Các biện pháp thi công chính

Một phần của tài liệu quản lý và điều khiển tiến độ thi công công trình thủy điện lai châu (Trang 69 - 90)

M Ở ĐẦ U

3.1.2. Các biện pháp thi công chính

3.1.2.1. Công tác đào đất đá

a. Đào đất hở

- Đào đất bằng tổ hợp máy xúc 1,6 m3, ô tô 12T và tổ hợp máy xúc 2,3 m3, ô tô 22T đổ ra bãi trữ, bãi thải theo biện pháp tổ chức thi công giai đoạn TKKT, cư ly vận chuyển được xác định cụ thể tùy thuộc vào từng vị trí đào và trữ thải của các hạng mục.

- San đất bãi trữ, bãi thải bằng máy ủi 140CV. b. Đào đá hở

- Đào đá bằng khoan nổ, dùng máy khoan fi 42-76-105. Công tác khoan nổ lớn dùng máy khoan fi76mm, và fi105mm. Riêng công tác khoan nổ lớn bóc phủ mỏđá 1B sử dụng máy khoan fi105mm.

- Xúc chuyển đá đổ mìn công trình bằng tổ hợp máy xúc 1,6m3 và tổ hợp máy xúc 2,3m3, ô tô 22T đổ ra bãi trữ, bãi thải theo biện pháp tổ chức thi công giai đoạn TKKT, cự ly vận chuyển được xác định cụ thể tùy thuộc vào từng vị trí đào và trữ thải của các hạng mục.

- Công tác đào đá tương tự công tác đào đất công trình. - San bãi trữ thải bằng máy ủi 140CV.

3.1.2.2. Công tác đắp đất đá

a. Đắp đất

- Đắp đất trả lại hố móng (đắp ngược) với K>=0,95 bằng máy đầm 16T, xúc chuyển đất đắp tại bãi thải, bãi trữ bằng máy xúc 2,3m3 ô tô 22T cự ly vận chuyển tùy thuộc vào vị trí đắp và được xác định theo hồ sơ TKKT.

- Đắp đất chống thấm công trình (đắp đê quây) với K>=0,95 bằng máy đầm 16T xúc chuyển đất đắp tại bãi thải, bãi trữ bằng máy xúc 2,3m3, ô tô 22T cự ly vận chuyển tùy thuộc vị trí đắp và được xác định theo hồ sơ TKKT. b. Đắp đá

trữ bằng máy xúc 2,3m , ô tô 22T cự ly tùy thuộc vị trí đắp theo hồ sơ TKKT. - Đổ đá tảng lấp sông D=0,5 -:- 1m bằng máy xúc 2,3m3, máy ủi 180CV, ô tô 22T cự ly vận chuyển theo hồ sơ TKKT.

c. Đắp tầng lọc

- Đắp tầng lọc bằng máy đầm 18T, máy ủi 180CV.

- Sản xuất và vận chuyển đá đắp tầng lọc: Đá cấp phối đắp tầng lọc được tuyển chọn, gia công từ đá tận dựng từ đào hố móng, xúc chuyển bằng máy xúc 2,3m3, ô tô 12T vận chuyển cự ly 0,5km từ bãi trữ về trạm nghiền, nghiền cấp phối tại trạm nghiền, sau đó xúc chuyển đá thành phẩm từ trạm nghiền về bãi trộn cự ly 0,3km và trộn cấp phối đắp theo thiết kế với tỷ lệ 75% khối lượng đá nghiền thành phẩm và 25% khối lượng đá mạt. Nguồn đá mạt được tận dụng từ đá mạt của trạm nghiền. Xúc chuyển vật liệu đắp từ bãi trộn bằng máy xúc 2,3m3, ô tô 12T cự ly tùy thuộc vị trí đắp theo TKKT.

3.1.2.3. Công tác bê tông, cốt thép, cốp pha

a. Bê tông hở

- Đập không tràn bờ trái: bê tông CVC đổ bằng cần trục xích 25T; Bê tông GERV và RCC vận chuyển bằng băng tải 550m, vận chuyển trong phạm vi khối đổ bằng ô tô 40T. Nhu cầu bê tông cần làm lạnh: đối với bê tông RCC là 100%, bê tông CVC là 95%.

