- Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người: Ngay từ khi ra đời,
1.3 Vai trò của giáo dục quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay
xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay
Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được Đại hội lần thứ VIII của Đảng đề ra và tiếp tục được khẳng định ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đây là yêu cầu tất yếu, khách quan nhằm duy trì bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh để nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của Nhà nước; giữ vững và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong tình hình hiện nay.
Có nhiều quan điểm về Nhà nước pháp quyền nhưng đều đề cập một số đặc trưng cơ bản. Chúng tôi tán thành quan điểm về Nhà nước pháp quyền do một học giả Việt Nam đưa ra dưới đây :
Nhà nước pháp quyền là một Nhà nước mà ở đó, quyền và nghĩa vụ của tất cả và của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Nhà nước pháp quyền được định nghĩa là một chế độ mà ở đó, Nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật, việc thực hiện pháp luật được bảo đảm bằng một hệ thống tòa án độc lập. Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tơn trọng giá trị cao nhất là con người. Nhà nước phải tuân thủ pháp luật và đảm bảo cho cơng dân có đủ khả năng và điều kiện chống lại sự tùy tiện của Nhà nước, phải có một cơ chế chặt chẽ để kiểm tra tính hợp pháp và hợp hiến của pháp luật và các hành vi của bộ máy chính quyền Nhà nước. Nhà nước pháp quyền phải tạo ra cho công dân sự bảo đảm rằng người ta khơng bị địi hỏi cái ngồi hoặc trên những điều được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền, Hiến pháp giữ vị trí tối cao trong hệ thống pháp luật. Hiến pháp xây dựng trên cơ sở bảo đảm tự do và quyền của công dân [76, tr. 39-40].
Từ quan điểm này, chúng ta thấy rằng Nhà nước pháp quyền có mối liên hệ với những vấn đề quan trọng sau:
- Phải tạo ra cho được ý thức coi trọng pháp luật trong quản lý xã hội, quản lý nhà nước.
- Xác định đúng đắn trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân. - Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân. - Xây dựng tổ chức, bộ máy nhà nước chặt chẽ, có tính ổn định cao. - Tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước.
Trong các vấn đề trên, vấn đề bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cơng dân được coi là yêu cầu trọng tâm của nội dung về Nhà nước pháp quyền. Điều
đó có nghĩa là quá trình xây dựng Nhà nước pháp quền đặt ra yêu cầu cấp bách phải tăng cường công tác giáo dục quyền con người, quyền công dân.
Chúng tôi cũng tán thành với quan điểm trên. Và từ đây cho thấy, các nội dung này có liên quan trực tiếp tới việc thực hiện giáo dục quyền con người, quyền công dân. Cùng với giáo dục pháp luật và các dạng giáo dục khác, giáo dục quyền con người, quyền cơng dân trực tiếp góp phần tạo ra các nội dung, giá trị của Nhà nước pháp quyền, đảm bảo cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam hình thành trong thực tiễn. Thực hiện tốt giáo dục quyền con người, quyền cơng dân cịn giúp cho quá trình này được rút ngắn và đi đúng hướng, tránh được những lệch lạc, phiến diện trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
- Giáo dục quyền con người, quyền công dân nhằm nâng cao tri thức quyền con người, quyền công dân cho các thành viên xã hội.
- Giáo dục quyền con người, quyền cơng dân góp phần xây dựng thái độ tôn trọng giá trị cao quí của quyền con người, quyền công dân trong các thành viên của xã hội, nhất là đối với cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước.
- Giáo dục quyền con người, quyền cơng dân góp phần xây dựng ý thức tự vệ, tự đấu tranh bảo vệ quyền con người, qyuền công dân của mỗi thành viên xã hội, cũng như đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân của người khác khi những quyền đó bị xâm hại.
Chương 2
Thực trạng giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay