- Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người: Ngay từ khi ra đời,
3.2.1.3. Tham gia có hiệu quả chương trình giáo dục quyền con người của Liên Hợp Quốc, đẩy mạnh hợp tác với các nước trên thế giới và các tổ chức chính
Liên Hợp Quốc, đẩy mạnh hợp tác với các nước trên thế giới và các tổ chức chính phủ, phi chính phủ
a) Tham gia chương trình giáo dục quyền con người của Liên Hợp Quốc
- Bảo vệ, thúc đẩy quyền con người là mục tiêu của Liên Hợp Quốc, là quy tắc xử sự cơ bản trong quan hệ pháp luật quốc tế. Vì vậy ngay từ khi thành lập đến nay, Liên
Hợp Quốc đã có một hệ thống tổ chức, bộ máy chuyên trách về giáo dục nhân quyền, có nhiều kinh nghiệm, phương pháp và đầy đủ nguồn lực cho việc trực tiếp hoặc hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện giáo dục quyền con người. Thời gian qua Liên Hợp Quốc đã thực hiện thường xuyên các hoạt động giáo dục nhân quyền trên phạm vi toàn cầu, nhất là việc phát động và tổ chức thực hiện thập kỷ giáo dục nhân quyền nhằm tạo ra nền văn hóa nhân quyền. Liên Hợp Quốc cũng đã có sự đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện Thập kỷ Giáo dục nhân quyền để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại và phương hướng tiếp tục thực hiện chương trình trong thời gian tới. Vì thế, theo chúng tơi, Việt Nam cần thiết tham gia tích cực các hoạt động giáo dục quyền con người của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, sự tham gia này là có nguyên tắc trên cơ sở độc lập, tự chủ của Việt Nam. Chúng ta tham gia các hoạt động giáo dục quyền con người của Liên Hợp Quốc để trao đổi học hỏi kinh nghiệm, phương pháp; để thông qua sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc đào tạo đội ngũ cốt cán về giáo dục quyền con người và cịn để có sự hỗ trợ về nguồn lực cần thiết (chuyên gia, tài chính) cho các hoạt động giáo dục quyền con người ở Việt Nam.
Tham gia các hoạt động giáo dục nhân quyền của Liên Hợp Quốc khơng có nghĩa là chúng ta rập khn một cách máy móc nội dung phương pháp giáo dục của Liên Hợp Quốc; chúng ta phải tiếp thu và chuyển hóa các nội dung, phương pháp giáo dục của Liên Hợp Quốc vào điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, sao cho các nội dung, phương pháp đó phù hợp với yêu cầu giáo dục của Việt Nam, phù hợp với văn hóa Việt Nam, phù hợp với điều kiện sống, lao động, trình độ nhận thức của đối tượng giáo dục ở Việt Nam. Chúng ta tham gia chương trình giáo dục quyền con người của Liên Hợp Quốc, nhưng không thể bị áp đặt, phụ thuộc vào các chương trình này, mà cần thực hiện chương trình này một cách chủ động, tự chủ theo điều kiện và yêu cầu của Việt Nam. Đồng thời, cũng cần phải cảnh giác với các âm mưu lợi dụng bộ máy nhân quyền của Liên Hợp Quốc của các nước thù địch, của các tổ chức phản động quốc tế và trong nước để đưa nội dung giáo dục nhân quyền lệch lạc vào Việt Nam nhằm thực hiện các mưu đồ chính trị của họ.
Tham gia một cách tích cực, thường xuyên và chủ động để đóng góp quan điểm và hình thành các quy định quốc tế về quyền con người. Trong nhiệm kỳ là thành viên ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt nam cần chủ động phối hợp các cơ quan chuyên
môn đề xuất những sáng kiến cho việc thúc đẩy nhân quyền nói chung vì sự nghiệp hịa bình, xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, tránh kẻ xấu lợi dụng dân chủ, nhân quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Đồng thời trên các diễn đàn quốc tế, cần chủ động giới thiệu những thành tựu nhân quyền đã đạt được sau mười lăm năm đổi mới, chính sách, quan điểm nhân quyền của Đảng, Nhà nước ta.