- Đập không tràn bờ phải: bê tông CVC đỉnh cống, bản đáy, đứt gãy và bê tông san phẳng đổ bằng cần trục xích 25T, bê tông CVC của các phần còn lại đổ bằng cẩu tháp MD900B; Bê tông GERV và RCC vạn chuyển bằng băng tải 550m, vận chuyển trong phạm vi khối đổ bằng ô tô 40T. Nhu cầu bê tông cần làm lạnh: đối với bê tông RCC là 100% , bê tông CVC là 95%.

- Đập tràn:

+ Xả mặt: Bê tông CVC bản đáy, đứt gãy và bê tông san phẳng đổ bằng cần trục xích 25T; bê tông CVC còn lại đổ bằng cần trục MD900B;

Riêng bê tông các khối đổ mặt tràn (gồm mũi phóng, dốc nước) đổ bằng cần trục MD900B (khoảng 85%), phần còn lại (khoảng 15%) tính cho bê tông pha 2 (bê tông chèn) đổ bằng máy bơm. Bê tông GERV và RCC vận chuyển bằng băng tải 680m, vận chuyển trong phạm vi khối đổ bằng ô tô 40T. Nhu cầu bê tông cần làm lạnh: đối với bê tông RCC là 100%, bê tông CVC là 50%.

+ Xả sâu: Bê tông CVC cửa vào lỗ xả sâu đổ bằng cần trục MD900B, phần bê tông CVC trần cong, sàn, ngưỡng cửa vào thi công bằng cần trục MD900B khoảng 85% khối lượng, phần còn lại (khoảng 15%) tính cho bê tông pha 2 đổ bằng máy bơm. Bê tông CVC thân lỗ xả sâu đổ bằng máy bơm. Bê tông CVC mũi phóng, dốc nước đổ bằng cảu tháp 10T (khoảng 85% khối lượng), phần còn lại (khoảng 15% khối lượng) tính cho bê tông pha 2 đổ bằng máy bơm. Bê tông GERV và RCC thi công giống biện pháp thi công GERV và RCC phần mặt xả. Nhu cầu bê tông cần làm lạnh: đối với bê tông RCC là 100%, bê tông CVC là 30%.

+ Cửa nhận nước và đường ống áp lực: Bê tông CVC bản đáy, thân đập, dứt gãy và bê tông san phẳng đổ bằng cần trục xích 25T. Bê tông pha 2 và bê tông bọc đường ống áp lực đổ bằng máy bơm. Các khối đổ bê tông CVC còn lại đổ bằng cần trục MD2200 khoảng 70% khối lượng, đổ bằng cẩu tháp 25T khoảng 30% khối lượng. Nhu cầu bê tông cần làm lạnh: đối với bê tông RCC là 100%, bê tông CVC là 90% cho hạng mục cửa lấy nước và 50% cho hạng mục đường ống áp lực.

- Nhà máy thủy điện và kênh xả

+ Nhà máy thủy điện: Bê tông CVC bản đáy, đứt gãy và bê tông bù đổ bằng cẩu xích 25T; bê tông CVC còn lại đổ bằng cần trục tháp MD900B khoảng 80% khối lượng, bằng cẩu tháp 25T khoảng 20% khối lượng; bê tông GERV và RCC vận chuyển bằng băng tải 550m, vận chuyển trong phạm vi khối đổ bằng ô tô 22T.

GERV và RCC thi công giống biện pháp thi công GERV và RCC nhà máy. + Nhu cầu bê tông cần làm lạnh: đối với bê tông RCC là 100%, bê tông CVC là 45% cho nhà máy thủy điện và kênh xả.

- Cống dẫn dòng: Bê tông CVC thân cống dẫn dòng và tường thượng hạ lưu đổ bằng cẩu xích 25T (100% khối lượng); bê tông CVC của vào đổ bằng cẩu xích 25T (30% khối lượng), cẩu tháp 40T (70% khối lượng); nút cống dẫn dòng bằng bơm bê tông công suất 50m3/h. Nhu cầu bê tông cần làm lạnh đối với bê tông CVC cống, kênh và tường công trình dẫn dòng là 20%.

