Kết quả đạt được trongxử phạt viphạm hành chính trong lĩnh

Một phần của tài liệu Luận văn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 57 - 67)

vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng

cháy, chữa cháy

* Xử phạt vi phạm hành chính của Cơng an nhân dân - Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ

Trong quá trình thực hiện hoạt động thanh, kiểm tra và thực thi nhiệm vụ, nhóm chủ thể: Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành cơng vụ có quyền với quyền hạn: Phạt cảnh cáo và phạt tiền đến đến 500.000 đồng là nhóm chủ thể chiếm mức nhỏ trong việc xử phạt các vi phạm hành chính. Chiến sĩ cơng

an nhân dân đang thi hành công vụ mà bắt gặp những sai phạm trong lĩnh vực PCCC của các cá nhân, đơn vị thường chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo. Số tiền phạt không đáng kể. Cụ thể qua các năm từ 2015-2019:

Năm 2015,tính riêng lĩnh vực PCCC ở thành phố Hà Nội, lực lượng chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ đã tiến hành 450 lượt

thanh, kiểm tra tại 879 cơ sở, tiến hành xử phạt 250 triệu đồng.

Năm 2016, tiến hành 480 đợt kiểm tra, tại 890 cơ sở, tiến hành xử phạt số tiền 270 triệu đồng.

Năm 2017, tiến hành 470 đợt kiểm tra tại 885 cơ sở, xử phạt 260 triệu đồng. Năm 2018, tiến hành 518 đợt kiểm tra tại 938 cơ cở, xử phạt 300 triệu đồng. Năm 2019, tiến hành 558 đợt kiểm tra tại 1022 cơ sở, xử phạt số tiền 415 triệu đồng.

Như vậy có thể thấy, qua 5 năm từ 2015-2019, số lượt thanh, kiểm tra của các chiến sỹ công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có xu hướng tăng lên,

cùng với đó, số cơ sở được thanh, kiểm tra, tương ứng với mức tiền phạt cũng

tăng lên. Năm 2017 có giảm nhẹ và tăng đột biến từ năm 2018, dưới tác động của Nghị quyết số 05 của HĐND thành phố Hà Nội ngày 04/7/2017 ra đời

quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa

cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật

Phịng cháy, chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực.

- Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ: Đây là nhóm chủ thể xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

phịng cháy, chữa cháy thường có mặt trong các đợt thanh, kiểm tra theo

chuyên đề, theo đợt kiểm tra hàng năm. Với quyền hạn phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 1.500.000 đồng, trong 5 năm từ 2015-2019, những vụ, việc vi phạm

PCCC thuộc thẩm quyền xử phạt của trạm trưởng, đội trưởng của Chiến sỹ

Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ là 3.589 lượt đơn vị, lập 2.554 biên

bản kiểm tra (trong đó có kiểm tra chuyên đề nhà cao tầng, các cơ sơ kinh

doanh xăng dầu, cơ sở kinh doanh gas, khí đốt hóa lỏng, cơ sở làng nghề, cơ sở, nhà hàng kinh doanh dịch vụ, khách sạn, karaoke…). Qua công tác kiểm

tra đã phát hiện 20.000 các lỗi vi phạm, tồn tại, thiếu sót về PCCC, viết 167

công văn hướng dẫn các cơ sở khắc phục kịp thời, đã kiến nghị các biện pháp

khắc phục để đảm bảo PCCC. Xử lý 2.076 trường hợp vi phạm các quy định

trong lĩnh vực PCCC, phạt hành chính với số tiền 1.052.000 nghìn đồng (một tỷ, khơng trăm năm mươi hai nghìn đồng).

Cụ thể qua các năm như sau:

Năm 2015, đã tiến hành lập biên bản xử phạt 759 cơ sở, tiến hành xử phạt 550 triệu đồng.

Năm 2016, tiến hành 480 đợt kiểm tra, tại 890 cơ sở, tiến hành xử phạt số tiền 270 triệu đồng.

