Phân chia di sản thừa kế theo di chúc trong trường hợp có

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 52 - 55)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3. Phân chia theo di chúc

2.3.3. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc trong trường hợp có

người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Mặc dù pháp luật tơn trọng ý chí của chủ thể lập di chúc nhưng để bảo vệ lợi ích của một số người thừa kế theo pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, pháp luật cũng có những quy định nhằm hạn chế quyền tự định đoạt của người lập di chúc. Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc lần đầu tiên được quy định trong Thông tư 81 ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao, tiếp đến là Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và Bộ luật Dân sự năm 1995. Kế thừa những quy định trong các văn bản trên Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định về vấn đề này cụ thể là tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó thì những đối tượng sau sẽ được xem xét: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà khơng có khả năng lao động. Những người đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản. Họ không được người để lại di sản cho hưởng hoặc chỉ cho hưởng một phần di sản ít hơn hai phần ba suất của người thừa kế theo pháp luật. Nếu họ là những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005, họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 Bộ luật Dân sự năm 2005 hoặc họ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản mà khơng có người thừa kế thế vị thì họ khơng được tính vào nhân suất những người thừa kế theo luật để xác định “ không phụ thuộc vào nội dung di chúc”. Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào

nội dung di chúc là một phần di sản được trích ra từ khối tài sản của người chết để lại sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản. Ta lấy toàn bộ

khối di sản của người chết để lại trừ đi phần của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, số còn lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo di chúc. Nếu đã phân chia di sản cho những người thừa kế trước thì ta xác định tỷ lệ của mỗi người nhận thừa kế theo di chúc phải trả cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Khi phân chia di sản theo Điều 669, có thể xảy ra một số trường hợp sau:

- Trường hợp di chúc không định đoạt hết tổng số di sản thì số di sản còn lại được phân chia theo pháp luật. Nếu xuất hiện người được hưởng thừa kế theo Điều 669 và họ đã được hưởng di sản thừa kế bằng hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế theo di chúc vẫn giữ nguyên giá trị số di sản được hưởng theo di chúc. Trong trường hợp sau khi được chia phần này mà họ vẫn chưa được hưởng đủ hai phần ba suất thừa kế theo quy định thì họ được phép địi phần cịn thiếu theo nguyên tắc chung.

- Trường hợp di chúc đã định đoạt hết tổng số di sản và di sản được phân chia cho những người được thừa kế theo di chúc. Nếu xuất hiện người thừa kế theo Điều 669 thì những người này sẽ phải trích ra phần di sản mà họ được hưởng theo tỷ lệ hưởng để đảm bảo hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật cho mỗi người thừa kế thuộc Điều 669.

Khi xác định“ không phụ thuộc vào nội dung di chúc” cho những người hưởng di sản theo Điều 669, có thể xác định như một cơng thức:

Tổng di sản người chết để lại

x 2 Suất của một người

thừa kế theo pháp luật

Tất cả những người thừa kế theo luật 3

Ví dụ: Ơng A để lại khối di sản là 240 triệu đồng. Ông cho ba người con con: B hưởng 100 triệu, C hưởng 120 triệu và D là hưởng 140 triệu đồng, ông A truất quyền thừa kế của bà E là vợ ông. Xét thấy bà E thỏa mãn các điều kiện của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên bà E sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo luật: (360: 4) x 2/3 = 60

triệu đồng. Số tiền này trích từ số di sản mà B, C và D được hưởng. Cụ thể: B = 100 - (100/360 x 60) = 84,4 triệu đồng; C = 120 - (120/360 x 60) = 100 triệu đồng; D = 140 - (140/360 x 60) = 76,7 triệu đồng.

Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di sản trước những quyết định bất lợi đối với họ. Trong gia đình cha mẹ có bổn phận chăm sóc, ni dưỡng con cái ngược lại các con phải kính trọng, ni dưỡng cha mẹ; vợ chồng phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau đó là truyền thống tốt đẹp từ lâu đời của dân tộc ta. Nó càng có ý nghĩa hơn khi những người này rơi vào hoàn cảnh đặc biệt con chưa thành niên chưa có đủ khả năng tự lo cho bản thân mình hoặc bị tàn tật... Bổn phận đối với những con người ấy không chỉ được thực hiện khi người để lại di sản còn sống, mà ngay cả khi họ chết đi thì bổn phận đó được thực hiện bằng việc người để lại di sản để lại một phần tài sản của mình cho cha, mẹ vợ chồng con cái của họ. Pháp luật không cho phép họ trốn tránh trách nhiệm này bằng cách định đoạt hết tài sản cho người khác.

Song cũng cần lưu ý rằng những người này sẽ khơng có quyền hưởng di sản nếu họ vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005, vì pháp luật đã tước đi quyền hưởng di sản của họ. Nếu họ vẫn được người lập di chúc dành cho một phần di sản nhất định nhưng ít hơn 2/3 của một suất theo pháp luật thì họ cũng phải chấp nhận.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là họ hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với tư cách là gì? Có phải với tư cách là

“người thừa kế” hay không? Pháp luật gọi họ là “những người thừa kế”

nhưng họ không phải là những người thừa kế theo di chúc vì phần di sản mà họ được hưởng là theo quy định của pháp luật. Họ cũng không phải người thừa kế theo pháp luật bởi phần di sản họ hưởng không phải là di sản thừa kế theo pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)