Quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án (Trang 51 - 55)

Tòa án cùng cấp theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

* Quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tịa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau:

- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NĐ-HĐTP thì đây là trường hợp ngun đơn có quyền lựa chọn Tịa án nhưng phải có điều kiện, trong trường hợp này điều kiện đó là khơng biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn.

- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh, tổ chức thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết.

- Nếu bị đơn khơng có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. Quy định này tạo điều kiện cho nguyên đơn là người Việt Nam tham gia tố tụng. Bởi vì, trên thực tế nếu pháp luật quy định theo hướng Tòa án nơi bị đơn cư trú trong trường hợp này thì ngun đơn khó có thể theo kiện tại Tịa án nước ngồi. Tuy nhiên, về phía bị đơn thì quy định này lại gây những bất lợi nhất định cho bị đơn, hơn nữa bản án, quyết định của Tịa án Việt Nam có được cơng nhận và cho thi hành ở nước ngồi hay khơng cũng là một vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu thêm. Riêng về vấn đề cấp dưỡng thì việc quy định của pháp luật như vậy là hợp lý để tạo điều kiện cho những người yêu cầu cấp dưỡng (thường là những người ốm yếu hoặc nghèo khó…) trong việc đi lại, tham gia tố tụng.

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết. Trong trường hợp này việc yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự khơng địi hỏi phải điều kiện nào, nên nguyên đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra gây thiệt hại giải quyết.

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền

lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.

- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trị trung gian thì ngun đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trị trung gian cư trú, làm việc giải quyết.

- Đối với các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng, để tạo điều kiện thuận lợi cho Tịa án trong việc giải quyết vụ việc thì Bộ luật tố tụng dân sự quy định: "tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết" (điểm g khoản 1 Điều 36).

Các nhà lập pháp cũng đã dự liệu đối với các vụ án có nhiều bị đơn hoặc có nhiều bất động sản tranh chấp. Đó là, nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết (điểm h khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự). Còn đối với các tranh chấp về bất động sản mà bất động sản ở nhiều nơi khác nhau thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết (điểm i khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự).

* Quyền lựa chọn Tòa án của người yêu cầu

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung năm 2011 thì người u cầu có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự.

Cụ thể là người u cầu có thể lựa chọn u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết đối với yêu cầu tuyên bố một người

mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự (1); u cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó (2); yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích (3); yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết (4); yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tịa án nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tịa án nước ngồi mà khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam (5). Ngoài ra, người u cầu có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết trong trường hợp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (6); yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự (7).

Ngoài ra, đối với yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự thì người yêu cầu có thể u cầu Tịa án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết. Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hơn thì người u cầu có thể u cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết (điểm b, c khoản 2 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự).

Nghị quyết số 01/ 2005/NQ- HĐTP-TANDTC đã có hướng dẫn cụ thể hơn về quy tắc xử lý trong trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Ví dụ: Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi có một trong các

bất động sản giải quyết (điểm h, i khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự). Trong trường hợp này khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Tòa án phải giải thích cho họ biết là chỉ có một Tòa án trong các Tòa án được điều luật quy định mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để họ lựa chọn. Người khởi kiện, người yêu cầu phải cam kết trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu là họ không khởi kiện hoặc không yêu cầu tại Tòa án khác. Trong trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại nhiều Tòa án khác nhau được điều luật quy định thì Tịa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự.

Tóm lại, Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành đã có những quy định

khá tồn diện và cụ thể về vấn đề phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án hiện nay, đặc biệt là các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ. Tất cả những quy định này của pháp luật được xây dựng nhằm mục đích giúp các Tịa án xác định đúng phạm vi thẩm quyền trong giải quyết các vụ việc dân sự của mình, đồng thời là cơ sở pháp lý cho các đương sự có thể khởi kiện tới đúng Tịa án có thẩm quyền, tạo điều kiện tốt nhất cho các đương sự có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi tham gia tố tụng. Kết quả nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự hiện hành ở trên cũng đã chỉ ra một số bất cập trong các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án (Trang 51 - 55)