TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu nhiều nghiên cứu về vtgm (Trang 48 - 75)

- Số điện thoại cơ quan:

2. Viêm tai giữa mạn màng nhĩ đóng kín

4.3. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG

4.3.1. Thính lực đồ

Phân loại nghe kém (biểu đồ 3.4)

Nghe kém dẫn truyền chiếm tỷ lệ 52/62 (83,9%), nghe kém hỗn hợp chiếm tỷ lệ 10/62 (16,1%) . Tổn thương gián đoạn xương con trong viêm tai giữa mạn không nguy hiểm thường gặp nghe kém dẫn truyền do sóng âm không trực tiếp vào tai trong qua hệ thống màng nhĩ-xương con. Khi biểu hiện là một nghe kém hỗn hợp thì không những hệ thống truyền âm bị gián đoạn, mà chức năng của tai trong cũng bị ảnh hưởng. Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả Cao Minh Thành[7] nghe kém dẫn truyền 76,4%, hỗn hợp 23,6%.

Phân loại mức độ nghe kém

Theo kết quả của nghiên cứu này thường gặp nghe kém trung bình từ 41- 55 dB chiếm 30/62 (48,4%), nghe kém nặng trên 55 dB chiếm 52/62 (51,6%) (Bảng 3.10), không có trường hợp nào có thiếu hụt sức nghe ≤ 40 dB. Kết quả trong nghiên cứu này cũng tương tự kết quả của Cao Minh Thành và Kara là 58,3% là nghe kém nặng [7][23].

Như vậy trong viêm tai giữa mạn không nguy hiểm có gián đoạn xương con chủ yếu là gặp thiếu hụt sức nghe vừa và nặng.

4.3.2. Chụp CT xương thái dương

Giá trị chẩn đoán của phim CLVT xương thái dương

Kết quả trong nghiên cứu này, chẩn đoán tổn thương gián đoạn xương con trên phim CLVT trước phẫu thuật là 52/62 (83,9%) (Bảng 3.11), không gián đoạn xương con là 10/62 (16,1%). Kết quả trong nghiên cứu này cao hơn kết quả của cao Minh Thành là 74,5% [8], kết quả của Martin và cộng sự là 76,0% [25].

Trong trường hợp không phát hiện được gián đoạn xương con của phim CLVT xương thái dương thì tổn thương một xương chiếm tỷ lệ 9/10 (90%), tổn thương hai xương chiếm tỷ lệ 1/10 (10%) ( Bảng 1.12). Trong trường hợp tổn thương xương đe đơn thuần thì tỷ lệ phát hiện được gián đoạn xương con của phim CLVT chiếm28/37 (75,7%), tỷ lệ không phát hiện được 9/37 (24,3%). Tỷ lệ không phát hiện được gián đoạn xương con trên phim CLVT xương thái dương còn cao vì: xương con có kích thước nhỏ, đặc biệt là ngành xuống xương đe, các lát cắt không đúng vị trí của xương con.

4.4. Đặc điểm tổn thương gián đoạn xương con trong phẫu thuật4.4.1. Số lượng xương con tổn thương 4.4.1. Số lượng xương con tổn thương

Theo kết quả nghiên cứu này tỷ lệ tổn thương một xương và hai xương tương ứng là 42/62 (67,7%) và 15/62 (24,2%), tổn thương 3 xương có tỷ lệ thấp nhất là 5/62 (8,1%) (Biểu đồ 3.5). Trong viêm tai giữa mạn không nguy hiểm thường gặp tổn thương một hoặc hai xương nhiều hơn gặp tổn thương cả 3 xương. Có thể gặp tổn thương một xương đơn độc, khác với tổn thương xương con trong viêm tai giữa mạn nguy hiểm là tổn thương thường gây nên mất một phần hoặc toàn bộ hai hoặc 3 xương.

