Đầu tư mua phần mềm quản lý dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 77)

Cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin. Để đảm bảo tính hiệu quả, năng động của cơng việc, một yếu tố khơng thể thiếu đó là cơng nghệ.Việc áp dụng công nghệ vào các lĩnh vực quản lý giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như đảm bảo chất lượng dự án. Trong quản lý dự án, Viện KSNDTC cần phải sử dụng hệ thống máy tính cùng các phần mềm quản lý kỹ thuật, tài chính,…, khai thác hiệu quả mạng internet và các chương trình phần mềm ứng dụng khác tuỳ theo từng mục đích cụ thể, có biện pháp bảo mật thông tin, triển khai đào tạo nhân viên.

3.2 . Giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao

3.2.1. Rà sốt các chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước ban hành các quy định riêng phù hợp các quy định riêng phù hợp

Viện KSNDTC cần chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật đầu tư xây dựng hiện hành, đối chiếu với yêu cầu bố trí, quản lý, sử dụng có hiệu quả, chống thất thốt, lãng phí vốn đầu tư xây dựng thuộc ngân sách

nhà nước. Kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hoá, hướng dẫn thi hành và chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản luật có liên quan đến đầu tư xây dựng như : Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư; Luật Ngân sách… bảo đảm tính nhất quán, minh bạch, ổn định, rõ trách nhiệm và chế tài cụ thể, công khai các quy định pháp luật và trong quá trình thực hiện

Hiện nay quy mô xây dựng trụ sở Viện kiểm sát các cấp đang được thực hiện theo tiêu chuẩn 610/VKSTC-V11 được xây dựng từ năm 2008 đã khơng cịn phù hợp với nhu cầu diện tích sử dụng của các đơn vị. Vì vậy Cục Kế hoạch – Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần sớm xây dựng một bộ tiêu chuẩn mới về diện tích làm việc để phù hợp với biên chế cũng như yêu cầu về diện tích làm việc cho cán bộ nhân viên trong ngành.

Từ năm 2015 đến nay, hàng loạt các Luật mới về đầu tư xây dựng đã được thông qua như Luật Đấu thầu số, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư cơng. Cùng với đó là các Nghị định, thơng tư hướng dẫn mới đã có hiệu lực. Vì vậy Cục Kế hoạch – Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần sớm nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn trong toàn ngành để Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, nhà thầu nắm được và thực hiện đúng theo quy định mới. Đặc biệt theo quy định mới tại Điều 62 của Luật xây dựng số 50/2014/QH13 thì hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng đối với vốn nhà nước là các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. Viện KSNDTC cần nghiên cứu xem có nên thành lập Ban quản lý khu vực hay đi thuê các ban quản lý ở địa phương để hướng dẫn các dự án đầu tư mới, tránh thất thốt lãng phí do bộ máy cồng kềnh mà vẫn đảm bảo đúng các quy định mới.Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng

Viện KSNDTC cần ban hành quy chế phối hợp với các Bộ, Ban ngành khác, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trong công tác quản lý nhà

nước về đầu tư xây dựng cơ bản, công tác thanh tra, kiểm tra tạo ra đồng bộ, vừa khắc phục tình trạng lỗ hổng trong quản lý đối với một số lĩnh vực vừa tránh sự chồng chéo vừa gây khó khăn cho các cơ quan quản lý và cả các đơn vị thực hiện.

3.2.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu xây dựng cơ bản xây dựng cơ bản

Viện KSNDTC cần chuyển đổi sang phương pháp lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tư theo thời hạn 3-5 năm, phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa vốn tài chính mới của Nhà nước, bảo đảm cấp đủ và ổn định vốn cho các dự án đầu tư. Hoàn thiện bộ máy và tăng cường nhân lực cho khâu kế hoạch đầu tư của ngành.

Về kế hoạch vốn đầu tư, cần đổi mới cơ chế phân bổ vốn chi đầu tư xây dựng từ NSNN cho ngành và phân bổ cho các viện KSND cấp tỉnh, huyện, cơ chế quyết định vốn đầu tư cho ngành KSND cần thay đổi theo hướng phân bổ vốn theo giai đoạn (trung hạn và dài hạn) gắn với từng dự án với thời gian đầu tư nhiều năm.

Viện KSNDTC phải được chủ động phân bổ vốn cho các dự án theo yêu cầu của ngành. Trên cơ sở đó, Viện KSND tối cao sẽ chủ động hơn trong việc cân đối lựa chọn ưu tiên và đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở làm việc của Viện KSND các cấp, sớm đưa cơng trình vào khai thác sử dụng; hạn chế được tình trạng đầu tư dàn trải, nợ đọng kéo dài, phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư (nếu có) vì dự án kéo dài nhiều năm, lãng phí cho NSNN do không chủ động được kế hoạch vốn trước.

