Các điều kiện bảo đảm xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Luận văn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 38)

phạm hành chính, quyết định xử phạt đến cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cá nhân vi phạm công tác hoặc cư trú và đến cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi tổ chức vi phạm đăng ký hoạt động.

1.2.3.4.Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chỉ được thực hiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, các nghị định

khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến phịng

cháy, chữa cháy và phải thực hiện theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

1.2.3.5. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo đúng quy định tại Điều 62 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính năm 2002.

1.3. Các điều kiện bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy vực phòng cháy, chữa cháy

Luật pháp là điều kiện đầu tiên và quyết định tới việc đảm bảo việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC có thực hiện hiệu quả hay không! Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung

và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà

nước hữu hiệu, mà cịn tạo mơi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hố đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những

giá trị mới. Pháp luật chính là thước đo sự chuẩn mực theo những quy định

chung, luật pháp có hợp lý, hồn thiện, đầy đủ, sát thực thì mới đảm bảo cho

công tác xử phạt VPHC được diễn ra suôn sẻ, công bằng, bao trùm được các đối tượng và các trường hợp vi phạm.

Trong lĩnh vực PCCC, về mặt pháp lý chính là cơ sở quan trọng để thực thi việc XP VPHC. Bởi có những căn cứ pháp lý chính thống thì chủ thể có thẩm quyền xử phạt mới có thể tiến hành cưỡng chế, xử phạt buộc đối tượng vi phạm phải tuân thủ những hình thức xử phạt. Có những quy chuẩn chung về

pháp lý trong XP PCCC cũng là chuẩn mực để các cá nhân, tổ chức bám sát để

thực hiện theo trong suốt q trình sinh hoạt, kinh doanh bn bán, đảm bảo

các yếu tố phòng cháy chữa cháy như pháp luật đã quy định. Tính pháp lý

trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC thể hiện qua hệ thống văn bản đầy

đủ, hồn thiện, khơng chồng chéo, cũng giúp người dân tuân thủ pháp luật với

tinh thần thượng tôn pháp luật, chỉ làm những điều pháp luật cho phép.

Việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC được thực hiện dựa trên cơ sở

các quy định chung về xử phạt vi phạm hành chính và quy định pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.

Quy định chung của pháp luật về xử phạt VPHC hiện nay bao gồm:

-Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính Phủ quy định,

chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; - Nghị định số 167/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phịng, chống bạo lực gia đình;

-Các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013); Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày

31/7/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật

Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng

cháy, chữa cháy;

-Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, bắt buộc.

Nhìn chung hệ thống quy phạm pháp luật để xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, nhất là các văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật điều chỉnh đối với một số loại hình cơ sở mới xuất hiện như: chung cư mini, nhà ở chuyển đổi cơng năng, tính chất sử dụng

thành nhà nghỉ, khách sạn, văn phòng cho thuê, quán karaoke…; nhà dân kết

hợp để ở và sản xuất, kinh doanh, xen cài trong khu dân cư; nhà máy lọc hóa dầu; cơng trình nhiều tầng hầm, hầm đường bộ, hầm đường sắt, cơng trình

siêu cao tầng (trên 75m)... Một số dự án, cơng trình đặc thù phải áp dụng tiêu

chuẩn kỹ thuật của nước ngoài nhưng nội dung chưa phù hợp với điều kiện, đặc điểm hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam nên khó thực hiện.Hệ thống văn bản

pháp luật quy định về đầu tư, xây dựng và PCCC còn nhiều điểm chưa thống nhất trong thực hiện thủ tục thẩm duyệt về PCCC, nghiệm thu về PCCC với thủ tục cấp phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng, nghiệm thu hồn cơng. Do

đó, cần có sự hồn thiện hơn về pháp lý để đảm bảo công tác xử phạt VPHC

trong lĩnh vực PCCC được đảm bảo.

1.3.2.Về chính trị

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng tới công tác xử phạt

VPHC trong lĩnh vực PCCC chính là điều kiện quan trọng để đảm bảo công

tác này được thực hiện hiệu quả. Sự quan tâm này thể hiện qua những chính

sách của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC

trên địa bàn các cấp, những văn bản kịp thời đáp ứng được công tác XP

VPHC trong tình hình mới, những chính sách liên quan đến nguồn nhân lực

làm công tác PCCC và xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, quan tâm đến

trang thiết bị PCCC, tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCCC cho toàn dân… Dưới những nghị quyết của Đảng, quy phạm pháp luật sẽ được nhân rộng tới

các địa phương, làm đòn bẩy thúc đẩy việc thực thi pháp luật, đảm bảo công

tác PCCC và xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC đạt hiệu quả.

