Giải pháp nâng cao trình độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cho cán bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 87 - 94)

bộ công chức tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Cục Kế hoạch Tài chính cần đề xuất lãnh đạo Viện tăng cường biên chế cho phòng Đầu tư xây dựng, tuyển dụng những cán bộ theo đúng chuyên ngành vào làm việc tại những vị trí phù hợp, có chun mơn nghiệp vụ sâu, có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý về đầu tư. Thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về xây dựng nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về nghiệp vụ. Đảm bảo điều kiện vật chất, tinh thần để cho cán bộ yên tâm công tác thơng qua chế độ tiền lương với mục đích phải đảm bảo cuộc sống đầy đủ để họ chuyên tâm vào công tác chuyên môn, hạn chế vấn đề tiêu cực trong các cán bộ quản lý nhà nước.

Trình độ là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện chất lượng của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực có được là nhờ vào việc đào tạo trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được những công việc nhất định. Để quản lý các dự án đầu tư xây dựng được tốt thì Viện KSNDTC cần chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ bằng các biện pháp cụ thể như:

Lên kế hoạch và lập các chương trình đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ trong ngành KSND. Bộ phận đào tạo phải có trách nhiệm lên kế hoạch cho cho công tác đào tạo như: Lập danh sách các cán bộ cần được đào tạo, thời gian đào tạo, danh mục đào tạo…

Tổ chức các lớp học và mời các cán bộ đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Sở và cán bộ trong trường đại học về tham gia giảng dạy theo các chuyên ngành đào tạo quản lý. Đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên và định kỳ cho các cán bộ, nhân viên thông qua các lớp tập huấn, bồi

dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và nắm bắt kịp thời những thay đổi về cơ chế, chính sách, các văn bản pháp luật về xây dựng và về quản lý dự án.

Có chương trình đào tạo, huấn luyện đối với cán bộ công chức mới;

Chú trọng đào tạo kiến thức tổng hợp và cập nhập thường xuyên các kiến thức chuyên môn nhằm đào tạo ra những cán bộ hội tụ được những kiến thức tổng hợp và có tấm nhìn bao qt.

Thường xun tổ chức trao đổi, hội thảo, cập nhật thông tin cho các cán bộ trong Ngành, đây là cách thức người cán bộ có thể nâng cao kiến thức chuyên môn một cách thực tế và hiệu quả, tạo ra được sự thống nhất chung khi giải quyết cơng việc có tính chất tương tự.

+ Kết thúc các khóa học cần phải có việc kiểm tra đánh giá cán bộ tham gia đào tạo. Mặt khác phải chuẩn hóa các tiêu chuẩn của cán bộ quản lý theo tiêu chuẩn quy định về điều kiện năng lực của cán bộ quản lý dự án như: Chứng chỉ quản lý; chứng chỉ định giá…

+ Hỗ trợ tạo điều kiện để cán bộ quản lý của Ngành nâng cao trình độ từ thấp lên cao, đặc biệt các cán bộ nhân viên có trình độ trung cấp, cao đẳng cần phải nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu cơng việc ngày càng đòi hỏi cao như ngày nay.

+ Thường xuyên đánh giá cán bộ theo các tiêu chí như: Kết quả cơng việc hồn thành;

Thời gian hồn thành cơng việc: (sớm, mượn, đúng hạn); Khả năng tổ chức thực hiện các công việc;

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ.

+ Áp dụng chế độ đãi ngộ và thưởng phạt đối với cán bộ:

Các cán bộ, chun mơn có kinh nghiệm là người có ảnh hưởng và có khả năng quyết định đến khơng chỉ tới dự án mà cịn tới cả các cán bộ, nhân viên khác trong Ngành. Do vậy Viện KSNDTC cần phải có chính sách cụ thể

để sử dụng, đãi ngộ các cán bộ, phát triển các cán bộ, nhân viên trẻ và sử dụng cán bộ nhân viên có kinh nghiệm cụ thể bằng các chính sách:

+ Tạo điều kiện phát triển nhân tài: Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để người cán bộ có năng lực tự chủ trong công việc, khuyến khích sự phát triển độc lập.

+ Có chế độ đãi ngộ, khuyến khích thích hợp như khen thưởng khích lệ và hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho cán bộ trong quá trình nhận thực hiện cơng việc.

+ Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học;

+ Thường xuyên đánh giá năng lực các cán bộ của Ngành qua mức độ hồn thành các cơng việc được giao để có chế độ khen thưởng;

+ Cần tổ chức các phong trào thi đua , nhằm kích thích cán bộ của Ngành phát huy tốt tính chủ động sáng tạo cũng như tính đồn kết phối hợp cùng thực hiện giải quyết công việc từ đó có thể đẩy mạnh việc hồn thành các nhiệm vụ;

+ Có chế độ khen thưởng rõ ràng, nên tăng lương hợp lý để nhân viên tập trung hết sức vào cơng việc chính, hoặc có thể khuyến khích việc đi học nâng cao trình độ bằng cách giảm bớt cho họ những gánh nặng về học phí, tạo điều kiện về thời gian để họ đi học;

Cần chú trọng đề bạt các cán bộ có năng lực vào vị trí chủ chốt và tạo nguồn cán bộ cho Ngành về sau.

