Phương hướng bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các

Một phần của tài liệu Luận văn bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 79 - 84)

quyết các vụ án hành chính

Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân nói riêng và quyền của người khởi kiện nói chung đã được Đảng ta đề ra và được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đó là Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Để đạt được mục tiêu lớn lao như vậy, địi hỏi Nhà nước phải khơng ngừng hồn thiện về hệ thống pháp luật đồng thời phải nâng cao năng lực thực thi pháp luật của Bộ máy nhà nước và đặc biệt chú trọng hoạt động bảo vệ pháp luật vì hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm sự thành công của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Khi nói đến hoạt động bảo vệ pháp luật thì hoạt động của cơ quan tư pháp - mà Tòa án nhân dân là trung tâm - hoạt động chủ yếu đảm bảo một xã hội thượng tôn pháp luật. Trong lĩnh vực Tố tụng hành chính, thì vai trị của Tịa án nhân dân đối với việc thực thi pháp luật lại càng mang tính cần thiết vì bản chất quan hệ pháp luật Hành chính là quan hệ bất bình đẳng giữa một bên là cơ quan có thẩm quyền và một bên là người thực hiện. Do đó việc Tịa án xem xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc, quyết định giải quyết khiếu nại đối với các quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri chính là đảm bảo cho việc thi hành pháp luật của cơ quan hành chính vận hành đúng theo qui định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Xuất phát từ mục tiêu, định hướng cải cách tư pháp, các phương hướng đặt ra đối với việc giải quyết các vụ án hành chính để đảm bảo quyền của người khởi kiện hiện nay là:

3.1.1. Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính với chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền con hành chính với chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Tại Kết luận của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 20/7/2010, của Ban Bí thư khóa X về cơng tác nhân quyền trong tình hình mới nêu rõ, việc thể chế hóa đường lối của Ðảng, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là Quốc hội đã thơng qua Hiến pháp năm 2013; từ đó, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, thực thi quyền con người và ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền con người.

Tại Kết luận của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 44-CT/TW ngày 20/7/2010, của Ban Bí thư khóa X nêu rõ: Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; đưa các quy định về quyền con người vào cuộc sống một cách hiệu quả, thiết thực, phù hợp điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa cải cách tư pháp, cải cách hành chính; mở rộng, tăng cường dân chủ ở cơ sở. Phát huy mạnh mẽ những thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, bảo đảm ngày càng tốt hơn và thúc đẩy quyền con người trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt giảm nghèo bền vững và bảo đảm quyền của những nhóm dễ bị tổn thương.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,

lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân [11].

Từ những khẳng định trên thể hiện: Ở Việt Nam, quan điểm của Đảng Cộng sản nói chung, quan điểm về quyền con người và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp nói riêng là kim chỉ nam cho mọi hành động của Nhà nước. Cho nên, việc bảo đảm một trong những quyền của con người, quyền cơng dân đó là quyền của người khởi kiện cũng phải được xây dựng dựa trên các quan điểm về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người của Đảng.

Trong số các cơ quan tư pháp, người ta thường nhắc đến Tòa án nhân dân như là hiện thân của công lý, của sự công bằng. Mỗi con người, mỗi công dân trong một xã hội đều mong muốn khi xảy ra tranh chấp đặc biệt là tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan có quyền lực thì các tổ chức, cá nhân có chỗ dựa và niềm tin gửi đơn khởi kiện đến Tịa án - nơi họ có thể chắc chắn rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ luôn luôn được sự bảo hộ đáng tin cậy - cơ quan giữ vị trí trung tâm và có vai trị quyết định trong hệ thống tư pháp.

3.1.2. Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính với bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, bảo vệ cơng lý hành chính với bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, bảo vệ công lý

Theo qui định tại Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thì: Ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật [28]. Như vậy, Tòa án nhân dân là cơ quan bảo vệ sự công bằng, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân thông qua việc thực hiện quyền tư pháp mà Nhà nước giao. Hoạt động tư pháp đặc trưng của Tòa án đó là hoạt động xét xử, thơng qua hoạt động xét xử, Tịa án thể hiện là nơi trực tiếp bảo vệ công lý, bảo vệ tính thiêng liêng, hiệu lực và sức mạnh của pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vị trí tối cao của pháp luật chỉ có thể đạt được khi pháp luật được

tuân thủ một cách nghiêm túc, triệt để. Trong tố tụng hành chính thì Tịa án thụ lý, giải quyết các khiếu kiện hành chính liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước, Tịa án xem xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải khiếu nại vụ việc cạnh tranh và danh sách cử tri, phán quyết của Tòa án tuân thủ pháp luật sẽ tạo nên một nền hành chính trong sạch, vì dân và đem lại niềm tin cho nhân dân. Chính vì vậy, trong q trình tố tụng hành chính, Tịa án tn thủ pháp luật, bảo vệ công lý ở mức độ nào thì quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được bảo đảm đến chừng ấy.

3.1.3. Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính với các nhiệm vụ cải cách tư pháp và cải cách hành chính hành chính với các nhiệm vụ cải cách tư pháp và cải cách hành chính

Cải cách hành chính, cải cách tư pháp ln là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu được Đảng, Trong các đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước luôn đề cao các nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, ngun tắc bình đẳng, cơng bằng, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện pháp luật. Để hoạt động của các cơ quan tư pháp ngày càng nâng cao phù hợp với sự phát triển và đáp ứng được yêu cầu của xã hội, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về vấn đề này trong đó có Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Trong thời gian qua, nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp và cải cách hành chính được thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật và được triển khai đạt kết quả trên thực tế. Đại hội Đảng lần thứ XII khẳng định mục tiêu chiến lược là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ [11]. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện"

(Điều 3) [28]. Chiến lược cải cách tư pháp đã đề ra mục tiêu "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" [5]. Để thực hiện các mục tiêu, Chiến lược cải cách tư pháp đã xác định 8 nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ bảo đảm quyền con người, quyền công dân được đặt trong nhiệm vụ đầu tiên.

Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận cơng lý; người dân chỉ nộp đơn đến tịa án, tịa án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn... tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa cơng dân và cơ quan cơng quyền trước tịa án [5].

Để hiện thực hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Đối với các cơ quan Tư pháp nói riêng cần chú trọng đến Chiến lược cải cách tư pháp. Cụ thể phải đổi mới việc bố trí phịng xử hợp lý đối với từng loại vụ án, tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Đồng thời, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp...

Từ khi Luật tố tụng Hành chính được ban hành và có hiệu lực cùng với sự phát triển của xã hội, các khiếu kiện hành chính có chiều hướng tăng về số lượng và tính chất phức tạp. Bên cạnh đó, do nhận thức của người dân ngày càng cao, các công ty tư vấn luật phát triển dẫn đến hịi hỏi của cơng dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp cũng chặt chẽ và cao hơn rất nhiều so với trước đây; Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp

luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác. Nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi hoạt động xét xử của Tịa án nói chung và của Tịa Hành chính nói riêng phải đảm bảo thủ tục chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong giải quyết vụ án. Chính vì vậy giải quyết vụ án hành chính khơng thể tác rời với công cuộc cải cách tư pháp và cải cách hành chính ở nước ta.

Một phần của tài liệu Luận văn bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 79 - 84)