Điều kiện đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC về

chính trị: cơ quan chuyên trách là lực lượng phòng cháy, chữa cháy các cấp,

các phòng cảnh sát phịng cháy chữa cháy thuộc Cơng an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp huyện, phường, lực lượng dân quân kiêm nhiệm ở các phường, xã, thị trấn.

Cùng với lực lượng cảnh sát PCCC thì ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương cịn có sự vào cuộc của các sở ban ngành như Sở Lao động, thương binh và xã hội, Quản lý thị trường, Sở Công thương, Sở giáo dục và đào tạo, Thanh tra tỉnh… Đây là lực lượng vừa đóng vai trị tun truyền,

giáo dục thay đổi nhận thức, hành vi của chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC vừa là một trong những thành phần chủ chốt của đồn kiểm

Bên cạnh đó, việc đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

PCCC cịn được thực hiện có hiệu quả từ sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc tuyên truyền của cả hệ thống chính trị, trong đó phải kể đến các ban ngành đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, ban chỉ huy quân sự, dân quân tự vệ, lực lượng an ninh khu dân cư, tổ tự quản…

1.3.3.Về nhân lực

Để đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đạt hiệu quả cao thì nhân lực là một trong những yếu tố mang tính quyết định. Đội ngũ cảnh sát PCCC phải là những người có năng lực chuyên mơn tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết và nắm bắt rõ các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.

Đây cũng là lực lượng phải thường xuyên sâu sát cơ sở để kịp thời phát hiện những sai phạm, tuyên truyền, giáo dục chủ thể sai phạm sửa chữa, bổ

sung các biện pháp đảm bảo an tồn PCCC kịp thời. Cùng với đó, đây cũng phải là đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng để tránh xa được những cám dỗ từ việc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính tại các cơ sở.

Với địa bàn rộng, các cơ sở kinh doanh, sản xuất ngày một lớn, nguy cơ

cháy nổ cao, đội ngũ cảnh sát PCCC không chỉ cần chuyên mơn vững vàng, nghiệp vụ tốt mà cịn cần bổ sung số lượng đầy đủ chỉ tiêu ở các bộ phận, đặc biệt cần tăng cường lực lượng ở các thành phố lớn, nơi có nguy cơ xảy ra

cháy nổ cao hơn.

Chủ thể xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trực tiếp ở đây là lực lượng Cảnh sát PCCC, các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Trước hết để đảm bảo pháp luật về VPHC trong lĩnh vực PCCC được thực thi một cách công bằng và nghiêm minh thì chủ thể xử phạt VPHC phải có nhận thức đúng đắn về các quy định của pháp luật trong XP VPHC, phải đứng trên

pháp của các cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo hộ để đưa ra quyết định xử

phạt một cách chính xác, đảm bảo cơng bằng trong việc thực thi pháp luật.

Tuy nhiên, để có được nhận thức nêu trên cịn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của cán bộ Cảnh sát PCCC, trong đó cơng tác tổ chức cán bộ là yếu tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực hiện pháp luật về xử phạt

VPHC trong lĩnh vực PCCC - chỉ khi chủ thể xử lý - những người thực thi

pháp luật thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, có hiểu biết về pháp luật, xử

lý nghiêm minh, công bằng, không sa ngã trước những cám dỗ, khơng vi phạm pháp luật, có đạo đức trong sáng… tạo được niềm tin trước Đảng, Nhà nước và nhân dân thì việc thực thi pháp luật mới đảm bảo được tính pháp chế

xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xử phạt VPHC.

1.3.4.Về tài chính, cơ sở vật chất

Để việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC diễn ra hiệu quả thì cịn cần đến sự quan tâm đầu tư về tài chính và cơ sở vật chất. Điều kiện làm việc của

các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt VPHC, trang thiết bị, dụng cụ cần thiết có trong q trình thanh tra, kiểm tra cần thiết phải được đầu tư. Bên cạnh đó, chi phí cho mỗi đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề, nhất

là đối với đội ngũ không chuyên trách cũng là một trong những điểm cần chú

ý để đảm bảo hoạt động an toàn PCCC được diễn ra hiệu quả. Việc xử phạt

VPHC trong lĩnh vực PCCC cịn u cầu phải có sự đầu tư về công nghệ

thông tin, điện tử để kịp thời phát hiện những sai phạm về đảm bảo an toàn

PCCC trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 hiện nay.