4.4.2. Đặc điểm tổn thương xương trong hệ thống xương con

Trong kết quả nghiên cứu này tổn thương đơn độc một xương thì xương đe chiếm tỷ lệ 37/42 (88,1%), xương búa chiếm 5/42 (11,9%), xương bàn đạp không gặp trường hợp nào. Trong tổn thương hai xương thì xương đe tổn thương 15/15 (100%), xương búa là 6/15 (40%), xương bàn đạp là 9/15 (60%). Tổn thương xương đe mất một phần hay toàn bộ chiếm 57/62 (91,9%), tổn thương xương búa chiếm 16/62 (25,8%), tổn thương xương bàn đạp chiếm 14/62 (22,58%) (Bảng 3.13). kết quả của nghiên cứu này cũng tương tự kết quả của các tác giả ; Mundada và Jaiswal là tổn thương xương đe chiếm 100%, tổn thương xương bàn đạp là 23,34%[27] . Trong nghiên cứu này xương đe tổn thương chiếm tỷ lệ 91,9%, đa số các tác giả đều cho rằng tổn thương xương đe thường gặp là vì: thứ nhất là do cấu trúc giải phẫu nghèo mạch ở ngành xuống, thứ hai có thể do cấu trúc mô phôi học xương đe tạo thành từ cung mang 1 và 2, mà phần tổn thương hay gặp nhất khi tổn thương xương đe là ngành xuống. Ngành xuống xương đe lại được tạo thành từ sụn Reicheit của cung mang hai [10].

4.4.3. Đặc điểm tổn thương của từng xương trong hệ thống xương con

Đặc điểm tổn thương xương búa

Kết quả nghiên cứu này cho thấy tổn thương đơn độc xương búa chỉ chiếm 5/16 (31,3%), tổn thương xương búa phối hợp với một hoặc hai xương chiếm 11/16 (68,7%) (Bảng 3.14). Trong tổn thương xương búa thì tổn thương cụt cán búa chiếm tỷ lệ 12/16 (75%), mất toàn bộ xương búa chiếm 3/16 (18,8%). Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả Cao Minh Thành [6], nhưng cao hơn của Albu và cộng sự với tổn thương cụt cán búa là 58,6% [10]. Tổn thương cán búa chiếm tỷ lệ cao có thể vì: thứ nhất là những lỗ thủng rộng ở trung tâm hoặc thủng toàn bộ màng căng làm lộ cán búa, do vậy lớp niêm mạc bao phủ xương búa sẽ bị tổn thương và tăng chiều dầy để thích nghi với môi trường mới . Hậu quả là mạch máu nuôi dưỡng cán búa sẽ bị hẹp hoặc tắc hoàn toàn, dẫn đến rối loạn quá trình tạo và hủy xương tại chỗ làm xương búa teo dần dần ; thứ hai là do cấu trúc phôi thai học xương búa được tạo thành từ 2 cung mang của trung bì, đầu và cổ xương búa được tạo bởi sụn Meckel (cung mang 1) còn cán búa được tạo từ sụn Reichert (cung mang 2) tổn thương xương búa lại gặp nhiều nhất là cán búa, đây là phần xương có nguồn gốc từ sụn Reichert [10]. Đây chỉ là giả thuyết cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

Đặc điểm tổn thương xương đe

Trong tổn thương xương đe thì mất một phần hay toàn bộ ngành xuống xương đe chiếm tỷ lệ 57/62 (91.2%), mất toàn bộ xương đe chiếm tỷ lệ 5/62 (8,8%)(Bảng 3.15). Kết quả của Mundada và Jaiswal là: mất toàn bộ xương đe chiếm tỷ lệ 53,9%, mất ngành xuống xương đe là 25,3%[27]. Kết quả của

nghiên cứu này ngược với của Mundada và Jaiswal là tổn thương từng phần của xương đe gặp nhiều hơn tổn thương mất toàn bộ xương đe, vì trong nghiên cứu này chỉ thực hiện ở nhóm viêm tai giữa mạn không nguy hiểm, còn Mundada và Jaiswal tiến hành nghiên cứu trên nhũng bệnh nhân viêm tai giữa mạn [27]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Cao Minh Thành thì vị trí tổn thương gặp nhiều nhất trong tổn thương xương đe là ngành xuống [7]. Ngành xuống xương đe thường gặp tổn thương nhiều nhất vì:

+ Cấu trúc giải phẫu ngành xuống xương đe là nơi ít mạch cung cấp, ít vùng nối với các mạch khác [10][20][21]. Khi quá trình viêm nhiễm trong tai giữa kéo dài, niêm mạc tăng chiều dầy hoặc thoái hóa hạt sẽ làm hạn chế cấp máu cho nó, dẫn đến hiện lớp tế bào sụn nông và sâu bị hủy hoại, mất cân bằng giữa 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương từ các tế bào sụn giảm trong khi đó quá trình huy xương vẫn bình thường. Kết quả là ngành xuống xương đe sẽ tiêu dần dần nên có hình ảnh nhọn như đầu bút chì [23].

