sở của bị đơn, người bị yêu cầu
* Về thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của bị đơn
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì "Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động…" [24]. Như vậy, theo quy định này thì tùy thuộc vào bị đơn là cơ quan, tổ chức hay bị đơn là cá nhân mà thẩm quyền của Tòa án được xác định khác nhau:
- Trường hợp thứ nhất, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức thì theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tịa án nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại và lao động. Nơi có trụ sở của pháp nhân được xác định theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, nơi có trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân.
Ví dụ: Tịa án nhân dân quận Hai Bà Trưng thụ lý vụ án kinh doanh thương mại, giữa: nguyên đơn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Tín Nghĩa, trụ sở ở Đồng Nai có ký hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng cho Cơng ty cổ phần xây dựng thương mại Hồng Thành có trụ
sở tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trong quá trình thực hiện hợp đồng Cơng ty cổ phần xây dựng thương mại Hồng Thành cịn nợ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Tín Nghĩa 800 triệu đồng đã quá hạn khơng thanh tốn. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Tín Nghĩa khởi kiện đối với Cơng ty cổ phần xây dựng thương mại Hồng Thành tại Tịa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Căn cứ vào các quy định về phân định thẩm quyền theo lãnh thổ, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã thụ lý giải quyết vụ án.
Trên thực tế, có nhiều vụ án kinh doanh thương mại trụ sở trong đăng ký kinh doanh của công ty ở một nơi và nơi hoạt động của công ty lại ở nơi khác hoặc khơng tìm thấy nơi hoạt động của cơng ty và q trình thụ lý giải quyết vụ án tại Tịa đã có nhiều vướng mắc, Tịa án nào sẽ thụ lý vụ án. Tòa án nơi cơng ty có trụ sở theo đăng ký kinh doanh hay Tịa án nơi cơng ty có văn phòng hoạt động? Trong thực tiễn các Tịa án đã gặp khó khăn và lúng túng trong việc xử lý vấn đề này. Vì vậy, Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội đã có cơng văn số 305/CV-TKT ngày 02 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn về việc thống nhất một số vấn đề về thụ lý, giải quyết vụ án kinh doanh thương mại.
Theo cơng văn hướng dẫn thì:
Khi thụ lý, phải xác định địa chỉ của bị đơn ghi trong đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp bị đơn đã chuyển đổi địa điểm của công ty đi nơi khác, nhưng chưa đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh, thì thẩm quyền vẫn phải căn cứ vào nơi có trụ sở theo đăng ký kinh doanh của bị đơn. Nếu họ đã thay đổi đăng ký kinh doanh đến địa chỉ mới, thì phải chuyển vụ án đến Tịa án nơi có địa điểm ghi trong đăng ký kinh doanh mới [43].
- Trường hợp thứ hai, nếu bị đơn là cá nhân theo quy định của Bộ luật
tố tụng dân sự thì Tịa án có thẩm quyền giải quyết là Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Có thể thấy quy định này của Bộ luật tố tụng dân sự đưa ra chưa
rõ ràng. Nếu trong trường hợp cá nhân cư trú và làm việc tại hai nơi khác nhau thì sẽ khó khăn trong việc áp dụng quy định pháp luật. Hiện nay, trong Bộ luật tố tụng dân sự không đưa ra quy định về nơi cư trú, làm việc của bị đơn, do đó, để xác định được Tịa án có thẩm quyền giải quyết phải dựa vào quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật Cư trú năm 2006, về nơi cư trú của cá nhân.
Quy định trên cần được giải thích theo hướng nếu bị đơn cư trú một nơi nhưng làm việc một nơi thì Tịa án có thẩm quyền là Tòa án nơi mà bị đơn cư trú. Trong trường hợp không thể xác định được nơi cư trú thì Tịa án bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2005 thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xun sinh sống, nếu khơng xác định được nơi thường xun sinh sống của người đó thì nơi cư trú sẽ là nơi người đó đang sinh sống. Trên thực tế hiện nay, có những trường hợp rất khó xác định nơi thường xuyên sinh sống của cá nhân do họ không sống một nơi cố định.
Theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú năm 2006 thì đã có những quy định cụ thể về nơi cư trú của cá nhân. Theo đó:
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật [25].
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, khơng có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú". Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của cơng dân là nơi người đó đang sinh sống.
Ngồi ra, pháp luật còn đưa ra quy định riêng về nơi cư trú của bị đơn trong một số trường hợp khác (quy định tại Điều 53, 54, 55 và 56 Bộ luật Dân sự). Nếu bị đơn là người chưa thành niên thì nơi cư trú là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định (Điều 53 Bộ luật Dân sự).
