Nhóm biện pháp 1: Về phía học sinh

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học kĩ thuật đề tài thực trạng tư duy phản biện của học sinh THCS (Trang 26 - 32)

- Cần hiểu rõ tính chất của Tư duy phản biện, để tránh sập bẫy ngụy biện

Nhưng khi chúng ta nói “học cách tư duy” ở đây, thực tế nó là gì? Nó chính là một phần của sáng tạo. Nhưng sáng tạo không phải là sự tự do trong tư duy. Sáng tạo là cách mà bạn tư duy khác biệt, tối ưu hóa hoạt động hoặc ý tưởng dồi dào. Hầu hết mọi sự đổi mới, lí luận chính trị hoặc đột phá khoa học, đã nảy sinh từ tư duy sáng tạo.

- Thực tế có khơng ít học sinh cho biết muốn thay đổi tình trạng hiện tại, muốn khơng cịn rụt rè mà dám nói chính kiến, dám đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của mình. Vì thế học sinh cần trang bị cho mình kiến thức sâu rộng, dồi dào, từ pháp luật, chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức… Vì hiểu biết chính là ngọn đèn giúp cái đầu sáng, để dễ dàng phát hiện ra cái gì đang có vấn đề, cái gì hợp lí, cái gì khơng. Kiến thức đúng sẽ giúp người học sinh có một thước đo đúng khi nhìn nhận sự việc.

- Ngồi ra, mỗi người học sinh cần hình thành được tâm thế sẳn sàng phản biện khi cần, dám đấu tranh với cái xấu, lên án cái ác, chỉ ra cái sai. Điều này thể hiện qua việc sẳn sang tìm kiếm chứng cứ để xác định đâu là chân lí, sẵn sàng nghi ngờ kiến thức đến từ các nguồn có uy tính (như thầy cơ, chun gia, sách giáo khoa,…), sẳn sàng xem xét và tranh luận nếu cần thiết dù đó là thơng tin thuộc lĩnh vực kiến thức nào, cũng như đã được số đông đồng ý. Đồng thời sẳn sàng phê phán chính kết luận của bản thân, sẳn sàng chỉ ra chổ sai trong phát biểu của người khác hay sẳn sàng tranh luận và phản biện trước đông người.

- Chúng ta cần rèn luyện khả năng tư duy logic, nguyên tắc lập luận đồng thời là sự chin chắn, kiên nhẫn khi đưa ra kết luận phán xét. Tư duy phản biện giúp bạn hiểu về chính bạn hơn, khám phá được đam mê của bạn, và tận dụng những nguồn lực bạn sẳn có để thực hiện đam mê ấy. Hơn nữa, bạn sẽ trở thành một người hiểu chuyện, biết phân xử những rắc rối trong cuộc sống, những xung đột trong các mối quan hệ.

- Áp dụng phương pháp 5W1H vào q trình phân tích, tìm hiểu vấn đề.

- Cần cởi mở đón nhận ý kiến của người khác để có cái nhìn đa chiều. - Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các tổ chức có buổi phản biện, tranh biện về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, trong học tập.

 Sau đây là một số cách hướng dẫn áp dụng Tư duy phản biện vào

thực tiễn

1. Các bước thực hiện một quá trình Tư duy phản biện

Nhận dạng những ý kiến liên quan với vấn đề đưa ra. Phân tích:

• Mỗi ý kiến đưa ra một vài luận điểm ủng hộ và luận cứ phản biện.

• Với mỗi luận điểm đưa ra nhiều luận cứ khác nhau.

• Nhìn sự việc, vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau, tìm ưu điểm và khuyết điểm.

Những ý kiến giống như những nhận định, xuất phát từ những tiên đề (tiên đề A  lập luận B  lập luận C  lập luận D). Việc phân tích là việc bắt nguồn từ D để đi tìm A, B và C.

Đánh giá:

• Khảo sát mâu thuẫn giữa những ý kiến

• Đong sức nặng (sức thuyết phục) của những ý kiến

• Đưa ra quan điểm của bản thân (ý kiến nào là đúng)

Trình bày kết quả của q trình tư duy logic

• Phát triển sức nặng của ý kiến (chỉ ra những đặc điểm nổi trội của ý kiến đó và tìm những dẫn chứng thực tế giúp củng cố ý kiến đó)

• Nêu ra các điểm khơng chuẩn xác trong lập luận của người/ nhóm người mang ý kiến đối lập.

2. Kĩ năng tránh tính thiên vị trong q trình Tư duy phản biện

Tính thiên vị là một đặc tính có trong tiềm thức của con người mà khơng phải ai cũng dễ dàng nhận ra.

 Thay vì hỏi: “Điều này mâu thuẫn với điều mà tôi tin tưởng như thế

nào” hãy hỏi rằng “Điều này có nghĩa là gì?”

 Trong những bước đầu tiên của việc thu thập và đánh giá thông tin,

đừng đưa ngay ra một kết luận (đặc biệt khi đang đọc tiểu thuyết hoặc xem phim) bởi việc làm này sẽ đưa ra định hướng mang tính cảm nhận (peroeptive orientation) thay vì định hướng mang tính phán xét (judgmental orientation), ngăn chặn sự phát triển cảm nhận thành sự phán xét.

 Ai cũng nên nhận thức rõ về khả năng mắc phải sai lầm của bản thân

bằng cách:

• Chấp nhận rằng tất cả mọi người đều có thành kiến nằm trong tiềm thức, và vì thế rất dễ tấn cơng những phán xét chống lại mình.