- Vữa bê tông sản xuất tập trung qua dây truyền trạm trộn CVC công suất 120m3/h, vận chuyển đến nơi đổ bằng xe chuyên dụng 6,1m3, cự ly cụ thể theo từng vị trí trên tổng mặt bằng theo TKKT. Riêng bê tông CVC thân đập, bê tông khối lớn khu vực của lấy nước có làm lạnh cốt liệu.

- Đổ bê tông RCC, GERV bằng đầm lăn rung, vữa bê tông sản xuất tập trung qua dây truyền trạm trộn RCC công suất 720m3/h (2x360) có làm lạnh, chủ yếu vận chuyển bê tông đến nơi đổ bằng hệ thống băng tải dài 1230m (680m+550m).

- Tỉ trọng % khối lượng bê tông có biện pháp thi công khác nhau trong hạng mục được xác định trên cơ sở phân khối đổ và biện pháp thi công giai đoạn TKKT.

b. Công tác cốt thép.

- Lắp đặt cốt thép cho bê tông hở đổ tại chỗ công trình chính bằng cần trục MD900B, MD2200; cẩu xích 10T, 25T; cẩu tháp 10T, 25T tùy thuộc vào từng hạng mục và vị trí khối đổ.

- Lắp đặt cốt thép cho bê tông hở đổ tại chỗ công trình dẫn dòng bằng cần trục xích 25T và cẩu tháp 40T tùy thuộc vị trí khối đổ.

c. Công tác cốp pha

- Cốp pha cho bê tông đổ hở đổ tại chỗ sử dụng cốp pha kim loại, bao gồm 78% cốp pha bê tông thủy công tấm lớn và 22% cốp pha bê tông thường.

3.1.2.4. Công tác khoan phun phụt, khoan néo, phun vẩy

a. Khoan phun chống thấm nền Aluvi (adQ) công trình dẫn dòng

- Khoan tạo lỗ trước khi phun bằng máy khoan dập cáp, chiều sau lỗ khoan H>50m, phun vữa xi măng – sét tạo màng chống thấm trong lớp adQ, lượng vữa phụt khô tiêu hao tạm tính 1920kg/đoạn.

b. Khoan phụt chống thấm, gia cố, đầm lầy

- Khoan phun phụt chống thấm và gia cố nền móng hở bằng máy khoan xoay đập fi105mm, chiều sâu lỗ khoan tùy theo thiết kế từng vị trí, tiêu hao xi măng tạm tính bình quân 120kg/md.

- Khoan phụt gia cố vỏ hầm ngang khoan phụt bằng máy khoan xoay đập fi105, mức tiêu hao tạm tính bình quân 120kg/m2.

- Khoan phun lấp đầy vòm hầm ngang khoan phun qua ống đặt sẵn, mức tiêu hao xi măng lấp đầy tạm tính bình quân 120kg/m2 vòm hầm.

c. Khoan, sản xuất và lắp đặt néo trùm

- Khoan, sản xuất và lắp đặt néo AJG có ống thoát khí bằng máy khoan xoay đập fi105mm không dàn.

d. Phun vẩy

- Phun vẩy gia cố bằng vữa bê tông phun không đặt lưới thép và phun vẩy bằng vữa bê tông phun có đặt lưới thép d4(10x10), chiều dày phun khác nhau tùy thuộc vào vị trí phun vẩy theo hồ sơ TKKT.

3.1.2.5. Nguồn vật liệu xây dựng

Nguồn vật liêu xây dựng cho công trình thủy điện Lai Châu gồm 3 nhóm:

- Nhóm vật liệu khai thá tại chỗ: gồm đất đắp, cát xay, đá hộc, đá dăm các loại.

- Nhóm vật liệu tận dụng: gồm đá nổ mìn tận dụng đểđắp, đá tốt từđào móng tận dụng (5%) để bổ sung nghiền sản xuất cát xay và đá dăm, đá tận dụng nghiền và trộn với đá mạt tận dụng để làm cốt liệu lọc 2A, 2B, 2C để đắp đê quây.

