Dựa trên đặc trưng của các hiện tượng tự nhiên cần cung cấp cho trẻ và

Một phần của tài liệu thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên (Trang 41 - 83)

10. Cấu trúc của đề tài

2.2.4.Dựa trên đặc trưng của các hiện tượng tự nhiên cần cung cấp cho trẻ và

Việc thiết kế các HĐNT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN theo chủ đề các HTTN cần dựa vào đặc trưng của việc hình thành kiến thức cần cung cấp cho trẻ, và đặc điểm tâm lý, mức độ tiếp thu của trẻ 5-6 tuổi. Mỗi lứa tuổi, quá trình hình thành và tiếp thu nhận thức là không giống nhau. Vì thế, giáo viên cần phải căn cứ vào lứa tuổi, đặc điểm quá trình hình thành và tiếp thu nhận thức của trẻ để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức và các phương tiện phù hợp để thiết kế các hoạt động phù hợp với trẻ.

2.3. Phƣơng pháp, các bƣớc thiết kế HĐNT cho trẻ 5-6 tuổi theo chủ đề các HTTN

Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động căn cứ vào kiến thức, kĩ năng yêu cầu về thái độ trong chương trình:

Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của giờ hoạt động là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của hoạt động, hay nói cách khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm(Dẫn dắt trẻ tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào; phạm vi hoạt động, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục trẻ những bài học gì...)

Bước 2: Nghiên cứu nội dung chương trình và các tài liệu liên quan:

Nghiên cứu trước bài để hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của hoạt động; Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở trẻ; Xác định trình tự hoạt động.

Bước này được đặt ra bởi nội dung hoạt động ngoài phần được trình bày trong sách nội dung chương trình giáo dục mầm non còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Kinh nghiệm của các giáo viên lâu năm cho thấy: trước hết nên đọc kỹ nội dung hoạt động và hướng dẫn tìm hiểu trong sách nội dung chương trình giáo dục mầm non để hiểu và đánh giá đúng nội dung hoạt động rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung hoạt động. Mỗi giáo viên không chỉ có kĩ năng tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kĩ năng định hướng cách chọn, đọc tư liệu phù hợp cho giáo dục trẻ. Giáo viên nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và giáo viên tin cậy.

Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của trẻ:

Xác định bao gồm: Xác định những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà trẻ đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới trong chương trình giáo dục mầm non, giáo viên không những phải nắm vững nội dung hoạt động mà còn cần phải hiểu đặc điểm của trẻ để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp và luôn lấy trẻ làm trung tâm. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ hoạt động mới, giáo viên phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết các hoạt động học tập của trẻ. Do vậy, dù mất công nhưng mỗi giáo viên nên dành thời gian để xem qua bài soạn trước giờ tổ chức hoạt động kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy vốn kiến thức kỹ năng đã có của trẻ.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy, hình thức tổ chức hoạt động phương tiện dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp trẻ hứng thú, học tích cực, chủ động, sáng tạo.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ hoạt động theo định hướng đổi mới của chương trình giáo dục mầm non, giáo viên phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong các hoạt động trong thực tiễn; Tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong hoạt động cho trẻ. Đổi mới chương trình giáo dục mầm non sẽ chú trọng cải tiến, phát huy các thế mạnh tổng hợp của các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức các hoạt động ngoài trời và cách thức thiết kế, đánh giá hoạt động nhằm tăng cường sự hứng thú, tích cực nhận thức của trẻ trong giờ HĐNT.

Bước 5: Thiết kế hoạt động ngoài trời theo chủ đề.

Đây là bước mà chúng ta, người giáo viên bắt tay vào soạn giáo án – thiết kế các hoạt động, mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức tổ chức các hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động của giáo viên và của trẻ. Về nguyên tắc cần phải thực hiện qua các bước 1,2,3,4 trên đây rồi mới bắt tay vào soạn giáo án cụ thể.

Cấu trúc của một giáo án tổ chức hoạt động ngoài trời được thể hiện ở các nội dung sau:

Mục tiêu giờ hoạt động: Nêu rõ yêu cầu trẻ cần đạt về kiến thức, kỹ năng,

thái độ. Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được.

Chuẩn bị về các phương pháp, phương tiện cho giờ hoạt động: Giáo viên

chuẩn bị các thiết bị, đồ dùng cần cho giờ hoạt động(tran ảnh, mô hình, hiện vật, hóa chất...), các phương tiện trực quan cho trẻ quan sát (máy chiếu, tivi, đầu đĩa...) và các đồ dùng cho trẻ.

Cách thức tiến hành tổ chức các hoạt động: Trình bày rõ cách thức tổ chức các hoạt động cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ tên hoạt động, cách tiến hành hoạt động, thời lượng để thực hiện hoạt động, các hoạt động của cô và trẻ, giải quyết những tình huống có thể gặp hay sửa sai cho trẻ...

