Quy định riêng biệt về phân định thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án đối với các vụ việc dân sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án (Trang 55 - 61)

Tòa án đối với các vụ việc dân sự

Như vậy, trên đây chúng ta đã nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tịa án cùng cấp dựa trên các tiêu chí có tính ngun tắc như Tịa án nơi có bất động sản; Tịa án nơi bị đơn, người bị yêu cầu cư trú, làm việc hoặc có trụ sở và các tiêu chí khác như theo sự thỏa thuận của các bên đương sự hoặc sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự cũng có những

quy định rất riêng biệt về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp mà không tuân theo các quy tắc trên. Cụ thể như sau:

- Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết (điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự). Quy định này là phù hợp bởi vì Tịa án nơi đã tun bố một người mất tích hoặc đã chết sẽ là Tịa án có điều kiện phù hợp nhất để ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết. Trên thực tế, Tịa án này đã từng xác minh, quản lý hồ sơ về vụ việc này.

- Tòa án nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án:

Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tịa án nước ngồi cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngồi có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tịa án nước ngồi (điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự).

Tòa án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngồi có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài (điểm e khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự).

Các yêu cầu liên quan tới hơn nhân, gia đình do đặc thù của từng loại việc nên quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp trong việc giải quyết các loại việc này cũng khác nhau, cụ thể là:

- Đối với yêu cầu hủy kết hơn trái pháp luật thì sẽ do Tịa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện giải quyết (điểm g khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự). Quy định này là phù hợp bởi Tòa án nơi việc đăng ký kết hơn trái pháp luật phát sinh chính là Tịa án có điều kiện tốt nhất để xác minh và giải quyết vụ việc.

- Đối với u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hơn thì sẽ do Tịa án nơi một trong các bên thuận tình ly hơn, ni con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc giải quyết (điểm h khoản 2 Điều 35).

- Đối với yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hơn thì sẽ do Tịa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc giải quyết (điểm i khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự).

- Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn sẽ do Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc giải quyết (điểm k khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự).

- Đối với yêu cầu chấm dứt việc ni con ni thì sẽ do Tịa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc giải quyết (điểm l khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự).

Ngoài ra, khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự còn đưa ra quy định về việc xác định Tịa án có thẩm quyền giải quyết đối với một số việc dân sự khác. Đó là:

- Tịa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam (điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự). Trong trường hợp này, khi Tịa án ra quyết định khơng

công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động sẽ dẫn đến khơng có q trình thi hành bản án đó, do đó khơng địi hỏi Tịa án có thẩm quyền là Tịa án nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị thi hành bản án, quyết định. Quy định như vậy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu trong trường hợp này.

- Bộ luật tố tụng dân sự còn đưa ra quy định phân định thẩm quyền giữa các Tòa án cùng cấp (thẩm quyền theo lãnh thổ) trong việc giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại tại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp. Theo đó, trong các trường hợp này sẽ áp dụng quy định của Luật Trọng tài Thương mại năm 2010. Ví dụ: đối với yêu cầu hủy quyết định trọng tài thì người u cầu phải làm đơn gửi Tịa án nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu hủy quyết định trọng tài v.v...

Như vậy, Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành đã có những quy định khá tồn diện và cụ thể về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án hiện nay, đặc biệt là các quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ. Tất cả những quy định này của pháp luật được xây dựng nhằm mục đích giúp các Tịa án xác định được đúng thẩm quyền trong giải quyết các vụ việc dân sự của mình, đồng thời là cơ sở pháp lý cho các đương sự có thể khởi kiện đúng Tịa án có thẩm quyền, tạo điều kiện cho các đương sự có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi tham gia tố tụng. Kết quả nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự hiện hành ở trên cũng đã chỉ ra một số bất cập trong các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án.

