Giải pháp hoàn thiện lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 81 - 82)

3.2. Giải pháp hoàn thiện thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Viện KSNDTC trước hết cần hồn thiện quy trình thẩm định, phê duyệt dự án. Theo đó Viện KSNDTC cần xây dựng quy trình hợp lý và gắn trách nhiệm cá nhân, tiêu chuẩn hóa những tiêu chuẩn, quy phạm trong thiết kế để từ đó các đơn vị tư vấn lập, các cơ quan thẩm định thiết kế căn cứ vào đó để áp dụng và thẩm định. Việc tiêu chuẩn hóa này phải cụ thể cho từng loại hình cơng trình, từng cấp cơng trình.

Những vấn đề về khối lượng phát sinh do lỗi của những tổ chức, đơn vị vì khơng tính tốn kỹ lưỡng trong quá trình lập, thẩm định phải được Viện KSNDTC quy trách nhiệm và có những hình thức kỷ luật rất cụ thể để nâng cao trách nhiệm đối với từng cá nhân, đơn vị tham gia. Đặc biệt đối với những đơn vị tư vấn do tính tốn khơng đúng gây ra phát sinh ảnh hưởng đến việc quản lý dự án cần có chế tài sử phạt bằng tiền.

Viện KSNDTC cần tăng cường công tác thẩm định thiết kế, kết cấu cơng trình đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với từng loại, từng cấp cơng trình, có như vậy mới tránh được lãng phí vốn đầu tư XDCB trong khâu thiết kế.

Viện KSND tối cao với vai trò là người quyết định đầu tư phải quy định đầy đủ, rõ ràng, quy định rõ việc phân cấp ủy quyền về thẩm định và phê

duyệt kèm theo điều kiện về mức vốn đầu tư của dự án. Nâng cao và gắn trách nhiệm của người phê duyệt dự án, trách nhiệm của người phê duyệt dự án phải được thể hiện ở những tiêu chí bắt buộc như:

- Trách nhiệm của người phê duyệt dự án, khi dự án được duyệt không nằm trong quy hoạch được duyệt, nhằm tránh được việc đầu tư manh mún, kém hiệu quả trong đầu tư;

- Trách nhiệm của người duyệt dự án đầu tư trong việc phê duyệt quy mô của dự án không phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng, đặc biệt là những dự án xây dựng các trụ sở của các ngành dọc, trên cơ sở đó rà sốt lại định mức sử dụng của từng loại hình dự án; trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng dự án đầu tư phát huy hiệu quả thấp hoặc không phát huy hiệu quả;

- Trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn đảm bảo cho việc thi cơng hồn thành dự án, gây nên tình trạng nợ đọng ngân sách kéo dài;

- Trách nhiệm của người quyết định đầu tư khi để tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư nhiều lần.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 81 - 82)