Tiểu kết chƣơng 2

Qua cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi thấy phương pháp thiết kế HĐNT là một khâu rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức HĐNT cho trẻ. Qua nghiên cứu chúng tôi đã rút ra được mốt số kết luận sau:

1. Cách thức thiết kế và tổ chức các HĐNT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN theo chủ đề các HTTN được chúng tôi xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, có sự kế thừa và bổ sung những thành tựu nghiên cứu về cách thức thiết kế và tổ chức các HĐNT cho trẻ trên cả thế giới và cả ở Việt Nam. Cách thức thiết kế HĐNT được triển khai theo đúng cấu trúc của các hoạt động học tập, việc thay đổi và phát triển mỗi yếu tố đều góp phần tạo ra sự mới mẻ cho các hoạt động. Cách sử dụng các hoạt động được xây dựng, vận dụng và phối hợp thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt theo một tiến trình hợp lý, từ việc lập kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện các HĐNT và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của trẻ.

2. Việc thiết kế HĐNT cho trẻ 5-6 tuổi theo chủ đề các HTTN là khâu rất quan trọng, muốn giờ HĐNT có hiệu quả thì phải có cách thức, phương pháp, biết các nguyên tắc để có thể thiết kế ra giáo án cụ thể giúp cho việc tổ chức HĐNT cho trẻ 5-6 tuổi theo chủ đề các HTTN được phong phú, có thể tạo hứng thú cho trẻ. Giúp trẻ tích cực hoạt động, sáng tạo hơn trong giờ HĐNT.

CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON THEO CHỦ ĐỀ CÁC HIỆN TƢỢNG

TỰ NHIÊN 3.1. Một số lƣu ý khi thiết kế

Khi thiết kế chúng ta cần phải chú trọng các điểm sau:

- Việc thiết kế HĐNT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN theo chủ đề các HTTN phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi. Thiết kế phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hoàn cảnh cụ thể, điều kiện của trường, lớp cũng như các đặc điểm của cá nhân trẻ(nhu cầu, xúc cảm, mức độ tiếp thu nhận thức…)

- Các hoạt động được thiết kế cần phải có sự đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức để trẻ có thể phát huy được tính tích cực và phát triển, phát triển ở trẻ được nhiều loại kĩ năng khác nhau, huy động được sự tham gia của nhiều giác quan.

- Các hoạt động khám phá, tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên cần phải đa dạng, phong phú và vừa sức để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động khi hoạt động.

- Các hoạt động cần được thiết kế theo hướng mở với các mức độ yêu cầu khác nhau, với các cách phát triển khác nhau để trẻ có thể tiếp thu kiến thức theo nhu cầu và khả năng của bản thân trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các HĐNT cần được sắp xếp thành hệ thống theo từng chủ đề, chủ điểm của các hiện tượng tự nhiên cần hình thành cho trẻ,

- Do điều kiện, đặc điểm của từng trường, lớp, địa phương là khác nhau nên việc thiết kế HĐNTphải dựa vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đó để thiết kế các hoạt động và có nội dung kiến thức phù hợp gần gũi với trẻ để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và hoạt động.

- Là giáo viên, người trực tiếp phụ trách tổ chức HĐNT cho trẻ thì cần phải nắm vững đặc điểm, mức độ nhận thức của trẻ, điều kiện cơ sở vật chất của lớp để thiết kế hoạt động ngoài trời vừa sức, phù hợp đối với trẻ.

3.2. Thiết kế giáo án hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non theo chủ đề các hiện tƣợng tự nhiên

Trong thời gian nghiên cứu, tìm tòi chúng tôi đã thiết kế được 8 HĐNT sau:

1. Giáo án 1 1. Quan sát bể nƣớc 2. TCVĐ: đong đo nƣớc 3. Chơi tự do I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức:

- Trẻ chú ý quan sát ghi nhớ, nhận biết được bể dùng để chứa nước, nước màu

trắng không màu, không mùi, không vị, biết nước dùng để tắm rửa, sinh hoạt hàng ngày.

- Trẻ nắm được cách chơi, hứng thú tham gia chơi trò chơi đong, đo nước...

2. Kĩ năng :

- Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, quan sát, ghi nhớ, so sánh, nhận biết, phân biệt, diễn

đạt rõ ràng.

3.Giáo dục:

-Giáo dục trẻ biết ích lợi của nước đối với đời sống con người. - 90 % trẻ nắm được cách chơi.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của cô :

+ Bể nước cho trẻ quan sát, vòi nước chảy, xô, gáo... + Cát, chai, cốc, can, chậu, phễu…

2. Chuẩn bị củatrẻ : Tâm thế thoải mái.

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện về lợi cích của

nƣớc

- Cô trò chuyện với trẻ về ích lợi của nước. - Nước dùng để làm gì ?

- Nếu không có nước thì con người như thế nào?

- Nước rất quan trọng đấy các con ạ, chúng mình có muốn biết thêm nhiều điều về nước không?

