Tổ chức, nguồn lực thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 40 - 73)

2.1. Cơ cấu, tổ chức, nguồn lực thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ

2.1.2. Tổ chức, nguồn lực thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ

tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Về quy mơ, trình tự đầu tư xây dựng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Các dự án trong ngành KSND là các dự án thuộc nhóm B, C có giá trị dưới 230 tỷ đồng, trong đó các dự án nhóm C có giá trị dưới 120 tỷ đồng chiếm đại đa số. Các dự án chủ yếu là xây dựng trụ sở làm việc, nhà lưu trú công vụ, Nhà giảng đường, thư viện, nhà hành chính trường Đại học Kiểm sát, hệ thống thơng tin … nhằm mục đích phục vụ nhu cầu làm việc, sinh hoạt và các nhiệm vụ cần thiết khác.

-Căn cứ để xác định quy mô xây dựng trụ sở là số biên chế của đơn vị do Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao. Từ số biên chế của đơn vị đối chiếu với quy định của Chính phủ về định mức, tiêu chuẩn sử dụng trụ sở làm việc để xác định diện tích làm việc cho từng chức danh , diện tích cơng cộng, diện tích phụ trợ và phục vụ.

- Các dự án có giá trị không lớn nên Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa là nơi ra quyết định chuẩn bị đầu tư, vừa là nơi phê duyệt dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật), phê duyệt kế hoạch đầu thầu và cũng là nơi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, như vậy quá trình tổ chức thực hiện dự án đầu tư như là một chuỗi các công việc khép kín.

- Các dự án đầu tư, sau khi có chủ trương đầu tư, đã được đăng ký danh mục đầu tư, chỉ có những dự án nào có quyết định phê duyệt dự án (hoặc báo cáo Kinh tế-kỹ thuật) trước ngày 30 tháng 10 hàng năm mới được ghi vốn đầu tư trong kế hoạch vốn năm sau. Đây là một trong những hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng của ngành Kiểm sát.

Thẩm quyền gắn với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: + Phê duyệt chủ trương đầu tư.

+ Phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật. + Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

+ Phê duyệt quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành.

- Cục Kế hoạch – Tài chính: Cơ quan quản lý ngành về đầu tư và xây dựng, trực tiếp giúp lãnh đạo Viện tất cả các khâu của quá trình đầu tư và xây dựng. Trong đó cụ thể như sau:

+ Là cơ quan đầu mối thẩm định chủ trương đầu tư; tổng hợp kế hoạch đầu tư xây dựng, giúp lãnh đạo Viện quản lý công tác quản lý quy hoạch, chất

lượng, kỹ thuật được đầu tư từ mọi nguồn vốn; thẩm định hồ sơ xin phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản, chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, giá gói thầu để trình Lãnh đạo Viện (người quyết định đầu tư) xem xét quyết định phê duyệt;

+ Thẩm tra hồ sơ quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng;

+ Tổ chức hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các trình tự, thủ tục đầu tư, công tác quản lý quy hoạch, thiết kế - dự toán, chất lượng, kỹ thuật, giám sát đánh giá đầu tư trong đầu tư xây dựng đối với các Chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn cho Chủ đầu tư.

- Chủ đầu tư: Là Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao làm chủ đầu tư các dự án tại địa phương đó. Trong đó cụ thể như sau:

+ Có trách nhiệm lựa chọn các đơn vị tư vấn để thực hiện các công việc như lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát, kiểm toán.... thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư.

+ Trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thẩm tra phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành.

+ Tổ chức cơng tác đấu thầu theo quy định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

+ Triển khai thực hiện các dự án do mình làm chủ đầu tư để đưa cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng đáp ứng nhiệm vụ công tác của các đơn vị mình quản lý.

Nguồn nhân lực tổ chức thực hiện

Tại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Cục Kế hoạch – Tài chính (Cục 3) có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện các công tác sau đây:

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực tài chính, ngân sách, kế tốn, đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, chính sách chế độ trong ngành Kiểm sát nhân dân theo qui định của pháp luật;

-Tổ chức thực hiện việc mua sắm tập trung để cấp phát một số loại tài sản và tổ chức việc may sắm trang phục thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo qui định của pháp luật;

- Tổ chức hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực kế hoạch - tài chính của Viện kiểm sát nhân dân;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao.

Tổ chức bộ máy, biên chế của Cục 3:

+ Lãnh đạo Cục:

+ Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.