- Nhóm vật liệu mua: gồm cát xây, trát, làm tầng lọc, tầng đệm, xi măng, sắt thép, gỗ, vật liệu phụ tiểu ngũ kim được mua tại huyện Mường Tè vận chuyển về công trình cự ly 56km.

Bảng 3-1: Khối lượng công trình thủy điện Lai Châu

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

KHỐI LƯỢNG (103M3) Thời gian thi công (ngày) CÔNG TRÌNH TẠM 1888.46 Đê quây 1888.46 Đê quây giai đoạn 1 791.99 150 Đê quây giai đoạn 2 1024.09 243 Đê quây giai đoạn 3 72.38 67 CÔNG TÁC ĐÀO 6814.08

Đào đất đá đợt 1 trên cao độ 348.0m 1425.09 137 Đào đất đá đợt 2 trên cao độ 205.0 2094.97 366 Đào đất đá đợt 3 dưới cao độ 205.0 2501.4 243 Đào hố móng lòng sông, khoan phụt xử lý nền 792.62 176

CÔNG TRÌNH CHÍNH 2965.57

Đập dâng và các khối bê tông 2087.65

Khối L1B 270.04 82

Khối L2,L3A, L4A, L5A 219.8 87

Khối C1, C2, C2L, C3, C4, C5 1166.65 385

Khối L1A, L2A, L3B, L4B, L5B 282.47 141

Khối R1, R2, R3, R4 148.69 147

Tuyến tràn 225.07

Thi công bê tông CVC mặt tràn+trụ pin 225.07 571

Cửa lấy nước 240.14

Thi công bê tông CVC cửa lấy nước 240.14 970

Nhà máy thủy điện và kênh xả 412.71

Thi công nhà máy thủy điện và kênh xả 412.71 966

TỔNG 11668.11

3.2. Qun lý và điu khin tiến độ theo ti ưu hóa thi gian và chi phí [4]

3.2.1. Lập kế hoạch tiến độ và tính toán các thông số

3.2.1.1. Tính toán các thông số thời gian

Tiến độ phụ thuộc ba loại thông số cơ bản đó là công nghệ, không gian và thời gian. Thông số công nghệ bao gồm tổ đội (dây chuyền) làm việc độc lập, khối lượng công việc, thành phần tổ đội, năng suất của tổ đội. Thông số không gian bao gồm vị trí làm việc, tuyến công tác và phân đoạn, đợt thi

công. Thông số thời gian gồm thời gian thi công công việc và thời gian đưa từng phần hay toàn bộ công trình vào hoạt động.

Nhu cầu nhân lực cần để hoàn thành công việc.

G V S

LD = . ngày công

Trong đó: V- Khối lượng công việc (đơn vịđo lường) S- định mức chi phí thời gian (công)

G- số giờ trong ca là việc

Nhu cầu về máy để hoàn thành công việc xác định.

TD M

P V

C = ca máy

Trong đó: Năng suất thực dụng của máy trong một ca làm việc

Biên chế (số công nhân, số máy móc) theo thành phần tối ưu (thường thể hiện trong định mức kỹ thuật) sẽ cho năng suất cao nhất chất lượng bảo đảm. max min N N Nij ≤ max min M M Mij

Trong đó: Nij, Mij – biên chế số công nhân, máy móc của công việc i làm ở vị trí j

Nmin, Mmin – số công nhân, máy móc tối thiểu để có thể làm việc tốt nhất (theo định mức tiêu chuẩn)

Nmax, Mmax – số công nhân, máy móc nhiều nhất có thể làm việc được bình thường trên phân đoạn.

i i i i f F M

N max, max = ( Fi-tuyến công tác của công việc i, fi-vị trí công tác của máy-người làm công việc i).

Thời gian thi công công việc phụ thuộc vào khối lượng, tuyến công tác, mức độ sử dụng tài nguyên và thời hạn xây dựng công trình. Để đẩy nhanh tốc độ xây dựng, nâng cao hiệu quả cơ giới hóa phải chú trọng đến chế độ làm

quá trình thi công thủ công chỉ áp dụng làm tăng ca khi khối lượng lớn nhưng tuyến công tác hẹp không triển khai thêm nhân công, máy móc được.

