Căn cứ để phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 29)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.4. Căn cứ để phân chia di sản thừa kế

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, khơng tồn tại khái niệm “căn cứ phân chia di sản thừa kế” mà mới chỉ có các khái niệm như “căn cứ pháp lý”, “căn cứ xác lập quyền sở hữu”, “căn

cứ chấm dứt quyền sở hữu”... Vì vậy việc đưa ra một khái niệm chuẩn là cần

thiết để có cách hiểu thống nhất về “căn cứ phân chia di sản thừa kế”. “Căn cứ” trong Từ điển Tiếng Việt được hiểu ở các khía cạnh sau:

- Dựa vào làm cơ sở để lập luận hoặc hành động;

- Cái làm chỗ dựa, làm cơ sở để lập luận hoặc hành động.[11.Tr 118].

Vậy có thể hiểu: căn cứ phân chia di sản thừa kế là những sự kiện pháp

lý mà trên cơ sở đó các chủ thể tiến hành việc phân chia di sản thừa kế. Các

căn cứ phân chia di sản thừa kế gồm:

1.4.1. Theo sự thoả thuận của tất cả những người thừa kế

Thừa kế là quan hệ giữa những người trong gia đình với nhau (ơng bà, bố mẹ, con cái...), giữa những người thân quen nên việc phân chia di sản thừa kế phải dựa trên tính tự nguyện thỏa thuận, đồn kết của những người được

hưởng thừa kế, tránh gây sứt mẻ tình cảm gia đình, bạn bè. Mặt khác, Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; đây là nét đặc thù của những quan hệ dân sự. Tôn trọng quyền định đoạt thỏa thuận của các bên trong thừa kế là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản này. Tòa án chỉ tham gia giải quyết trong trường hợp những người thừa kế khơng tìm được tiếng nói chung. Khi những người thừa kế đã đạt được sự thỏa thuận thống nhất về cách chia thì đó có thể là căn cứ để phân chia di sản. Tuy nhiên, để đạt được thoả thuận này khơng phải đơn giản bởi nó liên quan đến lợi ích kinh tế giữa mỗi người mà nhiều khi vì lịng tham, sự ích kỉ họ khơng muốn nhường nhịn nhau để đi đến thoả thuận chung.

Khi phân chia di sản theo thỏa thuận, người thực hiện phân chia di sản có thể tham gia nhưng đây khơng phải là điều kiện bắt buộc. Người thực hiện phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản. Người phân chia di sản thừa kế chỉ là người thừa hành các quyết định của người lập di chúc hoặc những người hưởng thừa kế.

“Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản” (Khoản 2 Điều 681 Bộ luật Dân sự năm 2005), trong trường hợp:

“Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền u cầu cơng chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản...” (Khoản 1 Điều

49 Luật Công chứng năm 2006).

1.4.2. Theo ý chí định đoạt của người lập di chúc

Tại Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định:“Cơng dân có quyền sở

hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế khác ... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Cơng dân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Như vậy,

quyền của các chủ thể trong quan hệ thừa kế mà cụ thể là giữa người để lại di sản với người thừa kế và các chủ thể khác cần phải được bảo đảm. Trong trường hợp khi mở thừa kế có di chúc của người để lại di sản thì chia khối di sản theo di chúc. Nếu người thừa kế không từ chối nhận di sản thì họ trở thành chủ sở hữu đối với khối tài sản được phân chia.

Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác cịn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc [12.Tr 323]. Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân cịn người thừa kế là bất kì có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoặc Nhà nước điều này phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc, pháp luật khơng thể quy định trong mọi trường hợp phải theo một khuôn mẫu nhất định do Nhà nước định ra. Tùy vào ý chí của người lập di chúc mà người được thừa kế theo di chúc được hưởng các phần di sản nhiều ít khác nhau thậm chí là chênh lệch rất lớn... Nhà nước ta luôn ưu tiên phương thức dịch chuyển di sản theo di chúc, pháp luật tơn trọng và đảm bảo ý chí của người để lại di chúc. Họ có thể để lại di sản cho bất kì ai, kể cả những người khơng có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với họ; họ có thể để lại một phần di sản để tặng cho người khác, di sản dùng vào việc thờ cúng... Tuy nhiên, Nhà nước chỉ hạn chế ý chí của người lập di chúc trong một số trường hợp nhất định, cụ thể là trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà khơng có khả năng lao động.. vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy

định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005. Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di sản trước những quyết định bất lợi đối với họ. Đồng thời, nó càng có ý nghĩa hơn khi những người này rơi vào hoàn cảnh đặc biệt con chưa thành niên chưa có đủ khả năng tự lo cho bản thân mình hoặc bị tàn tật...

