dân quận Cầu Giấy
Căn cứ vào nghiên cứu tổng quan tài liệu, kết quả điều tra thực tế, nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tìm hiểu ý kiến của các hộ gia đình, với mục đích nhằm phát huy các tác động của quá trình đô thị hóa một cách tích cực và hạn chế các tác động có hướng bất lợi đối với các khu vực trên địa bàn nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp cụ thể, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
nhà chung cư có điều kiện tốt), điều tiết kịp thời các khu vực có bức xúc về diện tích đất ở, nhà ở, khu vực đất có giá trị biến động lớn, hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân mua nhà trong các khu đô thị mới với giá phù hợp, phương thức thanh toán linh hoạt.
- Về phát triển ngành nghề phụ: hỗ trợ đầu tư phát triển ngành nghề phụ; phát huy lực lượng lao động và tay nghề cao trên địa bàn; tạo điều kiện cho người dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, giảm thuế đối với các ngành nghề phụ.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân: chủ động tìm việc làm cho lao động tai địa phương, kết hợp với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tổ chức đào tao nghề và thu hút các lao động nhàn rỗi, không có việc làm vào làm việc tại các cở sở sản xuất kinh doanh.
- Về cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội: tích cực, chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cổ phần hóa các công ty quốc doanh và định hướng nghề nghiệp cho người dân. Đồng thời rút ngắn các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Từ các kết quả đã nghiên cứu ở phần trên, em rút ra một số kết luận sau về tác động của quá trình đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và thu nhập của hộ dân trên địa bàn quận Cầu Giấy:
- Đô thị hóa đã làm giảm 327.19 ha diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp đặc biệt là diện tích đất chuyên dùng đạt 588.01 ha năm 2009 tăng 186.64 ha so với năm 2000. Trong đó tăng mạnh nhất là diện tích đất có mục đích công cộng và đất cơ sở dịch vụ sản xuất kinh doanh. Diện tích đất có mục đích công cộng tăng 141.07 ha, đất cơ sở dịch vụ tăng 36.53 ha so với năm 2000.
- Đưa thu nhập trên địa bàn Quận tăng cao. Năm 2009, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 12716.22 tỷ đồng, tăng 11248.2 tỷ đồng so với năm 2000. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng với Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ quận Cầu Giấy lần thứ XXI đề ra là “ Công nghiệp – Thương mại, dịch vụ - Nông nghiệp”.
- Dân số toàn Quận tăng lên trong thời gian ngắn. Năm 2009 dân số toàn huyện đạt 208080 người, tăng 86088 người so với năm 2000. Trung bình tăng 8608 người/năm. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0.86%, cơ học là 3.4%.
- Về thu nhập và đời sống của người dân 2 phường điều tra:
+ Giá đất tại các xã ngày càng tăng cao, giá đất tại các phường tăng rất cao: tại Trung Hòa dao động từ 40-450 triệu đồng/m2, Dịch Vọng từ 39 – 360 triệu đồng/m2.
+ Số lượng nhà kiên cố cũng không ngừng tăng cao, tỷ lệ nhà cấp 4 giảm, nhà 1 tầng và cao tầng có xu hướng tăng lên.
+ Cơ cấu nghề nghiệp thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp – dịch vụ, thương mại.
5.2. Kiến nghị
Cần có công tác quy hoạch : Khi đô thị hóa phát triển, lượng dân cư đông đúc, mật độ dân số tăng lên, dẫn đến nhà ở được coi là vấn đề bức xúc cần được giải quyết. Quỹ đất dành cho quy hoạch các khu đô thị, các khu tái định cư cần đáp ứng đầy đủ góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở của lao động di cư đến đây và những hộ bị mất đất do thực hiện các chương trình dự án của Trung ương và Thành phố trên địa bàn.
Cần có quy hoạch chung và chi tiết một cách hợp lý, tránh phá vỡ các kế hoạch sử đụng đất đ ã và sắp thực hiện trên địa bàn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NĐ 42/2009/NĐ – CP Ngày 07 tháng 05 năm 2009/Về việc phân loại đô thị. 2. NĐ 72/2001/NĐ – CP Ngày 05 tháng 10 năm 2001/Về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
3. Luật đất đai 2003. NXb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2003.
5. Phòng quản lý Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy, Báo cáo số liệu thống kê đất đai năm 2009.
6. Phòng thống kê huyện Tĩnh Gia, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và phương hướng - mục tiêu - nhiệm vụ năm 2010.
7. Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn./Vũ Thị Bình. Nxb Nông nghiệp, 2006.
8. Lê Du Phong (chủ biên). Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2007.
9. Lê Du Phong, Nguyễn Văn Sáng,… Nxb Chính trị Quốc gia, 2002/ Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội thực trạng và giải pháp. 10. Văn Hoài. “ Tìm lối ra cho nông dân mất đất ”. Bài 11: Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát “ Cần làm rõ hiện trạng chuyển đổi đất nông nghiệp”. Nông thôn ngày nay, số 177, ngày 25/07/2007.
11. Những thay đổi về việc làm và thu nhập của các hộ nông dân trong quá trình đô thị hoá ở quận Long Biên – Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Kinh tế/Nguyễn Hương Giang. – H: Trường ĐHNN - Hà Nội, 2008.
12. Nghiên cứu sự tác động của quá trình đô thị hoá đến việc làm và thu nhập của các hộ nông dân ở thành phố Hải Dương: Luận văn thạc sĩ kinh tế/Nguyễn Văn Chương. - H.: Trường ĐHNN - Hà Nội, 2006.
13.PSG.TS Nguyễn Chí Mỳ - Báo cáo điều tra khảo sát đề tài “Vấn đề hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội – thực trạng và giải pháp”- Hà Nội, 2009.
14.Nguyễn Thế Bá - Quy hoạch phát triển đô thị - Nhà xuất bản xây dựng - năm 2008
15."ảnh hưởng của đô thị hóa đến hướng sử dụng đất trong các hộ nông dân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên" - Hà Nội 2006
16.ThS.Phan Anh Hồng, Những đặc điểm của đô thị ở Việt Nam hiện nay, Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh
17. “đô thị”- vi.wikipedia.org
18. “Thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam” - www.vntrades.com
19. “Vai trò của đô thị trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta” - www.clst.ac.vn
20. “Mỗi năm diện tích trồng lúa của Việt Nam bị thu hẹp 59.000ha ” – Báo quân đội nhân dân
21. “Đô thị hóa làm tăng tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp” – Báo kinh tế và đô thị
22.“Chênh lệch lớn trong thu nhập của các nhóm lao động” - vneconomy.vn 23. “Khó tránh khỏi chênh lệch thu nhập” - vneconomy.vn