Viện KSNDTC cần có quy chế phối hợp với UBND các tỉnh cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ các cơ quan tư pháp nói chung và ngành KSND nói riêng hoạt động trên địa bàn địa phương; hỗ trợ cấp đất

sạch (đã giải phóng đền bù), bảo đảm diện tích xây dựng trụ sở Viện KSND các cấp theo quy hoạch và theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Việc phối hợp các nguồn vốn phải theo nguyên tắc tập trung đầu mối và tuân thủ quy định sử dụng vốn NSNN.

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch xây dựng

Viện KSNDTC cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong tất cả các khâu, các bước triển khai: từ khâu điều tra, khảo sát, lập nhiệm vụ quy hoạch, thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch; lập đồ án quy hoạch, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch.

Viện KSNDTC cần bảo đảm tính đồng bộ trong việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch giữa QHXD với các quy hoạch chuyên ngành trên cùng một địa bàn; bảo đảm sự phối hợp tốt, có tính thống nhất cao, làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án ĐTXD sau này, tránh phá đi làm lại, tránh đào lên lấp xuống nhiều lần... vừa trực tiếp gây lãng phí lớn, vừa ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh khu vực do q trình thi cơng gây nên.

Viện KSNDTC cần ưu tiên bố trí vốn đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch, bảo đảm các khâu lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch được triển khai thực hiện và hoàn thành theo tiến độ, bảo đảm sứ mệnh ''đi trước'' của quy hoạch.

3.2.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác khảo sát, thiết kế xây dựng

Để hồn thiện cơng tác khảo sát và thiết kế, Viện KSNDTC cần thực hiện các công việc sau để đảm bảo chất lượng của công tác khảo sát, thiết kế xây dựng bao gồm:

- Áp dụng nghiêm ngặt trình tự khảo sát, thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật, nghị định về quản lý chất lượng xây dựng cơng trình bao gồm:

Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật về khảo sát, thiết kế xây dựng; Quản lý chất lượng công tác khảo sát, công tác thiết kế xây dựng;

Quản lý công tác thẩm định, phê duyệt phương án, kết quả khảo sát, hồ sơ thiết kế;

Quản lý công tác nghiệm thu hồ sơ khảo sát, hồ sơ thiết kế;

- Quản lý nghiêm ngặt các yêu cầu về điều kiện năng lực của đơn vị nhà thầu tư vấn tham gia vào công tác khảo sát, thiết kế xây dựng ở giai đoạn lựa chọn nhà thầu và giai đoạn thực hiện hợp đồng.

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Viện KSNDTC trước hết cần hoàn thiện quy trình thẩm định, phê duyệt dự án. Theo đó Viện KSNDTC cần xây dựng quy trình hợp lý và gắn trách nhiệm cá nhân, tiêu chuẩn hóa những tiêu chuẩn, quy phạm trong thiết kế để từ đó các đơn vị tư vấn lập, các cơ quan thẩm định thiết kế căn cứ vào đó để áp dụng và thẩm định. Việc tiêu chuẩn hóa này phải cụ thể cho từng loại hình cơng trình, từng cấp cơng trình.

Những vấn đề về khối lượng phát sinh do lỗi của những tổ chức, đơn vị vì khơng tính tốn kỹ lưỡng trong quá trình lập, thẩm định phải được Viện KSNDTC quy trách nhiệm và có những hình thức kỷ luật rất cụ thể để nâng cao trách nhiệm đối với từng cá nhân, đơn vị tham gia. Đặc biệt đối với những đơn vị tư vấn do tính tốn khơng đúng gây ra phát sinh ảnh hưởng đến việc quản lý dự án cần có chế tài sử phạt bằng tiền.

Viện KSNDTC cần tăng cường công tác thẩm định thiết kế, kết cấu cơng trình đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với từng loại, từng cấp cơng trình, có như vậy mới tránh được lãng phí vốn đầu tư XDCB trong khâu thiết kế.

Viện KSND tối cao với vai trò là người quyết định đầu tư phải quy định đầy đủ, rõ ràng, quy định rõ việc phân cấp ủy quyền về thẩm định và phê

duyệt kèm theo điều kiện về mức vốn đầu tư của dự án. Nâng cao và gắn trách nhiệm của người phê duyệt dự án, trách nhiệm của người phê duyệt dự án phải được thể hiện ở những tiêu chí bắt buộc như:

- Trách nhiệm của người phê duyệt dự án, khi dự án được duyệt không nằm trong quy hoạch được duyệt, nhằm tránh được việc đầu tư manh mún, kém hiệu quả trong đầu tư;

- Trách nhiệm của người duyệt dự án đầu tư trong việc phê duyệt quy mô của dự án không phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng, đặc biệt là những dự án xây dựng các trụ sở của các ngành dọc, trên cơ sở đó rà sốt lại định mức sử dụng của từng loại hình dự án; trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng dự án đầu tư phát huy hiệu quả thấp hoặc không phát huy hiệu quả;

- Trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn đảm bảo cho việc thi cơng hồn thành dự án, gây nên tình trạng nợ đọng ngân sách kéo dài;

- Trách nhiệm của người quyết định đầu tư khi để tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư nhiều lần.