1.4.3. Theo quy định của pháp luật

Các quy định của pháp luật cũng là căn cứ để tiến hành việc phân chia di sản thừa kế, làm phát sinh quyền sở hữu của người có quyền hưởng thừa kế. Vì thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật đều là hai phương thức dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người sống và theo các trình tự do pháp luật quy định, phải dựa vào các quy định của pháp luật thì mới xác định được là phân chia di sản theo di chúc hay theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định [12.Tr 340].

Khác với việc phân chia di sản theo ý chí của người lập di chúc, người được hưởng thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hơn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Việc chia thừa kế theo pháp luật đặt ra khi người chết để lại di sản mà không lập di chúc hoặc có nhưng di chúc khơng có hiệu lực pháp luật, người thừa kế từ chối nhận di sản,… đối với thừa kế theo pháp luật những người ở cùng một hàng thừa kế thì được hưởng các phần di sản cơng bằng, ngang nhau, khơng phân biệt giới tính, độ tuổi, có năng lực hành vi dân sự hay khơng có năng lực hành vi dân sự. Do vậy, pháp luật về thừa kế của Việt Nam hiện nay quy định về việc thừa kế đối với người hưởng di sản thừa kế đã thành thai và người có quyền hưởng di sản nhưng từ chối quyền hưởng.

Các Bộ dân luật của nước ta trước đây, Bộ Dân luật Bắc kỳ (Điều 313), Bộ Dân luật Trung kỳ (Điều 305) và Bộ Dân luật Sài Gòn (Điều 501) đều quy định cho thai nhi đã có khi mở thừa kế và sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế thì có quyền hưởng di sản. Pháp luật nước ta hiện hành cũng công nhận thai nhi được bảo lưu quyền thừa kế khi sinh ra còn sống. Theo Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết...”. Như vậy,

cho dù chưa chưa được sinh ra, là một con người, một cơng dân nhưng thai nhi vẫn có quyền hưởng thừa kế bình thường như những người thừa khác. Để được hưởng thừa kế bắt buộc thai nhi phải thành thai vào thời điểm mở thừa kế hoặc trước thời điểm đó và sinh ra cịn sống. Nếu khơng đủ hai điều kiện này thì đương nhiên khơng được hưởng thừa kế.

Việc xem xét con sinh ra có phải là con của người bố đã chết để lại di sản hay không cần xem xét vào thời gian tồn tại của thai nhi kể từ thời điểm mở thừa kế đế khi được sinh ra. Nếu không chứng minh được đứa trẻ sau khi sinh ra không phải là con của người đã chết thì đứa trẻ đó vẫn được hưởng thừa kế. Vì theo Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000: “Con sinh ra trong thời kì hơn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng...”

Về điều kiện mà pháp luật đưa ra: “sinh ra và còn sống sau thời điểm

mở thừa kế”, xung quanh vấn đề này hiện nay còn tồn tại khá nhiều ý kiến.

Có ý kiến cho rằng chỉ cần không chết trong bụng mẹ và được sinh ra sống trong khoảng thời gian nhất định thì vẫn được hưởng thừa kế. Ý kiến khác cho rằng sau khi được sinh ra để chứng minh là cịn sống phải có các căn cứ pháp lý mới được hưởng thừa kế với tư cách là một cá nhân, công dân thực thụ. Nhưng trên thực tế không phải đưa trẻ nào sinh ra cũng được làm giấy

khai sinh ln, vì nhiều lý do chẳng hạn như hạn chế về mặt hiểu biết của người dân ở những vùng sâu, vùng xa...

Theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về quản lý và đăng kí hộ tịch: “Trẻ em sinh ra

sống đước 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng kí khai sinh và đăng kí khai tử. Nếu cha, mẹ khơng đi khai sinh, khai tử, thì cán bộ tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng kí khai sinh và Sổ đăng kí khai tử. Trong cột ghi chú Sổ đăng kí khai tử phải ghi rõ “Trẻ chết sơ sinh”. Như vậy,

theo quy định này thì trẻ em sinh ra mà chưa sống được trong vịng 24 giờ thì khơng cần phải đăng kí khai sinh và khai tử, vì thế cũng có thể hiểu rằng nó khơng được hưởng quyền thừa kế. Để tránh tình trạng Tịa án các cấp giải quyết không thống nhất các vụ việc liên quan đề này, pháp luật cần quy định cụ thể hơn về quyền hưởng di sản của thai nhi.

Theo khoản 1 Điều 685 thì: “Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó cịn sống khi sinh ra, được hưởng...”. Trong trường hợp bào thai đó trước khi

sinh ra chỉ xác định là một người nhưng khi sinh ra thì lại là trẻ sinh đơi, sinh ba... thì suất thừa kế để dành cho bào thai đó để được chia đều cho những đứa trẻ được sinh ra là anh chị em của nhau.

- Đối với trường hợp người có quyền hưởng di sản nhưng từ chối quyền hưởng

Pháp luật thừa kế của nước ta quy định người thừa kế có quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản nếu sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp luật đã quy định. Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế được quy định trong điều luật nêu trên quy định thời hạn có hiệu lực của sự khước từ, hình thức và

thủ tục khước từ quyền hưởng di sản và trường hợp khơng có quyền từ chối quyền hưởng di sản. Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp với điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc cũng là sự thể hiện ý chí của người được chỉ định thừa kế theo di chúc đã không nhận thừa kế theo sự định đoạt của người để lại di sản. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản thì việc thể hiện ý chí của người đó có thể xảy ra các trường hợp sau:

- Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

- Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc

- Từ chối cả quyền hưởng thừa kế theo di chúc và quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

Theo tinh thần của điều luật này, thì việc từ chối nhận di sản được coi là một quyền năng của người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên việc thực hiện quyền năng này chỉ được pháp luật chấp nhận trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế; nếu quá thời hạn kể trên, người được hưởng di sản mới bày tỏ ý kiến về việc từ chối nhận di sản thì việc từ chối đó khơng được pháp luật chấp nhận và người đó buộc phải chấp nhận việc hưởng quyền năng của mình đó là “quyền hưởng thừa kế di sản”.

Trong thực tế, rất ít trường hợp người nhận di sản thực hiện việc từ chối nhận di sản trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế. Trong khơng ít trường hợp, sau khi người để lại di sản chết hàng vài năm, việc phân chia di sản mới được đặt ra. Khi đó, tranh chấp về thừa kế mới nảy sinh, các bên đương sự đưa nhau ra tòa, yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhiều người trong số

các đương sự này vì khơng muốn tham gia vào vụ tranh chấp hoặc vì các lý do khác đã không muốn nhận di sản thừa kế và lúc này họ mới có ý định từ chối nhận di sản. Những người này làm đơn xin Tòa án cho phép họ từ chối nhận di sản. Nếu Tịa án chấp nhận thì sẽ vi phạm quy định về thời hạn từ chối di sản theo Điều 642 Bộ luật dân sự. Nếu Tịa án khơng cho họ thực hiện quyền năng này, rõ ràng ý chí định đoạt quyền năng của họ đã không được đảm bảo.

Phải khẳng định rằng, quyền thừa kế đối với một khối di sản nhất định về bản chất cũng là một quyền tài sản. Người có quyền năng này cũng chính là chủ sở hữu của khối tài sản đó. Theo Điều 195 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì chủ sở hữu có tồn quyền định đoạt số phận pháp lý của tài sản thuộc sở hữu của mình, tức là có quyền chuyển nhượng, tặng cho hoặc thậm chí từ bỏ quyền sở hữu của mình. Như vậy, việc cho phép người được hưởng di sản thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế là hoàn toàn hợp lý. Việc thực hiện quyền năng này ngồi thời hạn 06 tháng (nếu khơng phải để trốn tránh một nghĩa vụ tài sản) thì hồn tồn khơng “gây thiệt hại hoặc

làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.

1.5. Khái lược quy định của pháp luật về phân chia di sản thừa kế

Pháp luật thừa kế nói chung và quy định về phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)