Trên cơ sở nghiên cứu đối chiếu với kinh nghiệm lập pháp về vấn đề này trong pháp luật tố tụng dân sự của Pháp, Liên bang Nga và Nhật Bản cho thấy, các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm theo lãnh thổ của Việt Nam cũng có những tương đồng với pháp luật của Pháp, Liên bang Nga và Nhật Bản. Cụ thể là ngun tắc Tịa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi thường trú của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị

đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Các bên đương sự cũng có quyền thỏa thuận với với nhau bằng văn bản u cầu Tịa án có thẩm quyền giải quyết trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền xét xử độc quyền của Tịa án. Ngồi ra, đối với vụ việc tranh chấp về bất động sản thì Tịa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết; các vụ việc bồi thường thiệt hại về hợp đồng thì Tịa án nơi xảy ra sự việc gây thiệt hại có thẩm quyền giải quyết (Điều 42, 44 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp, Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga; các điều 4, 5, 6 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản).

Việc nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga cho thấy Bộ luật tố tụng dân sự Pháp có đưa ra sự giải thích rõ ràng về nơi ở của bị đơn ở một điều luật. Theo đó, nơi ở của bị đơn được xác định như sau: "nếu là thể nhân, là nơi cư trú của họ, nếu họ khơng có nơi cư trú, thì là nơi ở của họ; nếu là pháp nhân, là nơi pháp nhân đặt trụ sở" (Điều 43 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp). Điều này tạo sự rõ ràng và thuận lợi trong việc hiểu và áp dụng pháp luật. Ngoài ra, các quy định khá cụ thể và phong phú về lựa chọn Tòa án tại Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp cũng có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam: "Ngồi Tịa án nơi bị đơn cư trú, nguyên đơn có thể lựa chọn nơi khởi kiện trước Tòa án nơi giao hàng hoặc nơi thực hiện dịch vụ, trong trường hợp kiện tụng về hợp đồng; Tòa án nơi xảy ra sự việc gây thiệt hại hoặc Tòa án nơi phải chịu thiệt hại, trong trường hợp kiện tụng về trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng; Tịa án nơi có bất động sản, trong trường hợp khởi kiện về nhiều vấn đề.

Bộ luật tố tụng dân sự Nga cũng đưa ra những quy định về vấn đề lựa chọn Tịa án có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc xây dựng các quy tắc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án. Cụ thể là Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự Nga đưa ra những quy định riêng trong việc lựa chọn Tòa án. Đó là, "tranh chấp về ly hơn có thể được khởi kiện tại Tòa án nơi sinh sống của nguyên đơn nếu nguyên đơn có người

chưa thành niên sống cùng hoặc trong trường hợp vì lý do sức khỏe, việc nguyên đơn đi lại nơi sinh sống của bị đơn gây khó khăn" [1, Khoản 4 Điều 29]. Quy định này rõ ràng đảm bảo quyền lợi của nguyên đơn là vợ hoặc chồng đang có trách nhiệm ni con chưa thành niên hay trường hợp vợ hoặc chồng bị ốm đau…tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nguyên đơn thực hiện quyền khởi kiện của mình. Ngồi ra, Điều luật này cịn có một quy định khá linh hoạt về thẩm quyền của Tịa án nơi có tàu của bị đơn hoặc nơi có cảng mà tàu đó đăng ký liên quan đến các vụ kiện hàng hải: "Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do va chạm tàu bè, đòi tiền bồi thường khi giúp đỡ và cứu hộ trên biển có thể được khởi kiện tại Tịa án nơi có tàu của bị đơn hoặc nơi có cảng mà tàu đó đăng ký" [1, Khoản 8 Điều 29].

Có thể thấy việc nghiên cứu luật thực định Việt Nam đã cho thấy một số bất cập nhất định trong các quy định hiện hành về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án. Đồng thời việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc hơn về luật thực định Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm. Tuy nhiên, để có thể nhìn nhận tồn diện hơn về vấn đề và đưa ra những đề xuất có giá trị phù hợp với thực tế của Việt Nam thì việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhằm phát hiện những thiếu sót, bất cập khác của pháp luật về vấn đề này là hết sức quan trọng và cần thiết.

Chương 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án (Trang 55 - 61)