Đối tượng cuối cùng trong nhóm các loại tài sản theo quy định của
Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 là quyền tài sản. Điều 181 Bộ luật Dân sự
2005 định nghĩa chi tiết hơn về quyền tài sản: "Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ" [19].
Khác với các loại tài sản khác, quyền tài sản khơng có thuộc tính vật chất nghĩa là chúng vơ hình về mặt hình thức. Theo pháp luật một số nước thì quyền tài sản là một loại quyền chủ thể. Quyền chủ thể được hiểu là "việc hạn chế quyền tự do của những người khác theo quy định của pháp luật vì lợi ích
của chủ thể quan hệ pháp luật trong việc thực hiện các quyền được thừa nhận trong một lĩnh vực nào đó" [10]. Quyền chủ thể gồm có hai loại: quyền tài sản và quyền nhân thân. Để xác định là quyền tài sản hay quyền nhân thân người ta căn cứ vào thuộc tính giá trị tức là việc có thể định giá được thành tiền quyền đó hay khơng. Quyền tài sản là quyền định giá được thành tiền, vì vậy có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Cá biệt có một số quyền mặc dù có tính chất tài sản nhưng gắn liền với nhân thân nên không thể được chuyển giao trong giao lưu dân sự, điển hình là quyền cấp dưỡng.
Pháp luật dân sự Việt Nam nhìn nhận quyền tài sản là một loại tài sản độc lập với vật, tiền và giấy tờ có giá. Quyền tài sản khác với các loại tài sản khác ở tính vơ hình về mặt hình thức nghĩa là nó khơng thể được nhìn thấy, được cầm nắm, hay được cảm nhận thông qua các giác quan của con người. Quyền tài sản có thể được thiết lập trên một vật hữu hình gọi là quyền đối vật (quyền sở hữu, quyền cầm cố, quyền thế chấp…) hoặc được thiết lập để chống lại một người khác gọi là quyền đối nhân (quyền đòi nợ, quyền yêu cầu người
khác phải làm một việc hoặc khơng được làm một việc). Ngồi ra, Điều 181
Bộ luật Dân sự cũng đề cập "quyền tài sản bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ". Quyền sở hữu trí tuệ khơng phải là quyền đối vật, cũng khơng có tính chất của quyền đối nhân. Nó là một loại quyền đặc biệt tồn tại theo quy định của pháp luật mà theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Điện thì đây là một quyền có tính vơ hình tuyệt đối.
Quyền tài sản là có tính chất vơ hình. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhận dạng một quyền tài sản khi nó vơ hình? Quan điểm được thừa nhận chung là nhận dạng tài sản vơ hình phải thơng qua một chứng cứ hữu hình. Chứng cứ hữu hình có thể là một văn bản mơ tả về tài sản vơ hình đó, hoặc xác nhận từ phía cơ quan Nhà nước về việc tồn tại của tài sản vơ hình dưới hình thức văn bản... Để được công nhận và bảo vệ quyền đối với kết quả hoạt động sáng tạo của mình, chủ sở hữu của phát minh, sáng chế phải đăng ký với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp bằng sáng chế. Đối với quyền sử dụng đất, biểu hiện của quyền này là giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất. Một số các quyền khác như quyền địi nợ thì được ghi nhận trong hợp đồng dân sự.
Quyền tài sản có thuộc tính chung là định giá được thành tiền và phải chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Các quyền tài sản này được gián tiếp
quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự 2005 gồm: quyền tài sản phát sinh từ
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ
hợp đồng, quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên... Mặc
dù được thể hiện dưới nhiều dạng quyền khác nhau nhưng quyền tài sản đều được hiểu là xử sự hợp pháp, là quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể mang quyền và luôn được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.