Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 51 - 69)

2.3. Thực tiễn bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án

2.3.1. Những kết quả đạt được

Qua thực tiễn xét xử, quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính được Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội bảo đảm thực hiện với những kết quả như sau:

Thứ nhất, bảo đảm bằng quyền được bảo vệ bởi Tòa án

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xem xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại các vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri và quyết định bằng bản án, quyết định của Tòa án. Trong những năm gần đây do số lượng án tập trung đến Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội nên dẫn đến quá tải đối với các Thẩm phán. Từ năm 2015 đến năm 2017 Tòa Hành chính chỉ có 04 thẩm phán trong khi đó số vụ án thụ lý là 464 vụ án, từ giữa năm 2018 số lượng thẩm phán của Tòa hành chính được tăng cường và đến hiện tại Tịa hành chính Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội có 12 thẩm phán với số vụ án thụ lý là 1247 tuy nhiên tỉ lệ giải quyết án hành chính vẫn tương đối thấp, năm 2015 giải quyết đạt tỉ lệ 35%, năm 2016 giải quyết đạt tỉ lệ 29%, năm 2017 giải quyết đạt tỉ lệ 29%, năm 2018 giải quyết đạt tỉ lệ 20%, năm 2019 giải quyết đạt tỉ lệ 34%, 9 tháng đầu năm 2020 tỉ lệ giải quyết án hành chính đạt tỉ lệ 41% [43; 44; 46; 47; 48; 49]. Tỉ lệ án hành chính thấp là do thẩm quyền của Tịa án nhân dân Thành phố Hà Nội mở rộng hơn nhiều, cụ thể là các khiếu kiện hành chính đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên đều thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội nên số liệu thụ lý của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tăng cao hơn nhiều so với trước đây, tính chất các vụ án ngày càng phức tạp, lực lượng thẩm phán mới của Tịa Hành chính kinh nghiệm giải quyết án hành chính khơng nhiều nên dẫn đến tình trạng án tồn cao. Tuy thời gian gần đây tỷ lệ án hành chính giải quyết đã được tăng dần nhưng so với tỷ lệ hồ sơ thụ lý vẫn chưa đáp ứng được tình hình thực tế cần giải quyết. Nhưng với số lượng các vụ án hành chính tăng theo từng năm như vậy, chứng tỏ rằng quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức ngày càng được bảo vệ, song tỉ lệ giải quyết án hành chính thấp đã ảnh hưởng rất nhiều đến quyền của người khởi kiện.

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian qua chủ yếu chỉ yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện để xác định đúng đối tượng khởi kiện. Rất ít trường hợp người khởi kiện bị trả lại đơn khởi kiện, trường hợp trả lại đơn chỉ xảy ra khi người khởi kiện khởi kiện khơng đúng đối tượng của vụ án hành chính. Ví dụ: Theo hướng dẫn của Tịa án nhân dân Tối cao, các tài liệu tập huấn năm 2012, 2013 và theo Bản án giám đốc thẩm số 05/2014/HC-GĐT ngày 22/5/2014 về việc khiếu kiện quyết định hành chính của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thì việc khiếu kiện các văn bản hành chính liên quan đến chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01/7/1991 không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án. Do đó, hiện nay Tịa án nhân dân Thành phố Hà Nội không thụ lý giải quyết đối với những quyết định hành chính liên quan đến việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01/7/1991.

Thứ hai, bảm đảm bằng quyền bình đẳng trước Tịa án

Quan hệ hành chính trên thực tế được nhận định là quan hệ bất bình đẳng giữa một bên là người có quyền và một bên là người buộc phải thực hiện. Chính vì sự bất bình đẳng như vậy nên Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã ra đời với những quy định nhằm hạn chế tối đa sự bất bình đẳng đó, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên đương sự thật sự được cân bằng khi tham gia giải quyết vụ án hành chính tại Tịa án, các bên tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, có quyền bình đẳng với nhau trong suốt quá trình tố tụng.