- À. Hôm nay cô và chúng mình cùng quan sát bể nước nhé. 2. Hoạt động 2: Quan sát bể nƣớc * Cho trẻ quan sát - Đây là cái gì? - Cái bể dùng để làm gì? - Bể xây bằng gì? - Bể nước giống hình gì?

- Muốn có bể nước sạch để dùng các con phải làm gì?

- Khi dùng nước các con phải làm gì?

- GD: Các con ạ nước rất quan trọng và cần

thiết với cuộc sống của con người đấy, nếu thiếu nước con người sẽ không tồn tại được. Chúng mình nhớ phải biết sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước nhé!

- Nước dùng để ăn, uống, tắm, giặt, sinh hoạt hàng ngày... - 2- 3 trẻ. Không sống được.

- Có ạ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vâng ạ

- 2 - 3 trẻ: Cái bể.

- Đựng nước để ăn, uống, dùng để sinh hoạt, tắm giặt...

- Xây gạch, xi măng, cát. - Hình chữ nhật.

- Giữ gìn, bảo vệ nguồn nước. - Tiết kiệm không lãng phí. -Trẻ lắng nghe

3. Hoạt động 3: Trò chơi: Đong, đo nƣớc

- Cô giới thiệu những đồ dùng đựng nước: Cốc, chai, can, chậu.

- Cốc dùng để làm gì? - Đong nước đổ vào đâu?

- Cô dùng nước đong vào chai, khi đong không để rơi, đổ nước ra ngoài.

- Vừa đong vừa đếm.

- Cô thực hành, đong, đếm. + Cho trẻ thực hành.

+ Cô chia trẻ thành 3- 4 nhóm.

- Cô quan sát- nhận xét kết quả của trẻ.

- Cho trẻ kể tên những nguồn nước mà trẻ biết.

- Trẻ quan sát.

- Dùng để đong nước. - Đong vào chai, vào can.

- Trẻ thực hành theo nhóm.

- Trẻ kể tên những nguồn nước.

2. Giáo án 2

1. Quan sát dòng nƣớc chảy 2. TCVĐ: Nhảy qua suối 3. Chơi tự do

I. Mục đích-yêu cầu: 1. Kiến thức:

- Trẻ chú ý quan sát ghi nhớ, nhận biết được dòng nước chảy, biết nước chảy từ

đâu, nước sạch hay nước bẩn, nước chảy nhanh, chậm...

- Trẻ nắm được cách chơi, hứng thú tham gia chơi trò chơi. Thực hiện theo yêu cầu của cô.

2. Kĩ năng :

- Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, quan sát, ghi nhớ, so sánh, nhận biết, phân biệt, diễn

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ biết ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây cối.

- 90 % trẻ nắm được cách chơi.

II. Chuẩn bị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Chuẩn bị của cô :

+ Địa điểm cho trẻ quan sát.Vòi nước chảy. + Cát, chai, cốc, can, chậu, phễu…

2. Chuẩn bị của trẻ: Tâm thế thoải mái.

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: vai trò của nƣớc

- Cô trò chuyện với trẻ về ích lợi của nước. - Nước dùng để làm gì?

- Nếu không có nước thì con người, con vật cây cối sẽ ra sao?

- Chúng mình biết nước chảy từ đâu? - Nước chảy như thế nào?

2. Hoạt động 2: Quan sát dòng nƣớc chảy

- Để xem nước dùng làm gì và chảy như thế nào hôm nay cô và chúng mình cùng nhau quan sát dòng nước chảy nhé.

- Phía trước mặt các con có gì? - Nước chảy như thế nào? - Nước có màu gì?

- Nước đang chảy đi đâu?

- Nước dùng để ăn, uống, tắm, giặt, sinh hoạt hàng ngày...

- 2- 3 trẻ: Không sống được.

- 2 - 3 trẻ: Dòng nước chảy. - Nước chảy từ trên cao xuống.

- Dòng nước chảy

- 2-3 trẻ.Từ trên cao xuống - Nước màu trắng.

- Nước dùng để làm gì?

- Muốn có nước sạch để dùng các con phải làm gì?

- Khi dùng nước các con phải làm gì ? - Các con ạ. Nước rất quan trọng là nước uống và sinh hoạt cho chúng ta hằng ngày, chúng mình phải biết sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch chúng mình nhớ chưa?

3. Hoạt động 3: Trò chơi: Nhảy qua suối.

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- HDCC: Cho trẻ đứng trước vạch 2 tay chống hông.

- TH : Khi có hiệu lệnh nhún đầu gối bật mạnh qua vạch chân không chạm vạch và đứng thẳng người lên.

- Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc. lần lượt 2 trẻ cùng thi nhau bật.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Cô quan sát- nhận xét kết quả của trẻ. - Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Tưới cho cây.

- Giữ gìn, bảo vệ nguồn nước. - Tiết kiệm không lãng phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vâng ạ

- Trẻ quan sát.

- Trẻ thực hiện.

Một phần của tài liệu thiết kế hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non theo chủ đề các hiện tượng tự nhiên (Trang 41 - 83)