Phân chia di sản thừa kế theo di chúc trong trường hợp có d

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 50 - 52)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3. Phân chia theo di chúc

2.3.2. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc trong trường hợp có d

sản dùng vào việc thờ cúng

Di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc và nó phụ thuộc vào tâm lý, ý chí của người lập di chúc. Mà mỗi người lại có những suy nghĩ, tình

cảm riêng nên di sản phân chia theo di chúc thường rất đa dạng và phong phú. Trên thực tế có nhiều trường hợp người lập di chúc vừa để lại di sản dành cho thờ cúng vừa để lại di sản để di tặng. Vấn đề đặt ra ở đây là khi phân chia di sản người để lại di sản có nghĩa vụ cần phải thanh tốn mà vượt q số di sản cịn lại, thì phải làm thế nào? Dùng di sản thờ cúng hay di sản di tặng để thực hiện nốt phần nghĩa vụ đó?. Ta xem xét hai trường hợp sau:

Thứ nhất, thanh toán trước các nghĩa vụ của người chết để lại, còn lại

bao nhiêu sẽ chia di sản thừa kế trong trường hợp người lập di chúc đã định đoạt sẵn một tỷ lệ cụ thể cho các di sản.

Thứ hai, phân chia di sản trước cho những người thừa kế sau đó thanh

tốn các nghĩa vụ theo tỷ lệ trong trường hợp di chúc xác định theo hiện vật. Có quan điểm cho rằng phải dùng di sản thờ cúng để thanh tốn. Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng phải dùng di sản di tặng để thanh toán. Các quan điểm trên đều đưa ra những lý giải riêng dựa vào ý nghĩa của từng loại di sản. Quan điểm thứ ba dung hòa giữa hai quan điểm trên và đây cũng là quan điểm hợp lý nhất. Tức là dùng cả hai loại di sản này di sản này để thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại. Xét cho cùng không thể coi di sản thờ cúng và di sản di tặng cái nào hơn cái nào, đó đều là những di sản có ý nghĩa nhất định đối với cả người đã khuất và người còn sống. Hơn nữa, về mặt pháp lý chúng ngang bằng nhau, được các quy định pháp luật điều chỉnh như nhau.

Ví dụ: Bà A khi chết để lại di chúc định đoạt tài sản, bà chia cho hai con B và C mỗi người 100 triệu đồng, tặng cho bà D 20 triệu đồng, 20 triệu đồng còn lại là giao cho E dùng vào việc thờ cúng hương khói cho bà. Nhưng trước khi chết bà A cịn nợ nghĩa vụ tài sản trị giá 220 triệu đồng. Như vậy, số di sản thừa kế không đủ để trả nợ vì chỉ có 200 triệu đồng, thiếu 20 triệu đồng. Lúc này ta dùng cả hai loại di sản di tặng và di sản thờ cúng để thanh

toán nghĩa vụ theo tỷ lệ tương ứng với phần nghĩa vụ còn lại là hợp lý. Như vậy, bà D còn 10 triệu đồng và E còn lại 10 triệu đồng sau khi đã trả nốt phần nghĩa vụ còn lại là: 10 + 10 = 20 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)