+ Các phịng: Phịng Tham mưu tổng hợp; Phịng Kế hoạch ngân sách; Phịng Tài chính kế tốn; Phịng Đầu tư xây dựng; Phịng Tài sản và Trang phục. Việc thành lập, sáp nhập, chi tách, giải thể các phòng trực thuộc Cục do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng và Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ.

Biên chế của Cục 3 thuộc biên chế công chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của đơn vị và thẩm định của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phịng Tham mưu, tổng hợp:

- Cơng tác quản trị, hành chính, cơng tác tổ chức, cơng tác thi đua khen thưởng, công tác văn thư, lưu trữ;

- Công tác quản lý chung, tổng hợp, xây dựng chương trình cơng tác năm, báo cáo công tác tuần, tháng, quý, năm, báo cáo thi đua và các báo cáo khác theo quy định của ngành và do lãnh đạo Cục giao. Giúp Cục trưởng duy trì hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001-2008 trong hoạt động của Cục;

- Chủ trì, phối hợp với các phịng nghiệp vụ trong Cục, giúp Cục trưởng trình lãnh đạo Viện tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị tập huấn về các chế độ, chính sách của Nhà nước trong tồn ngành; tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơng tác tài chính của Ngành;

- Thực hiện việc chi tiêu phục vụ hoạt động thường xuyên của Cục, các nội dung khác của toàn Ngành theo chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thực hiện các quy định của Nhà nước về chế độ kế tốn, tài chính theo quy định của pháp luật; phối hợp với các phòng trong Cục trong thực hiện nhiệm vụ chung;

-Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Cục trưởng phân công.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phịng Kế hoạch ngân sách:

- Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ trong Cục, nghiên cứu giúp Cục trưởng trong việc lập dự tốn tồn Ngành; xây dựng định mức phân bổ ngân sách; thực hiện phân bổ, điều chỉnh dự tốn ngân sách tồn ngành các nguồn vốn, theo quy định của pháp luật về ngân sách. Giúp Cục trưởng trong việc kiểm tra, theo dõi, tổng hợp dự toán, điều hành ngân sách tồn Ngành;

- Nghiên cứu chế độ, chính sách, các hoạt động đặc thù của ngành Kiểm sát để tham mưu cho Cục trưởng báo cáo lãnh đạo Viện kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định các chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân;

- Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ trong Cục nghiên cứu xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn và điều hành công tác kế hoạch ngân sách của Ngành;

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đầu tư xây dựng:

- Hướng dẫn, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, kiểm tra, thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng cơng trình trong tồn ngành theo quy định của pháp luật và của ngành;

-Thẩm định báo cáo, đề xuất chủ trương đầu tư và dự thảo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án trong ngành;

-Chủ trì, phối hợp với các phịng nghiệp vụ trong Cục nghiên cứu đề xuất với Cục trưởng về cơng tác đầu tư xây dựng;

- Phối hợp với phịng Kế hoạch ngân sách, nghiên cứu giúp Cục trưởng trong việc hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư xây dựng, phân bổ, điều chỉnh vốn đầu tư xây dựng trong toàn ngành;

-Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Cục trưởng phân cơng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phịng Tài chính kế toán:

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính kế tốn, quản lý, sử dụng ngân sách; xét duyệt, thẩm định và thơng báo quyết tốn đối với các đơn vị dự toán trong Ngành; tổng hợp và lập báo cáo quyết tốn của tồn ngành theo quy định của pháp luật gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ngân sách nhà nước;

- Chủ trì, phối hợp với các phịng nghiệp vụ nghiên cứu đề xuất với Cục trưởng về cơng tác tài chính, kế tốn và quyết tốn ngân sách của Ngành;

-Phối hợp với các phòng nghiệp vụ trong Cục giúp Cục trưởng trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, cơng tác kế tốn của ngành theo quy định của pháp luật;

-Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Cục trưởng phân công.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tài sản và Trang Phục:

- Thống nhất quản lý tài sản nhà nước, trang phục của các đơn vị trong ngành. Giúp Cục trưởng trong việc tổ chức hoặc hướng dẫn các đơn vị dự

toán lựa chọn nhà thầu cung cấp trang thiết bị, tài sản, may sắm trang phục theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức việc mua sắm, quản lý sử dụng, xử lý tài sản nhà nước của các đơn vị trong ngành theo quy định của pháp luật và của ngành. Tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức tập trung đối với một số loại tài sản cho toàn Ngành;

- Chủ trì, phối hợp với các phịng nghiệp vụ nghiên cứu, đề xuất với Cục trưởng về công tác trang phục và tài sản trong ngành;

- Phối hợp với Phòng Kế hoạch ngân sách, nghiên cứu giúp Cục trưởng trong việc hướng dẫn lập, phân bổ, điều chỉnh dự toán trang phục; dự toán mua sắm tài sản theo các đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Cục trưởng phân công.