Năm 2017, tiến hành 470 đợt kiểm tra tại 885 cơ sở, xử phạt 260 triệu đồng.

Năm 2018, tiến hành 518 đợt kiểm tra tại 938 cơ cở, xử phạt 300 triệu đồng.

Năm 2019, tiến hành 558 đợt kiểm tra tại 1022 cơ sở, xử phạt số tiền 415 triệu đồng.

- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn:

Với quyền hạn phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 2.500.000 đồng, và tịch

thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc khơi phục lại tình trạng

ban đầu, trong 5 năm từ 2015-2019, những vụ, việc vi phạm PCCC thuộc thẩm quyền xử phạt của trưởng Công an xã, phường, thị trấn là 4.570 lượt đơn vị, lập 1.810 biên bản kiểm tra. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện

35.000 các lỗi vi phạm, tồn tại, thiếu sót về PCCC, đã kiến nghị các biện pháp

khắc phục để đảm bảo PCCC. Xử lý 2.400 trường hợp vi phạm các quy định

trong lĩnh vực PCCC, phạt hành chính với số tiền 1.280.000 nghìn đồng (một tỷ, hai trăm tám mươi nghìn đồng).

Cụ thể qua các năm như sau:

Năm 2015,lập biên bản xử phạt 200 cơ sở, tiến hành xử phạt 150 triệu đồng.

Năm 2016, tiến hành 350 đợt kiểm tra, tiến hành xử phạt số tiền 210 triệu đồng.

Năm 2017, tiến hành 300 đợt kiểm tra, xử phạt 260 triệu đồng. Năm 2018, tiến hành 450 đợt kiểm tra, xử phạt 300 triệu đồng.

- Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phịng Cảnh sát giao

thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng

phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về mơi trường, Trưởng phịng Cảnh

sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh và Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cấp huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy:

Với quyền hạn: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với

hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, trong 5 năm từ 2015-2019, chủ thể đại diện QLNN đã xử phạt cụ thể như sau:

Năm 2015,xử phạt 250 cơ sở, với số tiền xử phạt: 650 triệu đồng.

Năm 2016, tiến hành 230 đợt kiểm tra, tiến hành xử phạt số tiền 750 triệu đồng.

Năm 2017, tiến hành 230 đợt kiểm tra, xử phạt 760 triệu đồng. Năm 2018, tiến hành 240, xử phạt 800 triệu đồng.

Năm 2019, tiến hành 320 đợt kiểm tra, xử phạt số tiền 820 triệu đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 389 đơn vị, tạm dừng hoạt động có thời hạn 215 cơ sở.

- Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng

cháy, chữa cháy thành phố Hà Nội:

Với quyền hạn: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với

hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt

động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Giám đốc Cơng an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, trong 5 năm 2015-2019, đã tiến hành xử phạt:

Năm 2015, xử phạt 150 cơ sở, với số tiền xử phạt: 2 tỷ đồng.

Năm 2016, tiến hành 170 đợt kiểm tra, tiến hành xử phạt số tiền 3,2 tỷ đồng.

Năm 2017, tiến hành 250 đợt kiểm tra, xử phạt 4,4 tỷ đồng. Năm 2018, tiến hành 340 đợt kiểm tra, xử phạt 5,5 tỷ triệu đồng. Năm 2019, tiến hành 475 đợt kiểm tra, xử phạt số tiền 8, 6 tỷ đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 415 đơn vị, tạm dừng hoạt động có thời hạn 325 cơ sở.

* Xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp -Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Với quyền hạn phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành

vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, trong 5 năm qua, các chủ tịch UBND cấp xã, phường ở thành phố Hà Nội đã tiến hành xử phạt:

Năm 2015, xử phạt 350 cơ sở, với số tiền xử phạt: 500 triệu đồng.

Năm 2016, tiến hành 370 đợt kiểm tra, tiến hành xử phạt số tiền 620 triệu đồng.

Năm 2017, tiến hành 450 đợt kiểm tra, xử phạt 770 triệu đồng. Năm 2018, tiến hành 345 đợt kiểm tra, xử phạt 850 triệu đồng.

