2. Các bước tiến hành:
3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Về phía nhà trường
- Hãy rèn luyện cho học sinh tư duy phản biện bằng việc bắt đầu cho học sinh tham gia vào chính q trình học tập của chúng thay vì chỉ bảo chúng ghi nhớ câu trả lời đúng. Giáo viên yêu cầu chúng phải dành tâm trí và nhận thức được thắc mắc về vạn vật để đạt được sự thông hiểu sâu rộng chứ khơng chỉ là kiến thức nền tảng.
Hình 3.2.3. Phương pháp 5W1H
- Cần tạo một môi trường giáo dục để người trẻ học cách nêu lên chính kiến. Chẳng hạn như: Thầy cơ có khuyến khích người học ln mở rộng thêm vốn kiến thức, lắng nghe khi người học nói, cho phép học sinh phản biện sách giáo khoa hay cởi mở đối với việc học sinh có quan điểm khác với mình.
- Ngồi ra, nếu người dạy khuyến khích người học có thái độ hồi nghi khoa học, kiểm chứng lại thông tin, chủ động nêu vấn đề, khen ngợi học sinh có phát hiện riêng cũng có thể là yếu tố giúp tư duy phản biện của học sinh phát triển.
- Bên cạnh đó, thầy cơ nên tổ chức cho người học tranh luận với nhau thường xuyên, yêu cầu học sinh tự chứng minh quan điểm của mình, tổ chức cho người học thực hành phát hiện chổ sai, chổ yếu kém, chổ hạn chế, nhận xét những lỗi lập luận của người học, hướng dẫn người học cách thức đánh giá một vấn đề, cách thức lập luận thuyết phục trong nội dung mình đang giảng dạy.
- Nên loại bỏ việc tiếp nhận thông tin một cách thụ động, khơng phê phán, học vẹt… vì đây là rào cản vô cùng lớn khiến cho tư duy phản biện èo uột và yếu ớt. Cũng như cần loại bỏ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tư duy phản biện, đặc biệt là những định kiến xã hội đã hằn sâu vào tiềm thức như: thầy cơ là chân lí, nói ngược lại ý kiến người lớn là hổn xược, xã hội không công bằng, sẽ bị trù dập khi bảo vệ lẽ phải,