• Từ tốn lắng nghe quan điểm của người khác trước khi đưa ra quan điểm của mình. Nói cách khác là làm đúng quy trình tư duy phản biện.

• Nhận thức rằng trong lập luận của mình chắc chắn có sơ hở và sai lầm.

 Cuối cùng sử dụng những câu hỏi sau có thể giúp tăng thời gian trao

đổi thông tin và lượng thơng tin.

• Khi dùng từ……., ý bạn là….

• Tại sao bạn lại đưa ra được kết luận đó?

• Tại sao bạn cho rằng mình đúng?

• Bạn lấy thơng tin này ở đâu?

• Giả định gì khiến bạn đưa ra kết luận đó?

• Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sai?

• Tại sao điều này lại quan trọng thế?

• Điều gì cịn có thể giải thích cho hiện tượng này?

• Phân tích của bạn có bị ảnh hưởng bởi dư luận, quy trình giáo dục, mơi trường sống, cảm tính, định kiến xã hội, tun truyền, thành kiến, tính địa phương…?

3. Phương pháp “Sáu chiếc mũ tư duy” (Six Thinking Hates)

Áp dụng phương pháp này vào trong một giờ học tranh biện tại lớp 9A1 trường THCS Thường Lạc.

a. Khái quát về phương pháp

Đây là phát kiến của tiến sĩ Edward de Bono trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mơ tả chi tiết trong cuốn “Six Thinking Hates” của De Bono.

Sáu chiếc mũ tư duy là một kĩ thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng. Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể khơng chú ý đến.

b. Kĩ thuật có nhiều ứng dụng to lớn

- Kích thích suy nghĩ song song

- Kích thích suy nghĩ tồn diện

- Tách riêng cá tính (như là các thành kiến…) và chất lượng

- Phát triển tư duy phân tích và ra quyết định

Hình 3.1. Sáu chiếc mụ tư duy của De Bono

Mũ trắng – Objective: Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc mũ

trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dự kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết, tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng. Khi đội “Mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan dựa trên những dữ kiện sẳn có.

Mũ đỏ – Intuitive: Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta

chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến khơng có chứng minh và giải thích, lí lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết. Chỉ đưa ra các điều bộc phát đó khơng cần giải thích. Khi đội “mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc.

Mũ đen – Nagative: Người đội mũ đen sẽ liên tưởng đến các điểm

yếu, các lỗi, sự bất hợp lí, sự thất bại, sự phản đối, chần chừ, thái độ bi quan. Chiếc mũ đen để dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cải. Khi đội “mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè.

Mũ vàng – Positive: Khi tưởng tượng đang đội mũ vàng, bạn sẽ đưa

ra các ý kiến lạc quan, có logic, có mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án. Khi đội “mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại.

Mũ xanh lá cây – Creative: Chiếc mũ xanh lá cây tượng trưng cho

sự sinh sôi, sáng tạo. Trong giai đoạn đội mũ này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “mũ xanh lá cây” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Mũ xanh dương – Process: Chiếc mũ xanh dương sẽ có chức năng

giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc mũ khác – tổ chức tư duy. Mũ xanh dương sẽ kiểm sốt tiến trình tư duy. Đây là chiếc mũ của người chủ tọa để kiểm sốt tiến trình cuộc họp. Khi gặp khó khăn do bế tắt về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy.

d. Các bước tiến hành

Mọi người trong nhóm làm việc sẽ cùng tham gia góp ý, tùy theo tính chất của ý đó mà người đó (hay người trưởng nhóm) sẽ đề nghị đội mũ màu gì. Người trưởng nhóm sẽ lần lượt chia thời gian tập trung ý cho mỗi mũ màu… Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt nếu cần bất kì thành viên nào cũng có thể đề nghị góp thêm ý vào cho một mũ màu nào đó (tuy vậy phải giữ đủ thời lượng cho mỗi mũ màu).

Bước 1 (Mũ trắng): Tất cả những ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng

chứng hay dự kiện, thông tin. Đội mũ này có nghĩa là “hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cải, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu”

Bước 2 (Mũ xanh lá cây): Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các

sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi.

Bước 3 (Mũ vàng):

- Đánh giá các giá trị của các ý kiến trong mũ xanh lá cây. - Dùng mũ vàng để viết ra danh mục các lợi ích.

Mũ vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích? Ở đây cũng có thể dùng về các kết quả của các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó cịn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị của những gì đã xảy ra.

Mũ đen có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến khơng thích hợp (hay khơng hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Mũ đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lí.

Bước 4 (Mũ đỏ): Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm

giác.

Mũ đỏ cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa.

Bước 5 (Mũ xanh da trời): Tổng kết và kết thúc buổi làm việc.

Mũ xanh da trời là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ khơng nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (thí dụ như ý kiến “đội cho tơi cái mũ xanh lá cây, tơi cảm giác rằng có thể làm được nhiều hơn về cái mũ xanh này”).

Lưu ý: Các bước trên khơng hồn tồn nhất thiết phải theo đúng thứ tự như nêu trên mà ở nhiều trường hợp nên chỉnh lại theo thứ tự như sau: Trắng

 Đỏ  Đen  Vàng  Xanh lá cây  Xanh da trời.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học kĩ thuật đề tài thực trạng tư duy phản biện của học sinh THCS (Trang 26 - 32)