Khi điều kiện thi công tương đối chuẩn và ổn định, thời gian thi công công việc xác định theo công thức:

i D ij N a L t ij . = i M ij M a C t ij . =

Trong đó: tij- thời gian thi công công việc ij (ngày)

a- số ca máy để hoàn thành công việc (chế độ làm việc) Ni, Mi- số công nhân, máy biên chế của tổđội

ij

D

L - Khối lượng lao động (ngày công) hoàn thành công việc

ij

M

C - số ca máy để hoàn thành công việc

Người ta còn chú ý đến thời gian thi công ngắn nhất và dài nhất. Đó là giới hạn người tổ chức xây dựng biết đểđiều chỉnh tiến độ.

Thời gian thi công ngắn nhất Tmin có được khi sử dụng tối đa khả năng triển khai công việc trên tuyến công tác và khả năng cung ứng tài nguyên.

Thời gian thi công dài nhất Tmax có được khi bố trí lực lượng thi công tối thiểu với nguồn tài nguyên tương ứng mà công việc không vịđứt đoạn.

3.2.1.2. Lập kế hoạch tiến độ theo thời gian xây dựng bình thường

Bảng 3-2: Khối lượng, chi phí và thời gian theo thời gian xây dựng bình thường NỘI DUNG CÔNG VIỆC KHỐI LƯỢNG (103M3) Thời gian thi công (ngày)

Chi phí thi công (106 VND) CÔNG TRÌNH TẠM 1888.46 3209514.68 Đê quây 1888.46 3209514.68 Đê quây giai đoạn 1 791.99 150 1055620.73 Đê quây giai đoạn 2 1024.09 243 1830532.76 Đê quây giai đoạn 3 72.38 67 323361.19 CÔNG TÁC ĐÀO 6814.08 4079115.43

Đào đất đá đợt 1 trên cao độ 348.0m 1425.09 137 879287.83 Đào đất đá đợt 2 trên cao độ 205.0 2094.97 366 1216557.99 Đào đất đá đợt 3 dưới cao độ 205.0 2501.4 243 1039170.56 Đào hố móng lòng sông, khoan phụt xử lý

nền 792.62 176 944099.05

CÔNG TRÌNH CHÍNH 2965.57 11486878.63

Đập dâng và các khối bê tông 2087.65 6276641.47

Khối L1B 270.04 82 1005130.74

Khối L2,L3A, L4A, L5A 219.8 87 1272780.84

Khối C1, C2, C2L, C3, C4, C5 1166.65 385 1447860.61 Khối L1A, L2A, L3B, L4B, L5B 282.47 141 1505568.88

Khối R1, R2, R3, R4 148.69 147 1045300.4

Tuyến tràn 225.07 1681637.04

Thi công bê tông CVC mặt tràn+trụ pin 225.07 571 1681637.04

Cửa lấy nước 240.14 1655021.42

Thi công bê tông CVC cửa lấy nước 240.14 970 1655021.42

Nhà máy thủy điện và kênh xả 412.71 1873578.7

Thi công nhà máy thủy điện và kênh xả 412.71 966 1873578.7

TỔNG 11668.1 18775508.74

b. Tính toán các thông số của sơ đồ mạng lưới theo thời gian xây dựng bình thường

Các thông số của tiến độ thi công công trình thủy điện Lai Châu theo sơ đồ mạng được tính toán trong Bảng 3-3. Từ các thông số trong Bảng 3-3 và

công trình thủy điện Lai Châu theo sơđồ mạng Hình 3-1 và theo sơđồ ngang

Sớm Muộn Dự trữ TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC Thời gian tij (ngày) . ij kh s T ijks T Tijkh. m ijkm T Dij dij Đường găng 1 Đê quây giai đoạn 1 150 0 150 0 150 0 0 1 2 Đê quây giai đoạn 2 243 150 393 1663 1906 1513 -1513

Một phần của tài liệu quản lý và điều khiển tiến độ thi công công trình thủy điện lai châu (Trang 69 - 90)