Quyền bình đẳng được thể hiện cụ thể ở các quy định như: Sau khi vụ án được Tịa án thụ lý, trong q trình Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiến hành xây dựng hồ sơ thì các bên đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ cho Tịa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp các bên đương sự khơng thể tự mình thu thập

chứng cứ (đây là điều thường xuyên xảy ra trong các vụ án hành chính, đặc biệt khi người khởi kiện là cá nhân) thì đương sự có quyền làm đơn u cầu Tịa án thu thập chứng cứ vì trong tố tụng hành chính, phía các cơ quan nhà nước có điều kiện thu thập, bổ sung chứng cứ để bảo vệ quyết định, hành vi hành chính của mình. Cơ quan nhà nước có nhiều lợi thế khi tranh tụng. Ngược lại, người khởi kiện đa phần là người dân chỉ có thể sử dụng chứng cứ từ những nguồn thông tin công khai hoặc do chính các cơ quan nhà nước cung cấp. Do vậy, để tạo sự bình đẳng, Điều 55 Luật TTHC 2015 quy định:“ Các đương sự của vụ án có quyền: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tịa án; Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình khơng thể thực hiện được; đề nghị Tòa án buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý; đề nghị Tòa án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản; Được biết, ghi chép và sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tịa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96…” Sau khi thu thập được các chứng cứ, thông qua phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Tịa án cơng bố cho các bên đương sự biết toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Việc tham gia phiên họp công khai chứng cứ để đảm bảo các đương sự được biết các tài liệu chứng cứ do đương sự khác cung cấp để từ đó có phương hướng bảo vệ quyền của mình. Vì đây là quyền vơ cùng quan trọng đảm bảo cho kết quả của việc khởi kiện nên trong các vụ án hành chính, các đương sự đã thực hiện và được thực hiện tốt quyền này, nên hồ sơ được xây dựng đầy đủ, khơng có án hủy sửa liên quan đến thu thập chứng cứ.

Các đương sự có quyền bình đẳng trong việc tham gia đối thoại. Phiên đối thoại các bên phải được trình bày ý kiến, quan điểm của mình. Người khởi

kiện trình bày các ý kiến, quan điểm của mình về nội dung vụ án với người bị kiện được tức là cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính và họ cũng được nghe người bị kiện phản hồi lý do ban hành các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Thơng qua quyền được đối thoại người khởi kiện, người bị kiện có thể xác định được lỗi hoặc vướng mắc đang tồn tại từ đó thay đổi cách nhìn, thay đổi quan điểm để có thể có hướng giải quyết mâu thuẫn một cách triệu để và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, Tịa án phải có nghĩa vụ đảm bảo các quyền này của các bên đương sự phải được thực hiện. Thực tế Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã và đang đảm bảo tốt các quyền này của các bên đương sự trong giải quyết vụ án hành chính. Tuy nhiên hiện nay đang tồn tại một vấn đề khách quan gây cản trở lớn cho việc Tòa án tổ chức tiến hành đối thoại giữa các bên đương sự đó là việc của người bị kiện hoặc người đại diện của người bị kiện xin vắng mặt tại Tòa trong nhiều vụ án. Đây cũng là một khó khăn cần tìm cách tháo gỡ để Tịa án có thể đảm bảo việc tổ chức đối thoại giữa các bên.

Các đương sự bình đẳng trong việc trình bày yêu cầu, ý kiến, quan điểm và đặt các câu hỏi với những người tham gia tố tụng khác tại phiên tịa, theo trình tự thủ tục tại phiên tịa thì người khởi kiện trình bày về yêu cầu khởi kiện, trình bày các căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Cũng như vậy, người bị kiện có quyền trình bày quan điểm của mình về yêu cầu khởi kiện, các căn cứ chứng minh cho việc chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận đối với yêu cầu khởi kiện; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến liên quan đến yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập (nếu có) cũng như các ý kiến liên quan đến quyền và lợi ích của mình trong vụ án. Tại phiên tịa các đương sự được đặt các câu hỏi với những người tham gia tố tụng cịn lại, trong trường hợp khơng tự đặt được câu hỏi thì có quyền đề nghị Hội đồng xét xử hỏi để làm rõ. Sau khi kết thúc phần hỏi các bên đương sự có được quyền trình bày ý kiến tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình.