Trong giai đoạn 2015 - 2019, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã xây dựng

mới 96.792 phương án chữa cháy, tổ chức thực tập 52.032 phương án, trong đó có 3.642 phương án xử lý tình huống cháy, nổ lớn có huy động nhiều lực lượng tham gia nhằm tăng cường khả năng phối hợp, hiệp đồng trong xử lý

chiến đấu 24/24 giờ, luôn bảo đảm về quân số, phương tiện, sẵn sàng xử lý tốt

các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở như ở các khu công nghiệp, doanh nghiệp, nhà xưởng... chưa thực sự coi trọng công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, việc thực hiện cịn mang tính hình thức, đối phó; nhiều phương án chữa cháy sơ sài, tình huống giả định cháy thường có diện tích nhỏ, dễ xử lý, chưa sát với thực tế. Các điều kiện bảo đảm phục vụ cho công tác huấn luyện chưa được chú trọng xây dựng, như cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện còn nghèo nàn,diện tích cơ sở chật hẹp, chủ yếu là huấn luyện cơ bản, chưa có trung tâm huấn luyện chuyên sâu phù hợp với đặc thù các cơng trình,

tính chất cháy, nổ để có thể huấn luyện Cảnh sát PCCC có tính chun nghiệp cao, tinh nhuệ. Phương tiện chữa cháy và CNCH thiếu; trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho chiến sĩ chữa cháy cịn thiếu, có loại đã cũ và lạc hậu,gây khó khăn

trong việc triển khai các hoạt động chữa cháy và CNCH. [21, tr.12-18]

Tại nhiều địa phương như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí

Minh... nhiều khu dân cư tập trung nằm trong ngõ, hẻm sâu, xe chữa cháy

không tiếp cận được. Mật độ các phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông, nhiều đô thịthường xuyên xảy ra ùn, tắc, khi có cháy xảy ra, Cảnh sát

PCCC rất khó di chuyển kịp thời đến địa điểm cháy; nhiều trường hợp do thời gian kéo dài dẫn đến cháy lan, cháy lớn làm tăng thêm nhiều khó khăn cho

công tác chữa cháy. Nhiều nơi hệ thống cấp nước chữa cháy đô thị, các khu

công nghiệp chưa bảo đảm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, chưa bảo đảm số lượngtrụ nước cũng nhưkhoảng cách giữa các trụ và áp lực cung cấp nướcđể thực hiện chữa cháy (điển hình như: Thành phố Hà Nội thiếu gần 7000 trụ nước, 300 bể nước, 400 bến lấy nước chữa cháy so với tiêu chuẩn, quy chuẩn; Tỉnh Khánh Hòa mới chỉ bố trí được 276 trụ nước chữa cháy, cịn thiếu 3.559 trụ; Thành phố Hải Phịng đã bố trí khoảng 1.800 trụ nước chữa cháy nhưng

trong đó đã có 299 trụ hỏng hóc, cịn thiếu khoảng 3.500 trụ nước). Trong khi

đó, nguồn nước tự nhiên ở các ao, hồ, sơng, ngịi có thể sử dụng chữa cháy

ngày càng cạn kiệt do bị san lấp, xây dựng cơng trình che chắn mất lối vào lấy

nước, hoặc chưa xây dựng các bến lấy nước cho xe chữa cháy, nhiều khu vực

khơng có nguồn nước chữa cháy. Trước thực trạng này, càng cần thiết phải

chú trọng điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất để việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC được đảm bảo.[21, tr.20-25]

Tiểu kết chương 1

Xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC là nhằm đảm bảo an toàn PCCC và hoạt động quản lý nhà nước đúng mục đích, đúng nội dung, là biện pháp đảm bảo công tác QLNN về PCCC đạt hiệu quả cao; là công cụ để bảo vệ và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, giữ vững trật tự kỷ luật nhà nước, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về PCCC. Để giải quyết vấn đề này, Chương 1 đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và cơ sở pháp luật về vi phạm hành

chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC như khái niệm, ý nghĩa, thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC. Những nội dung trên là cơ sở lý luận và pháp luật quan trọng cho hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội được

Chương 2:

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁYTỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong

Một phần của tài liệu Luận văn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)