Hiện tại với đội ngũ nhân lực của Cục chỉ có 42 cơng chức, phịng Đầu tư xây dựng chỉ có 9 cơng chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng là khá nặng nề.

2.2 . Nội dung thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng bản tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao

2.2.1. Phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2016-2020

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước đã được phân bổ theo các nguyên tắc định hướng sau:

-Kế hoạch đầu tư trong năm phải góp phần thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển của đơn vị; phù hợp với quy hoạch, lĩnh vực; phù hợp với dự kiến kế hoạch đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xác định rõ mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch đầu tư pháp triển và khả năng cân đối các nguồn vốn trong năm.

-Việc xây dựng kế hoạch phải thực hiện theo đúng các quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Luật đầu tư; Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu và các Nghị

định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo, hướng dẫn toàn ngành xây dựng.

- Đặc biệt, Bộ Tài chính và Viện KSND tối cao đã ban hành Công văn liên tịch việc hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơ quan Viện KSND từ ngân sách địa phương. Văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng, để các đơn vị trong ngành chủ động làm việc với các cơ quan liên quan, lập dự toán các khoản kinh phí cịn thiếu cho hoạt động của đơn vị, đề nghị cấp có thẩm quyền ở địa phương hỗ trợ kinh phí.

- Sau khi đươc phê duyệt, vốn đầu tư được Nhà nước cấp cho ngành KSND được chia thành các nguồn vốn theo các lĩnh vực như: Vốn cải cách tư pháp, vốn ngành giao thông, cấp thốt nước, khoa giáo, cơng nghệ thơng tin. Trong đó, chủ yếu là vốn đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Viện KSND các cấp.

- Sau khi được phân bổ vốn đầu tư, căn cứ tổng mức được giao và căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện KSND tối cao xây dựng phương án phân bổ dựa trên các tiêu chí: ưu tiên trả nợ vốn cho các dự án đã quyết tốn dự án hồn thành, bố trí cho nhóm các dự án chuyển tiếp, nhóm các dự án xây dựng trụ sở mới do đơn vị mới thành lập, phải di dời do quy hoạch của địa phương, nhóm các dự án theo chương trình, mục tiêu ưu tiên….

- Vốn cho các dự án khởi công mới phải đảm bảo nguyên tắc: Dự án đầu tư phải được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật (hoặc dự án đầu tư) trước ngày 30 tháng 10 năm kế hoạch, người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ dự án, nhưng khơng q 3 năm đối với dự án nhóm C và không quá 5 năm đối với dự án nhóm B, vốn ngành lĩnh vực phải phân bổ đúng danh mục dự án thuộc lĩnh vực ngành đó. Khi phương án phân bổ vốn được Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Thủ

tướng Chính phủ chấp thuận, căn cứ thông báo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Viện KSND tối cao tiến hành phân bổ vốn đầu tư theo mức và danh mục đã được duyệt.

Bảng 2.2: Kinh phí cấp cho ngành KSND từ năm 2016-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng Các nguồn kinh phí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Chi quản lý hành chính 1.609.645 2.057.560 2.591.514 2.595.858 2.717.850 2. Chi đầu tư xây

dựng 246.000 321.000,0 305.888,0 385.500 576.490 3. Chi sự nghiệp

giáo dục, đào tạo 35.026 37.400,0 43.410,0 41.540

45.40 0 4. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 2.720 2.860,0 3.030,0 2.360 3.530 5. Chi sự nghiệp bảo đảm xã hội, CTMTQG 200 1.800 1.150,0 1.069 1.205 6. Kinh phí xây dựng Luật 0 0 440,0 495 819 Tổng cộng 1.893.591 2.420.834 2.945.432 3.026.822 3.345.294

Nguồn: Cục Kế hoạch tài chính- Viện KSND tối cao

Bảng 2.3: Nguồn vốn đầu tư được giao từ 2016 đến 2020

Đơn vị: tỷ đồng.

VIỆN KSND TỐI CAO

Năm Được giao % so với Tịa án % so với Bộ Tư Pháp TỊA ÁN TỐI CAO BỘ TƯ PHÁP 2016 246,0 61% 86,6% 400,0 284,0

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 40 - 73)