3.2.6. Giải pháp hồn thiện cơng tác lựa chọn nhà thầu

Đối với các quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp:

Viện KSNDTC cần sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp theo hướng Chủ đầu tư xem xét mức độ đáp ứng về kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu so với yêu cầu công việc cần thực hiện.

Việc đề ra các tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật cần được đánh giá về sự phù hợp giữa các giải pháp kỹ thuật thi công, biện pháp tổ chức tổng mặt bằng thi công xây dựng với tiến độ thi công và giá thầu được đề xuất.

Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để xây dựng các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá cụ thể hồ sơ dự thầu, tránh việc đánh giá mang nặng tính chủ quan của bên mời thầu.

Đối với các quy định về phuơng pháp xét thầu xây lắp: Xem xét đánh giá đồng thời các đề xuất về mặt kỹ thuật của gói thầu với việc đánh giá các đề xuất khác về tiến độ thực hiện, mức độ đảm bảo về chất lượng, giá dự thầu…khi xét thầu cho phép giảm bớt các bước trong quy trình xét thầu, qua đó rút ngắn thời gian tổ chức đấu thầu và tiến độ thực hiện dự án. –

- Do tình hình giá cả thị trường ln biến động, thời gian thi cơng cơng trình xây dựng thường kéo dài nên luật cần có quy định chặt chẽ hơn về việc xác định giá, xác định phương án kỹ thuật, …để tránh rủi ro cho nhà thầu và đảm bảo tính minh bạch trong thanh quyết toán vốn xây dựng cơng trình.

Vai trị của tổ chuyên gia được đánh giá là rất quan trọng trong quá trình xét thầu. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế đôi lúc những chuyên gia này cũng gặp phải lúng túng trong việc đưa ra quyết định, hoặc chủ đầu tư khơng có điều kiện để mời dược những chuyên gia phù hợp. Do đó việc Viện KSNDTC áp dụng trí tuệ nhân tạo hiện nay là lĩnh vực nên được nghiên cứu áp dụng rộng rãi trong hoạt động

3.2.7. Giải pháp hồn thiện cơng tác thanh quyết toán vốn đầu tư

Viện KSNDTC cần có chế tài ngay từ khi thương thảo hợp đồng, điều khoản cần rõ ràng đối với các nhà thầu về cơng tác quyết tốn, kiểm soát chặt chẽ điều khoản này khi thanh lý hơp đồng.

Viện KSNDTC cần kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án như: vượt thời gian thực hiện dự án so với quyết định phê duyệt; vượt tổng mức đầu tư; có nhiều phần phát sinh như khối lượng, điều chỉnh các chính sách về tiền lương, nguyên nhiên vật liệu.

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành của Viện KSNDTC, trong thời gian tới, Cục Kế hoạc Tài chính cần đề xuất Viện KSNDTC chỉ đạo các chủ đầu tư, các địa phương tích cực rà sốt, báo cáo và đề xuất Viện KSNDTC xử lý đối với các dự án kết thúc trước năm

2019 nhưng thiếu, thất lạc hồ sơ pháp ý, hồ sơ hồn cơng, khơng có quyết tốn A-B,..

Cục Kế hoạch Tài chính cần hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xử lý chuyển tiếp đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư của các dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (như thay đổi, kéo dài thời gian thực hiện dự án, thay đối bố sung tổng mức đầu tư...) để tạo điều kiện xử lý tồn tại trong cơng tác quyết tốn các dự án.

3.2.8. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng cơng trình

Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và cấp quyết định đầu tư về chất lượng cơng trình xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao đưa cơng trình vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật (kể cả trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án)

Viện KSNDTC cần tăng cường giám sát việc quản lý chất lượng thi công xây dựng cơng trình của Chủ đầu tư đối với tư vấn giám sát, nhà thầu thi cơng trong đó u cầu:

Chủ đầu tư kiểm tra, giám sát điều kiện nhân lực, thiết bị và hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; kiểm tra phịng thí nghiệm nhà thầu đề nghị sử dụng; nghiệm thu chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị khi nhà thầu cung cấp sử dụng cho cơng trình; kiểm tra, giám sát thường xun q trình thi cơng cơng trình. Kết quả kiểm tra phải được thể hiện trong nhật ký giám sát hoặc biên bản nghiệm thu.

3.2.9. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý tiến độ

Các chủ đầu tư cần kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng Viện KSNDTC các nội dung vượt thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án, trường hợp cần thiết đề xuất với Viện trưởng Viện

KSNDTC thay thế các nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn có năng lực yếu, không đảm bảo tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của dự án theo đúng quy định.

Cục Kế hoạch Tài chính cần rà sốt, báo cáo Viện trưởng Viện KSNDTC

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 77)