Nếu bị đơn là người được giám hộ thì nơi cư trú sẽ là nơi cư trú của người giám hộ. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định (Điều 54 Bộ luật Dân sự).
Nếu bị đơn là quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự thì nơi cư trú là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân. Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi họ thường xuyên sinh sống. Nếu họ khơng có nơi thường xun sinh sống thì là nơi đơn vị của những người đó đóng quân (Điều 56 Bộ luật Dân sự).
Nếu bị đơn là người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác thì nơi cư trú là nơi họ thường xuyên sinh sống. Nếu họ khơng có nơi thường xuyên sinh sống thì là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó (Điều 57 Bộ luật Dân sự).
Trên thực tế hiện nay có nhiều trường hợp khơng xác định được nơi ở và nơi làm việc của bị đơn. Do bị đơn cố tình dấu địa chỉ để trốn tránh nghĩa vụ.
Ví dụ: Tịa án nhân dân quận Hai Bà Trưng thụ lý vụ án dân sự số: 43 ngày 17 tháng 11 năm 2010 về việc việc đòi nợ, giữa nguyên đơn Ngân hàng thương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam và bị đơn là bà Trịnh Thị Anh Tuấn. Bà Tuấn ký hợp đồng tín dụng vay tiền của ngân hàng. Khi ký hợp đồng bà Tuấn đăng ký hộ khẩu thường trú và trú tại quận Hai Bà Trưng, quá trình làm ăn do thua lỗ bà Tuấn đã ly hôn và đi ở chỗ khác, khi chuyển đi ở chỗ khác bà
Tuấn khơng báo cho ngân hàng cịn hộ khẩu bà Tuấn vẫn đang ở quận Hai Bà Trưng, phía ngân hàng liên lạc nhưng bà Tuấn không hợp tác và không trả tiền cho ngân hàng nên ngân hàng đã khởi kiện bà Tuấn. Khi khởi kiện ngân hàng cung cấp cho Tòa án địa chỉ khi bà ký hợp đồng vay vốn. Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành các bước tố tụng tiếp theo đối với bà Tuấn thì được biết bà Tuấn khơng cịn sinh sống tại quận Hai Bà Trưng, hiện nay bà ở đâu và làm việc ở đâu không ai biết. Để xác định được nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn gặp rất nhiều khó khăn đối với cơ quan Tịa án. Vì hiện nay nhiều đương sự cố tình dấu địa chỉ, để trốn tránh các nghĩa vụ. Trên thực tế có rất nhiều vụ án tương tự như trên. Do đó, Tịa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 và Công văn số 109/KHXX ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Tòa án nhân dân tối cao tại điểm 8.6 quy định: Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nhưng họ khơng có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Tịa án nhằm mục đích dấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ. Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung [41], [42].
* Về thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của người bị yêu cầu
Khi cá nhân, tổ chức có u cầu Tịa án giải quyết việc dân sự, thì theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Tịa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi người bị yêu cầu cư trú, làm việc hoặc có trụ sở. Quy định này cũng tương tự như trong trường hợp giải quyết các tranh chấp dân sự, phù hợp với cơ sở khoa học của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án và tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự khi tham gia vào quá trình tố tụng. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 đã quy
định cụ thể tại Khoản 2 Điều 35 các trường hợp mà Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của người bị yêu cầu có thẩm quyền giải quyết, đó là:
- Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải
quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (điểm a Khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự). Quy định này của Bộ luật tố tụng dân sự tạo điều kiện cho Tịa án nơi đó có điều kiện xác minh tình trạng của người bị yêu cầu được thuận lợi, chính xác nhất, đồng thời tạo điều kiện cho người bị yêu cầu có thể tham gia tố tụng.
Ví dụ: Tịa án nhân dân quận Hai Bà Trưng thụ lý việc dân sự - yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự số 06 ngày 10 tháng 5 năm 2011, giữa: Người yêu cầu là bà Nguyễn Thị Toán ở quận Hai Bà Trưng và người bị yêu cầu là chị Nguyễn Thị An cư trú tại quận Hai Bà Trưng.
- Tòa án nơi người bị u cầu thơng báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có
thẩm quyền giải quyết u cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, u cầu tun bố một người mất tích hoặc là đã chết (điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự).
Ví dụ: Tịa án nhân quận Hai Bà Trưng thụ lý và giải quyết việc dân sự số 04 ngày 10 tháng 3 năm 2011 - yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, giữa: Người yêu cầu là anh Thạch Văn Sơn ở quận Hai Bà Trưng và người bị yêu cầu là ông Thạch Văn Hiển, ông Hiển đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi ở cuối cùng ở quận Hai Bà Trưng.