+ Do nhiễm khuẩn: độc tố của vi khuẩn trong các đợt viêm cấp cũng có thể tiêu hủy xương con đặc biệt là P.Aeruginosa [35].

+ Do cấu trúc phôi thai học xương đe được tạo thành từ 2 cung mang: thân và ngành ngang được tạo thành từ sụn Meckel của cung mang thứ nhất, ngành xuống xương đe được tạo thành từ sụn Reichert của cung mang thứ hai [10], [11], [15]. Tổn thương gặp nhiều ở ngành xuống của xương đe thuộc cung mang thứ hai, có thể là do cấu trúc riêng của cung mang thứ hai không có tính bền vững như cung mang thứ nhất. đây chỉ là giả thuyết, để chứng minh điều này cần phải có những công trình nghiên cứu sâu hơn về mô phôi học.

Đặc điểm tổn thương xương bàn đạp (Bảng 3.16)

Trong nghiên cứu này không gặp trường hợp nào tổn thương xương bàn đạp đơn độc. trong tổn thương hai xương không gặp trường hợp nào tổn thương xương búa và xương bàn đạp, tổn thương xương đe và xương bàn đạp chiếm tỷ lệ 9/9 (100%) trong tổn thương 2 xương. Trong tổn thương cả ba xương thì mất toàn bộ xương bàn đạp chiếm tỷ lệ 2/5 (40%), xương bàn đạp còn đế chiếm 3/5 (60%). Tổn thương mất toàn bộ xương bàn đạp chiếm tỷ lệ 6/14 (42,8%), mất chỏm và gọng chiếm 8/14 (57,2%). Tổn thương xương bàn đạp thường gặp tổn thương từng phần nhiều hơn tổn thương toàn bộ.

KẾT LUẬN

1. Các đặc điểm của VTGMKNH gián đoạn xương con

Đặc điểm chung

- Tuổi thường gặp 20-40 tuổi

- Giới: Nữ gặp nhiều hơn nam 34/62.

- Thời gian bị bệnh 20-30 năm là 35/62(56,5%). • Triệu chứng

- Nghe kém: chiếm tỷ lệ 62/62(100%).

- Ù tai chiếm tỷ lệ 11/62 (17,7%),thường ù tai tiếng trầm. - Thủng màng nhĩ một bên chiếm tỷ lệ 45/62 (72,6%). - Nghe kém dẫn truyền 52/62 (83,9%).

- Mức độ nghe > 40 dB là 62/62(100%).

2. Đặc điểm tổn thương GĐXC, giá trị chẩn đoán của nội soi và CLVT so với kết quả phẫu thuật

Đặc điểm tổn thương xương con

- Xương đe tổn thương là 57/62 (91,9%), thường tổn thương ngành xuống.

- Xương búa tổn thương chiếm 16/62 (25,8%), thường gặp tổn

thương cán.

- Xương bàn đạp tổn thương là 14/62 (22,9%), thường gặp tổn thương từng phần.

Tổn thương ngành xuống xương đe hay gặp nhất trong VTGMKNH GĐXC.

Giá trị của nội soi và CLVT trong chẩn đoán GĐXC

- Nội soi chẩn đoán: tỷ lệ xác định được xương con là 37/62 (59,7%).

- Phim CLVT xương thái dương: Tỷ lệ xác định được GĐXC là 52/62 (83,9%).

Do đó nên phối hợp cả nội soi và CLVT để giúp chẩn đoán chính xác hơn.

TIẾNG VIỆT

1. Lương Sỹ Cần, Lê Sỹ Nhơn, Nguyễn Tấn Phong (1981) “Phẫu thuật tạo hình tai giữa”, công trình nghiêm cứu khoa học y dược, nhà xuất bản y học.

2. Trần Duy Ninh ( 1995 ), “ Tình hình bệnh Tai Mũi Họng ở một số địa phương miền núi phía bắc ” kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học.