Tổ chức hội nghị tập huấn toàn ngành về đầu tư xây dựng

Định kỳ 02 năm/1 lần tổ chức các hội nghị tập huấn toàn ngành về công tác đầu tư xây dựng, hướng dẫn các Chủ đầu tư những chế độ chính sách mới về đầu tư, giải đáp những vướng mắc về công tác đầu tư, chấn chỉnh rút kinh nghiệm về những tồn tại của các Chủ đầu tư trong công tác quản lý và thực hiện các dự án.

3.4 Một số kiến nghị, đề xuất đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện KSND tối cao cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra giám sát đánh giá đầu tư theo quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư. Ở cấp dưới, các chủ đầu tư cần chủ động thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát đánh giá đầu tư theo quy định.

Để nâng cao chất lượng khâu kiểm tra, cần tăng cường và nâng cao nghiệp vụ về kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện giám sát đầu tư theo quy định. Cần chú ý theo đuổi mục tiêu của kiểm tra là kịp thời phát hiện các vi phạm chuẩn mực, góp phần tăng hiệu quả đầu tư, tiết kiệm ngân sách, nhanh chóng đưa cơng trình vào khai thác sử dụng, góp phần đảm bảo việc hồn thành nhiệm vụ chun mơn của ngành.

Tiểu kết chương 3

Tại chương 3 trên cơ sở thực trạng thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại Viện KSNDTC ở chương 2 luận văn đã giải quyết được các vấn đề đặt ra, đề ra một số giải pháp để hoàn thiện các công tác thực hiện pháp luật về: quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, lập và thẩm định dự án, lựa chọn nhà thầu, thanh quyết toán vốn đầu tư dự án hồn thành, quản lý chất lượng cơng trình, pháp luật về quản lý tiến độ thực hiện dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý hợp đồng,…cũng như đề ra một số giải pháp khác về CNTT, tổ chức bộ máy, nêu ra kiến nghị đề xuất với Viện KSNDTC nhằm mục tiêu đáp ứng các nghiên cứu mới trong tương lai cũng như áp dụng vào thực tế công tác thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại Viện KSNDTC.

KẾT LUẬN

Mặc dù ngành kiểm sát thời gian qua được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư ngành nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, tuy nhiên đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, cơ quan liên quan trong cả hệ thống chính trị nên thực tiễn triển khai công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành kiểm sát còn nhiều hạn chế.

Luận văn “Thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại Viện

kiểm sát nhân dân tối cao” hệ thống lại cơ sở lý luận và pháp lý về pháp luật

đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời cũng đã phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao giai đoạn 2016 – 2020, từ đó đi vào làm rõ các kết quả đạt được cũng như hạn chế tồn tại, nguyên nhân các tồn tại để đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện cơng tác thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

2.Bộ Tài chính (2011), Thơng tư 19/2011/TT-BTC hướng dẫn quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn ngân sách.

3.Bộ Tài chính (2011), Thơng tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của quy định về quản lý thanh toán vốn đầu tư.

4.Trịnh Quang Bắc (2017), Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam Luận án Tiến sỹ Lý luận và lịch

sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 5.Nguyễn Phương Châm (2018), Nghiên cứu hoàn thiện Quản lý đầu tư xây

dựng và khai thác đường cao tốc Việt Nam Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Quản lý xây dựng, Đại học Giao thông vận tải

6.Nguyễn Văn Chọn – Kinh tế đầu tư xây dựng – NXB Xây dựng - Hà Nội 2003.

7.Chính phủ (2009), Nghị định số 12/ 2009/ NĐ – CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.

8. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ – CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

9.Chính phủ (2015), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

10. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản

lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng.

11. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản

lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.

12. Chính phủ (2009), Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2015 về giám sát đánh giá đầu tư.

13. Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 Quy

định chi tiết về hợp đồng xây dựng

14. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản

15. Nguyễn Thủy Lan (2016), Đổi mới quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước tại các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc chính phủ Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội.

16. Từ Quang Phương – Giáo trình Quản lý dự án – NXB Đại học kinh tế quốc dân

17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến Pháp ngày 28/11/2013

18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/2/2002.

19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.

20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2020), Luật Sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020.

23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Đầu số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2020), Luật Đầu số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020.

25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2019), Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019.

27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13 ngày 24/11/2014.

28. Nguyễn Thị Thanh (2016), Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư xây dựng

cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020 Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân

29. Vũ Quang Phiến (2019), Quản lý vốn đầu tư xây dựng bản từ ngân sách nhà nước tại Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính.

30. Vũ Trường Khá (2017), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các đồn kinh tế Quốc phịng khu vực phía Bắc Việt Nam Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính.

31. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Báo cáo tổng kết cơng tác kế hoạch tài chính năm 2016

32. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Báo cáo tổng kết cơng tác kế hoạch tài chính năm 2017

33. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2018), Báo cáo tổng kết cơng tác kế hoạch tài chính năm 2018

34. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2019), Báo cáo tổng kết cơng tác kế hoạch tài chính năm 2019

35. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2020), Báo cáo kiểm tra giám sát đánh giá đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 87 - 94)