đúng là người dân đang cư trú trên địa bàn có trách nhiệm ni dưỡng người đang sống ở tỉnh khác hay khơng, dẫn tới tình trạng nơi thì chứng nhận hết một cách quá dễ dàng, nơi thì từ chối chứng nhận gây khó khăn cho người dân. Và cũng theo phản ánh của người dân thì một trong những khó khăn mà họ gặp phải là xin hồ sơ để xác định đối tượng phụ thuộc khơng có thu nhập. Thơng qua việc cấp mã số thuế cá nhân, cơ sở dữ liệu người nộp thuế được xây dựng là tiền đề quan trọng của việc quản lý kê khai nộp thuế và quyết tốn thuế TNCN. Đối với thu nhập từ tiền cơng tiền lương, thực hiện kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập, theo đó, mức thuế TNCN được khấu trừ tại nguồn theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần đối với các khoản chi trả cho cá nhân thuộc sự quản lý của cơ quan chi trả thu nhập cho những cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và khấu trừ 10% thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 03 tháng nếu số tiền mỗi lần chi trả từ 500.000 đồng trở lên. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm thu và chuyển số thuế thu được vào Kho bạc Nhà nước. Hiện nay Cục thuế Hà Nội đã ứng dụng phần mềm hỗ trợ kê khai theo mã vạch 2 chiều, kê khai qua mạng Internet, chương trình này đã được triển khai đến tất cả các Chi cục Thuế cho phép tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.