3. Nguyễn Tấn Phong (2000), “Phẫu thuật tai”, nhà xuất bản y học Hà Nội.

4. Võ Tấn ( 1975 ), “ Viêm tai giữa mạn tính ”, Tai Mũi Họng thực hành, tập II, Nhà xuất bản y học, tr. 86-100.

5. Nguyễn Quang Quyền (1999), “ Tai ngoài và hòm nhĩ ”, Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản y học, tr.102-105

6. Cao Minh Thành (2001), “ Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm tai giữa mạn có tổn thương xương con”, luận văn thạc sĩ y học- Đại học y Hà Nội.

7. Cao Minh Thành (2009), “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng viêm tai giữa mạn tổn thương xương con và đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình xương con”, luận án tiến sĩ y học- Đại học y Hà Nội.

8. Cao Minh Thành (2008), “ Chẩn đoán tổn thương xương con trong viêm tai giữa mạn trên phim CT xương thái dương ” tạp chí thông tin y dược (1),tr.27-30.

9. Trần Hữu Tước ( 1975 ), “ Vấn đề điều trị hiện đại đối với một viêm tai mạn tính ” Nội San Tai Mũi Họng (2), tr. 3-8.

Journal of Otology Inc, pp. 136-140.

11. Andreasson L, Ivarsson A (1976), “ On Tubal Function in Presence of Central Perforation of Drum in Chronic Otitis Media. Clinic methods and Preoperative Analyses 132 cases ”, Acta Otolaryngol, 82(2), Publishing Medical, pp. 1-10.

12. Battaglia A et.al (2003), “Reconstruction of the Entire Ossicular Conduction Mechanism ”, The Laryngoscope (113), Lippincott Williams and Wilkins, pp.654-658.

13. Bluestone CD (1978), “ Physiology of the Middle Ear and Eustachian Tube ”, the Laryngoscope (187), Lippincott Williams and Williams, pp. 1163-1193.

14. Butman JA, Patronas NJ, Kim HJ (2006), “ Imaging Studies of the Temporal Bone”, Head and Neck Surgery-Otolaryngology, 4th Edition, Lippincott Williams and Wilkins, pp.1961-1986.

15. Chakeres DW (1984), “ CT of Ear Structures: A Tailored Approach”,

Radiology of North America, 22(1), pp.3-32.

16. Chole AR (1993), “Chronic Otitis Media, Mastoiditis and Petrositis”,

Otolaryngology-Head and Neck Surgery, second Edition, Mosby Year

Book inc,pp. 2483-2839.

17. Gitter AH (1990), “A short history of hearing research”,

Laryngorhinootologie, vol 69, No 9, Universitat Slinik fur Hals-Nase- Ohrenheil Kunde Tubingen, German, pp. 495-500.

18. Gulya JA (1990), “Diagnosis of Ear Diseases”, Surgery of the Ear (1), Fourth Edition, W.B Saunders Company, pp. 54-84.

Philadelphia. pp. 1539-1543.

20. Jaisinghani JV, Paparella MM, Chap TL (1999), “Tympanic Membran/ Middle Ear Pathologie Correlates in Chronic Otitis Media”,

Laryngoscope, Vol 109, No 5 Lippincott William and Wilkins Philadelphia, pp.712-716.

21. Janfaza P, Nadu JB (2001), “Temporal Bone and Ear”, Surgical Anatomy of the Head and Neck, Lippincott Williams and Willkins,pp.420-463.

22. Jones OR (2004), “Myringoplasty”, Middle Ear Surgery – Recent Advances and Futur Directions, Georg Thiems Verlag, pp 5-11

23. Kara J, Jokinen K, Seppala A(1976), “Destruction of Ossicles in Chronic Otitis Media”, J Laryngol Otol, 90(6), pp. 509-518.

24. Lee KJ (1987), “Anatomy of The Ear”, Essential Otolaryngology Head

and Neck Surgery,Edit 4, Medical Examination Publishing Company,

pp. 1-26.

25. Martin C et . al (2004), “Pathology of the Ossicular Chain: Comparison between Virtual Endoscopy and Spring CT-Data”, Otology and Neurotology, 25(3), Otology and Neurotology, Inc, pp.215-219. 26. Mills JH, Khariwala SS, Weber PC(2006), “Anatomy and Physiology

of Hearing”, Head and Neck Surgery – Otolaryngology, 4th Edition, Lippincott Williams and Wilkins, pp.1883-1904.

27. Mundada SM, Jaiswal JS (1989), “A method for Ossicular Reconstruction with Tragal Cartilage Autograft”, The Laryngoscope

29. Proctor B (1973), “Chronic Otitis Media and Mastoiditis”

Otolaryngology (2), W.B. Saunders Company, pp.121-151.