Năm 2019, tiến hành 573 đợt kiểm tra, xử phạt số tiền 960 triệu đồng.

-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Với quyền hạn: Phạt cảnh cáo;Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với

quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, chủ tịch UBND cấp huyện, quận ở thành phố Hà Nội đã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC

giai đoạn 2015-2019 như sau:

Năm 2015, xử phạt 112 cơ sở, với số tiền xử phạt: 950 triệu đồng.

Năm 2016, tiến hành 130 đợt kiểm tra, tiến hành xử phạt số tiền 1.270 triệu đồng.

Năm 2017, tiến hành 250 đợt kiểm tra, xử phạt 1,350 triệu đồng. Năm 2018, tiến hành 270 đợt kiểm tra, xử phạt 1.430 triệu đồng.

Năm 2019, tiến hành 280 đợt kiểm tra, xử phạt số tiền 1.500 triệu đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 216 đơn vị, tạm dừng hoạt động có thời hạn 270 cơ sở.

-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Với thẩm quyền: Phạt cảnh cáo;Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với

hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy;Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, trong giai đoạn 2015-2019, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành xử phạt những vi phạm phòng

cháy chữa cháy như sau:

Năm 2015, xử phạt 145 cơ sở, với số tiền xử phạt: 2 tỷ đồng. Năm 2016, xử phạt 157 cơ sở, với số tiền phạt 2,25 tỷ đồng. Năm 2017, xử phạt 189 cơ sở, phạt tiền 3, 1 tỷ đồng.

Năm 2018, xử phạt 250 cơ sở, phạt tiền 4,5 tỷ đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 277 đơn vị, tạm dừng hoạt động có thời hạn 217 cơ sở.

* Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Cơng an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ, Trưởng Công

an xã, phường, thị trấn, Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phịng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phịng, chống tội phạm về mơi trường, Trưởng

phịng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh và Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cấp huyện thuộc Sở Cảnh sát

phòng cháy, chữa cháy, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Chủ tịch UBND các cấp tỉnh, huyện, xã có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành

chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

Trong 5 năm 2015-2019, theo thống kê của Công an Hà Nội, có tất cả

34.789 biên bản tại 54.778 đơn vị được ủy quyền thực hiện, qua đó đã xử lý

105.788 lỗi vi phạm trong lĩnh vực PCCC, phạt tiền tất cả 11 tỷ đồng.

2.2.2.2. Việc thực hiện trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Trong việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC đã tuân thủ việc thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản, trong giai đoạn 2015-2019, đã có 3.200 biên bản được lập đối với hình thức này ở các lỗi vi phạm hành chính đơn giản, số tiền

thu được là trên 600 triệu đồng.

Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là phạt tiền trên

200.00 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm

hành chính theo quy định, nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để ra quyết định xử phạt theo đúng quy định. Theo thống kê, số vụ việc này trong 5 năm qua là 2.570 vụ việc, tiến hành xử phạt thu được 835 triệu đồng.

2.2.2.3. Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

* Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy thì áp dụng các biện pháp tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008. Trong một số trường hợp, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính là cần thiết để đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy được tuân thủ nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trong 5 năm 2015-2019, đã có khá nhiều trường hợp phải sử dụng đến biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính cụ thể như: Tạm giữ người; Áp giải người vi phạm; Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Khám người; Khám phương tiện vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Quản lý người nước

ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất…Nhờ có biện pháp ngăn chặn kịp thời nên đã phịng ngừa được nhiều vụ việc có

nguy cơ gây cháy, nổ.

* Thu nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền về vi phạm hành chính trong lĩnh vực

phòng cháy, chữa cháy phải nộp tiền phạt đúng thời hạn tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002

và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính năm 2008 và được nhận biên lai thu tiền phạt. Việc thu nhận tiền phạt phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành theo đúng quy định.

Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngồi giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Người bị phạt có quyền chưa nộp tiền phạt nếu khơng có biên lai

Một phần của tài liệu Luận văn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)