Hội đồng xét xử. Trong quá trình xem xét đánh giá chứng cứ Hội đồng xét xử phải đảm bảo tất cả các chứng cứ đều được xem xét đánh giá như nhau theo qui định của pháp luật. Trên cơ sở đánh giá chứng cứ Hội đồng xét xử ban hành các bản án, quyết định. Nếu yêu cầu của người khởi kiện có căn cứ thì Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện và ngược lại, nếu các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện khơng đủ hoặc khơng có căn cứ thì Hội đồng xét xử sẽ không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Trong thực tiễn cuả Tịa Hành chính Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội, tỉ lệ phán quyết chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện thấp hơn so với việc khơng chấp nhận u cầu, nhưng cũng có nhiều vụ án đã được Tòa án xác định đối tượng bị khởi kiện không đúng và Tịa án hủy quyết định hành chính của cơ quan ban hành Quyết định. Thực tế đã có những sai sót của Ủy ban nhân dân như chậm thực hiện các thủ tục bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng tái định cư làm phát sinh thêm số tiền phải đền bù về chênh lệch giá đất giữa thời điểm có quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường với thời điểm giải quyết bồi thường, hỗ trợ thiệt hại; việc kiểm kê hiện trạng đất bị thu hồi cịn chưa chính xác dẫn đến trường hợp quyết định bồi thường đã ban hành phải thu hồi, hủy bỏ hoặc phải bổ sung nhiều lần do sai diện tích đất, sai hiện trạng đất, sai loại đất, sót tài sản, sót đối tượng phải hỗ trợ; trong việc thu thuế, truy thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, việc áp dụng pháp luật để xử lý đối với các hóa đơn liên quan đến các doanh nghiệp bị coi là bỏ trốn vẫn cịn trường hợp chưa chính xác, truy thu cả các trường hợp thực sự có nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hóa đơn của doanh nghiệp dùng để khấu trừ thuế thực sự là hóa đơn hợp pháp...đã bị hủy và người bị kiện đã phải thực hiện lại theo đúng qui định của pháp luật:

Tại Bản án sơ thẩm số 197/2018/HCST ngày 14/12/2018 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử đối với yêu cầu khởi kiện của ơng Hồng X Q đối với Quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “về việc thu hồi bằng tiến sĩ ngành của tế của ơng Hồng

X Q tại Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân” [34]. Sau khi nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử đã xử chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện: Hủy Quyết định số 4674/QĐ- BGDĐT ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “về việc thu hồi bằng tiến sĩ ngành của tế của ơng Hồng X Q tại Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân”; Kiến nghị Bộ GD&ĐT và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khơi phục lại học hàm, học vị cho ơng Hồng X Q do việc thực hiện Quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo theo quy đinh; Đình chỉ việc giải quyết vụ án đối với yêu cầu đòi bồi thường trách nhiệm dân sự của ơng Hồng X Q.

Tại Bản án sơ thẩm số 141/2019/HCST ngày 09/8/2019 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử đối với yêu cầu khởi kiện của ông Lê Văn Q và bà Nguyễn Thị L về việc khiếu kiện quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định giao đất [35]. Sau khi nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử đã xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lê Văn Q và bà Nguyễn Thị L về việc hủy Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của UBND huyện M; Tuyên hủy toàn bộ Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của UBND huyện M về việc thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 392/2003/QĐ-UB ngày 13/8/2003 của UBND huyện M về việc giao 60m2 đất cho hộ ông Lê Văn Q (L) tại thị trấn T huyện M làm nhà ở.

Qua đó có thể nhận thấy, việc xem xét, đánh giá chứng cứ và áp dụng các qui định của pháp luật để ban hành cành các bản án đúng qui định của pháp luật, bảo đảm quyền của người khởi kiện, quyền được bình đẳng trong xem xét và đánh giá các chứng cứ đã được Tịa Hành chính Tịa án nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh viêc đảm bảo quyền bình đẳng về nội dung xét xử thì Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội cịn đảm bảo quyền bình đẳng cho đương sự cả về mặt hình thức xét xử thể hiện qua việc thực hiện Thông tư số 01/2017/TT-

TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Tòa án nhân dân Tối cao qui định về phòng xử đối với từng loại vụ án. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã bố trí phịng xử án bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án của các đương sự đồng thời bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Tuy chỉ thay đổi về mặt hình thức, nhưng đây có thể coi là một bước tiến lớn trong nhận thức về cải cách tư pháp, có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo niềm tin của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vào công bằng trong giải quyết vụ án.

Thứ ba, bảo đảm bằng quyền được xét xử kịp thời, công bằng và công

khai, độc lập và không thiên vị.

Không chỉ riêng việc giải quyết các vụ án hành chính mà quyền được xét xử kịp thời, cơng bằng và công khai, độc lập và không thiên vị là mục

Một phần của tài liệu Luận văn bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 51 - 69)