Về thời điểm phân chia di sản theo di chúc chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 84 - 85)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.7. Định hướng hoàn thiê ̣n các quy định về phân chia di sản thừa kế

2.7.3. Về thời điểm phân chia di sản theo di chúc chung của vợ chồng

Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ,

chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết ". Như vậy, theo quy định trên thì di chúc chung của vợ chồng lập chung chỉ có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ hoặc chồng chết, và tài sản lập theo di chúc chung của vợ chồng cũng được chia kể từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ hoặc chồng chết. Quy định này khơng phù hợp với thực tế vì:

Khi vợ chồng lập di chúc chung nhưng sau đó hoặc là người vợ chết trước hoặc là người chồng chết trước thì việc phân chia di sản của người chết trước đó là do những người có quyền thừa kế yêu cầu. Hơn nữa, nếu trường hợp người vợ hoặc người chồng của người chết còn trẻ tuổi, và người này có thể sống 10 năm, 20 năm... thậm chí là lâu hơn nữa. Với thời gian như vậy, những người thừa kế theo di chúc có thể kiên trì chờ đợi được khơng? Hơn nữa, di sản thừa kế chưa được chia do người sau cùng là vợ hoặc chồng chưa chết thì hiệu quả sử dụng tài sản do người cịn sống đang quản lý có thể gây lãng phí và có thể giảm sút bởi những lý do không thể lường trước được.

Theo quy định của pháp luật, di sản chỉ được chia sau khi người vợ hoặc người chồng chết là người sau cùng chết hoặc cả hai vợ chồng chết vào một thời điểm, trong thời gian người vợ hoặc người chồng còn sống với tư cách là người sở hữu phần tài sản của mình, vừa với tư cách sử dụng tài sản của những người thừa kế theo di chúc (phần tài sản mà người thừa kế theo di chúc được hưởng nhưng chưa được chia) đã sử dụng tài sản chưa chia của người chồng hoặc người vợ chết trước vào sản xuất kinh doanh, thu được những lợi nhuận nhất định thì lợi nhuận đó là di sản thừa kế hay thuộc quyền sở hữu của người vợ hoặc người chồng cịn sống đó. Nếu trường hợp người

vợ hoặc người chồng còn sống đã lạm dụng quy định của pháp luật, không khai thác tài sản theo mục đích sinh lợi mà tẩu tán tài sản vì những mục đích riêng, chi tiêu hoang phí làm hao tán tài sản chung, cho đến khi người vợ hoặc người chồng là người chết sau cùng tài sản cịn lại rất ít hoặc khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế của người đó thì sao? Trong trường hợp này, di chúc hoặc một phần của di chúc đã định đoạt cho người thừa kế hưởng phần tài sản nhất định đã khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, phần di chúc đó vơ hiệu, gây thiệt hại cho những người thừa kế theo di chúc.

Từ những bất cập trên đây, theo chúng tôi nên quy định thời điểm phân chia di sản theo di chúc chung của vợ chồng theo hướng nếu di chúc do vợ chồng lập chung nhưng sau đó một người chết trước thì phần di chúc liên quan dến di sản của người chết trước phải tiến hành chia ngay. Quy định như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến việc hưởng di sản của những người được thừa kế theo di chúc, đồng thời cũng tránh những rắc rối không cần thiết.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)