30. Proctor B (1991), “Chronic Otitis Media and Mastoiditis”,

Otolaryngology (2), Third Edition, W.B Saunders Company Philadelphia-London-Toronto, pp.1376-1439.

31. Puria S et. al (2005), “Malleus-to-Foot pate Ossicular Reconstruction Prosthesis Positioning Cochleovestibular Press Optimization”, Otology and Neurology, 26(3), Otology and Neurotology, Inc, pp. 368-378. 32. Rizer, Franklin M (1997), “Overlay Versus Underlay Tympanoplasy.

Part I: Historical Review of the Literature”, The Laryngoscope,107(12), Supplement 84, the American Laryngological, Rhinological and Otological Society, Inc,pp.1-25.

33. Sakagami M, Maeda A, Node M, Sone M (2000), “Long-term Observation on hearing change in patients with chronic otitis media”, Auris Nasus Larynx, Vol 127, No 2, Hyo-Med company Japan, pp. 117-120.

34. Schuknecht HF (1993), “Pathology of the Ear”, Lea and Tebiger, Philadelphea, pp.161-203.

35. Schwartz (1996), “Inhibition of proteases in Pseudomonas otitis Media in Chinchillas”, Otolaryngology-head and Neck Surgery, 115(4), official journal of the American Academy of Otolaryngology- Head and Neck Surgery Foundation, Inc, pp.342-35.

36. Sheehy JL (1994), “Surgery of Chronic otitis media”. Otology Vol 1, Philadelphia, pp.31-67.

London, chapt 10: 215-137.

38. Vincent R et.al (2004), “ Malleus Relocation in Ossicular Reconstruction Managing the Anteriorly Positioned Malleus Results in Series of 268 case ”. Otology and Neurology (25), Otology and Neurology Inc, pp.223-230. 39. Wareing MJ, Lalwani AK, Jackler RK (2006),“Development of the

Ear”, Head and Neck Surgery Otolaryngoscopy (2), Fourth, Lippicott William and Wilkins, pp. 1870-1880.

40. WHO (2004), “Chronic Suppurative Otitis Media-Burden of Illness and Management Option”, World Heath Organisation, Geneva, Switzerland, pp.7-48.

TIẾNG PHÁP

41. Magnan J, Chays A, Bremond GA (1993), Les processus Inflammatoires De l’oreille Moyenne, Centre.

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU I. PHẦN HÀNH CHÍNH:

Họ tên: ...Tuổi...Giới: Nam/Nữ

Nghề nghiệp:...

Địa chỉ:...Xã (Phường/Thị trấn)...

Huyện (Quận/Thị xã)...Tỉnh (thành phố)...

Địa chỉ liên lạc: - Số điện thoại di động:...

- Số điện thoại nhà riêng:...

- Số điện thoại cơ quan:...

Ngày làm thủ tục vào viện: Ngày nhập viện: Ngày FT: Ngày RV: II. LÝ DO VÀO VIỆN:... III. PHẦN KHÁM BỆNH

1. Tiền sử

- Bản thân:

Đặc điểm liên quan đến bệnh

TT Yếu tố nguy cơ Có Không TT Có Không

01 Dị ứng 04 Thuốc lá

02 Ma túy 05 Thuốc lào

03 Rượu, bia 06 Khác

Gia đình:

+ Có người bị bệnh tai không: Có □ Không □ + Bệnh khác:

Bên phải □ Bên trái □ Cả hai tai □ + Thời gian chảy mủ tai: năm

Liên tục □ Từng đợt □ - Nghe kém Tai phải □ Tai trái □ Hai tai □ Ù tai Có □ Không □ + Tiếng trầm Có □ Không □ Tai trái □ Tai phải □ Hai tai □ Từng lúc □ Liên tục □

+ Tiếng cao Có □ Không □ Tai trái □ Tai phải □ Hai tai □ Từng lúc □ Liên tục □ - Chóng mặt Có □ Không □ - Đau trong tai Có □ Không □

- Mạch - Nhiệt độ - Huyết áp - Nhịp thở - Da niêm mạc b. Khám chung - Tim mạch - Hô hấp - Thần kinh - Tiêu hóa

Một phần của tài liệu nhiều nghiên cứu về vtgm (Trang 48 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w