- Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người: Ngay từ khi ra đời,
3.2.1.2. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục quyền con người, quyền công dân
trong hệ thống giáo dục và đào tạo có ý nghĩa mang tầm chiến lược trong suốt cả quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, là bộ phận đặc biệt quan trọng của chiến lược con người hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy đổi mới tư duy giáo dục quyền con người, quyền công dân trong hệ thống giáo dục và đào tạo "phải bám sát mục tiêu giáo dục là hình thành và phát huy tồn diện nhân cách, đào tạo con người có lịng u nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của lồi người" [88, tr. 120].
3.2.1.2. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục quyền con người, quyền công dân công dân
- Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc và đang trong tiến trình thực hiện đường lối cải cách xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, đối với nội dung, phương pháp giáo dục quyền con người, quyền công dân ở nước ta là yêu cầu khách quan, tất yếu xuất phát từ những đặc thù riêng có của Việt Nam như:
- Việt Nam có 54 dân tộc anh em, do đó, bên cạnh nền văn hóa truyền thống dân tộc, cịn tồn tại những truyền thống văn hóa, truyền thống sinh hoạt riêng mang tính độc lập tương đối của các dân tộc thiểu số. Gần như mọi dân tộc đều có tiếng nói riêng và đặc biệt trong số 54 dân tộc ở Việt Nam có trên 20 dân tộc có chữ viết riêng.
- Theo báo cáo quốc gia lần thứ 3 và 4 về tiến hành thực hiện công ước Liên Hợp Quốc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) - Hà Nội 2000. Năm 1999 dân số Việt Nam là 76.787 triệu người. Trong đó nữ chiếm 50,8% dân số thành thị 23,5%; tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi là 33,5%; trên 65 tuổi là 5,8%; lực lượng lao động trong
độ tuổi quy định có khả năng lao động là 43,4 triệu; chiếm 56,5% dân số, tỷ lệ lao động nữ là 50,6%; tỷ lệ hộ gia đình do nữ làm chủ hộ là 21,6%. Số lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân là 38 triệu người, chiếm 50% dân số, trong đó tỷ lệ nữ là 48%. 76% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông với phương tiện lao động thủ cơng là chính và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Trong 54 dân tộc khác nhau, người Kinh chiếm chủ yếu với tỷ lệ là 86,8% dân số.
- Dân cư Việt Nam phân bố không đều, phần lớn dân cư sống ở nơng thơn, trong đó có những vùng đặc biệt khó khăn, xa xơi hẻo lánh. Do đó có điều kiện sống lao động, tập quán sinh hoạt, văn hóa, truyền thống điều kiện, khác nhau. Đặc biệt do các vùng dân cư Việt Nam được hình thành trong nhiều thời gian khác nhau của lịch sử, nên ngay đối với bộ phận dân cư chính yếu là người kinh cư trú ở những vùng khác nhau cũng có những tập quán, truyền thống văn hóa khác nhau.
Việt Nam cịn là một quốc gia đa tơn giáo. Mỗi tơn giáo có đức tin, tín ngưỡng riêng, tạo nên tập quán sinh hoạt, sắc thái văn hóa riêng trong cộng đồng tín đồ của mình. Mỗi tơn giáo lại có lịch sử hình thành, có q trình tồn tại và phát triển gắn liền với từng giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước, dân tộc. Điều này cũng phần nào góp phần tạo ra ý thức, sự gắn kết khác nhau của các tôn giáo với cộng đồng dân tộc.
Tất cả những vấn đề trên tạo ra sự đa dạng, phong phú trong điều kiện sống, tập quán sinh hoạt, truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số, của các cộng đồng dân cư và của các bộ phận dân chúng ở Việt Nam. Tạo ra những khả năng tiếp cận khác nhau với hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân.
Hơn nữa Việt Nam là một trong những nước xã hội chủ nghĩa cịn lại, do đó chúng ta đang phải đương đầu với sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch mà một trong những biện pháp chống phá của chúng là lợi dụng chiêu bài nhân quyền để tuyên truyền xuyên tạc sự thật về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, để dân chúng hiểu lệch lạc về bản chất nội dung nhân quyền mà chúng ta đã thực hiện được ở Việt Nam...
- Từ tất cả những yếu tố trên, chúng tôi cho rằng để thực hiện giáo dục quyền con người, quyền cơng dân có hiệu quả ở Việt Nam chúng ta phải có nội dung và phương pháp giáo dục thích hợp với từng chủ thể giáo dục, từng đối tượng giáo dục. Việc giáo dục quyền con người, quyền công dân không chỉ được giáo dục từng đợt theo các dự án cho một số đối tượng nhất định mà phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa cơ quan chuyên trách về giáo dục đào tạo, các Bộ ngành có liên quan, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội, những người có uy tín trong cụm dân cư, làng xã. Đặc biệt phải tăng cường giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đổi mới một cách căn bản phương pháp và hình thức giáo dục. Trước mắt cần áp dụng các phương pháp giáo dục mới. Chuyển dần từ giáo dục theo kiểu truyền thống "phương pháp ký gửi" (phương pháp truyền đạt thông tin một chiều) sang phương pháp "cùng tham gia". Theo phương pháp này, học viên là chủ thể chính, giảng viên chỉ đóng vai trị là người trợ giúp. Khuyến khích học viên tham gia thảo luận, tìm tịi suy nghĩ và đóng góp ý kiến về bài giảng. Tuy nhiên, trong mỗi bài giảng và tùy thuộc vào nội dung cũng như đối tuợng, giảng viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng các kiến thức sẽ truyền đạt cho học viên bằng những kỹ thuật, công cụ khác nhau như bảng biểu, tranh, hình vẽ, xem phim để làm sao cung cấp cho họ những thông tin về quyền con người mà họ quan tâm, gần gũi với công việc của học viên. Kết hợp chặt chẽ giữa giảng lý thuyết và thực hành, đi tham quan thực tế, làm bài tập tình huống về những vấn đề xẩy hàng ngày có liên quan đến cơng việc của họ, nhằm hình thành lối tư duy sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tránh giáo điều máy móc, sơ cứng.