b) Đẩy mạnh quan hệ hợp tác và các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong hoạt động giáo dục quyền con người
- Thời gian qua, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ đã có nhiều đóng góp với Việt Nam trong hoạt động giáo dục quyền con người, đặc biệt là giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em. Hiện tại đang có hơn 400 tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Việt Nam. Sự tham gia của các tổ chức này trong thời gian qua rất có ý nghĩa và hiệu quả, nhất là hoạt động của các Tổ chức cứu trợ nhi đồng quốc tế, Tổ chức cứu trợ nhi đồng của Thụy Điển - Radda Barnen. Sự giúp đỡ này là đáng trân trọng và cần phải tăng cường, mở rộng hơn nữa. Tuy nhiên sự giúp đỡ này trong thời gian qua cũng thể hiện cho thấy chúng ta đã hoàn toàn lệ thuộc vào các tổ chức này cả về chương trình, nội dung, phương pháp, tài liệu, tài chính. Và, hoạt động trợ giúp này cũng chỉ nhằm tập trung vào giáo dục các công ước quốc tế về quyền trẻ em, quyền phụ nữ. Do đó, vấn đề này dù mang tính chủ quan hay khách quan thì cũng làm cho chúng ta sao nhãng hoặc thậm chí quên mất vế thứ hai của hoạt động này là giáo dục quyền công dân trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật (các quy định của luật quốc gia về quyền, nghĩa vụ của công dân). Điều này dẫn đến thực trạng là nhận thức của một bộ phận dân chúng trở nên phiến diện, không phân biệt được đâu là vấn đề có tính chất chung, nhân loại, đâu là vấn đề có tính quốc gia, dân tộc. Nhận thức phiến diện, khơng đầy đủ này có thể dẫn đến ý thức, hành vi xử sự tiêu cực trong hoạt động đảm bảo quyền con người ở Việt Nam. Từ những vấn đề trên, theo chúng tôi, chúng ta cần thiết phải có cơ quan chức năng nhà nước làm nhiệm vụ tiếp nhận và điều phối các hoạt động hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về giáo dục quyền con người.
Chúng ta cũng đồng thời phải xác định những vấn đề cụ thể cần thiết phải có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Chúng tôi cho rằng, cái chính yếu hiện nay chúng ta thiếu và cần có sự hỗ trợ là nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực, tức là đội ngũ cốt cán làm nhiệm vụ trực tiếp giáo dục và nguồn tài lực như phương tiện kỹ thuật, tài chính để thực hiện các chương trình, kế hoạch quốc gia về giáo dục quyền con người, quyền cơng dân. Vì thế trong thời gian tới chúng ta cần tăng cường, mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong hoạt động giáo dục quyền con người và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này hoạt động ở Việt Nam nhưng sự hỗ trợ phải dựa trên những nguyên tắc, chuẩn mực nhất định, và cần thiết phải tập trung vào một đầu mối thống nhất quản lý, điều phối. Và cũng chỉ trên hai lĩnh vực là đào tạo nguồn nhân lực cốt cán, hỗ trợ tài chính, phương tiện kỹ thuật là chủ yếu.
Thực hiện quan điểm đối ngoại rộng mở đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước. Trong những năm tới, Việt nam chủ động hội nhập với các nước, các tổ chức quốc tế về các lĩnh vực hoạt động nhằm thúc đẩy quyền con người. Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với các tổ chức nhân quyền quốc tế và cơ quan nhân quyền của các nước nhất là những nước có truyền thống và kinh nghiệm trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Kinh nghiệm cho thấy, chủ động tham gia quan hệ quốc về nhân quyền khơng chỉ có lợi làm cho bạn hiểu quan điểm, lịch sử đất nước con người mà qua đó cho họ thấy được chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là vì con người, coi con người là vốn quý nhất, bảo vệ và phát triển quyền con người chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự ổn định chính trị, xã hội, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế ở Việt Nam. Cũng qua đẩy mạnh hợp tác quốc tế về quyền con người chúng ta học tập được kinh nghiệm trong việc bảo vệ nhân quyền mà họ đã tích lũy được.