Phương pháp phân tích mức

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và thu nhập của người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội (Trang 35 - 69)

Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được rõ được quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy theo các khía cạnh dân số, mật độ dân số, cơ cấu thu nhập…

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội là một đơn vị hành chính mới được thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 21/11/1996 của Chính phủ và đi vào hoạt động ngày 01/09/1997.

4.1.1 Điều kiện tự nhiên:

a.Vị trí địa lý:

Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội, là một trong những khu phát triển đợt đầu của thành phố Hà Nội, cách trung tâm khoảng 6km. Về địa giới hành chính, quận Cầu Giấy có sự tiếp giáp với các quận, huyện khác như sau:

- Phía Bắc giáp: quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm - Phía Nam giáp: quận Thanh Xuân

- Phía Tây giáp: huyện Từ Liêm

- Phía Đông giáp: quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Đống Đa

Quận nằm ở cửa ngõ phía tây nhưng liền kề với quận trung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố chừng 6 km. Trong quận có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của quận, có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hòa Lạc – Sơn Tây – Xuân Mai (đường Trần Duy Hưng, đường Cầu Giấy – Xuân Thủy – 32). Có thể nói, Quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây-Tây Bắc thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật đô thị. Do vậy hàng năm quận thu hút một lượng lớn dân nhập cư, đặt

ra nhiều vấn đề quản lý lượng người nhập cư này cũng như quản lý dân cư đang sinh sống trên địa bàn quận.

b.Địa hình, địa mạo:

Địa hình quận Cầu Giấy bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Cao độ trung bình +6 đến +6.5m, các khu vực đã xây dựng 6.5 đến 7m. Khu đất ruộng ở các phường Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa có cốt trung bình 4,5 đến 3,5m, cốt thấp nhất là 3m.

Địa chất công trình trong quận Cầu Giấy thuận lợi cho xây dựng công trình cao tầng.

c.Khí hậu:

Quận Cầu Giấy có chung điều kiện thời tiết khí hậu của thành phố Hà Nội. Nói chung các đặc điểm của thời tiết trên địa bàn quận có nhiều yếu tố thuận lợi hơn các yếu tố bất lợi, trong đó phải kể tới những điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với việc hình thành vành đai cây thực phẩm, hoa cây cảnh và cây xanh bóng mát bảo vệ và điều hòa môi trường đô thị. Tuy nhiên, những bất lợi gây ra do thời tiết khí hậu như ngập úng, lụt lội… cũng làm ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của nhiều người dân trong quận và cần được đặc biệt quan tâm.

d.Thuỷ văn:

Quận Cầu Giấy có 1 con sông chảy qua là sông Tô Lịch. Hiện nay, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng do lượng rác thải ra sông không qua xử lý rất lớn nên gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân.

4.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội:

a.Tăng trưởng kinh tế

Giá trị sản xuất trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2009 đạt 12716227 triệu đồng tăng 2.4 lần so với năm 2005 (5086491 triệu đồng).Về giá trị gia tăng (GDP) đạt 457920 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 – 2009 đạt 13.2%. Hiện nay, ngành thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn

nhất 70,01%, sau đó là tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 29,99%; đặc biệt tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp bằng 0% trong cơ cấu kinh tế quận do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng đô thị.

Bảng 4.1: Kết quả giá trị sản xuất- giá hiện hành của các ngành kinh tế quận Cầu Giấy năm 2009.

Ngành Đơn vị Giá trị sản xuất Giá trị gia tăng Cơ Cấu (%)

Tổng Triệu đồng 12716227 457920 100

1. Nông, lâm, thủy sản Triệu đồng 0 0 0

2. Công nghiệp – XDCB Triệu đồng 3813596 137330 29,99

3. Dịch vụ, thương mại Triệu đồng 8902631 320590 70,01

Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2009 quận Cầu Giấy

b.Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mạng lưới đường giao thông

Trong quận Cầu Giấy chỉ có mạng lưới giao thông đường bộ. Mật độ đường giao thông của quận còn thấp so với các quận nội thành khác. Mật độ đường giao thông có sự phân bố không đồng đều giữa các phường trong quận. Các phường Yên Hòa, Trung Hòa, Dịch Vọng là những phường có hiện trạng đường giao thông kém nhất. Nhìn chung mạng lưới đường phố của quận còn chưa đáp ứng được các hoạt động kinh tế đang ngày càng mở rộng và cho nhu cầu đi lại của dân cư. Tình trạng quá tải và ách tắc vẫn thường xuyên xảy ra trên một số tuyến đường, đặc biệt là khu vực ngã tư quận Cầu Giấy vào giờ cao điểm.

 Hệ thống cấp thoát nước

Nhìn chung 100% các hộ gia đình trên địa bàn quận Cầu Giấy đã có nước sạch để sinh hoạt. Tuy nhiên mạng ống cấp nước còn thưa và chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dừng nước. Đặc biệt việc xây dựng mạng ống phân phối không theo quy hoạch nên còn nhiều điểm bất hợp lý, thường ống được đặt theo thực tế khi có nhu cầu.

Địa hình của quận tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ bắc xuống nam, từ đông sang tây nên việc bố trí hệ thống thoát nước không gặp khó khăn về địa hình. Hệ thống thoát nước hiện nay của quận là hệ thống thoát nước chung cho cả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước mưa. Hệ thống bao gồm mương, hồ, rãnh và cống ngầm. Sông Tô Lịch là đường thoát nước chính của quận và của cả thành phố. Sông bị ô nhiễm nặng vì không được thường xuyên cải tạo, nạo vét nên bị bùn lắng, gây nên ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống của dân cư và đặc biệt là của người dân hai bên bờ sông. Hiện nay hệ thống thoát nước ngầm của quận còn thiếu, tình trạng úng ngập vẫn còn xảy ra ở một số khu vực, đặc biệt là vào mùa mưa, gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và sức khỏe của người dân.

c.Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội

 Giáo dục và đào tạo

Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học của quận Cầu Giấy ở mức độ thấp so với yêu cầu. Có nơi trường tiểu học, trung học cơ sở còn ở chung một địa điểm. Sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện, … hoặc không có, hoặc có nhưng không đủ tiêu chuẩn.

Một đặc điểm về giáo dục – đào tạo ở quận Cầu Giấy là trên địa bản của quận có trường đại học, học viện, trường cao đẳng, và trường trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề. Đây là những trường có khả năng hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục đào tạo quận Cầu Giấy.

 Y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Về mặt y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và kế hoạch hóa gia đình, Cầu Giấy là một địa bàn khá phức tạp. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô với mật độ dân số cao, tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn, số nhân khẩu không có hộ khẩu KT3, KT4 nhiều; lưu lượng người qua lại, kể cả người nước ngoài trên địa bàn

đông … nên ngoài các dịch bệnh thông thường, các bệnh xã hội nguy hiểm như giang mai, lậu, nghiện hút ma túy, HIV-AIDS rất dễ lây lan và phát triển. Vì vậy, chính quyền cùng các ban ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ để đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu bệnh dịch, từng bước khống chế, đẩy lùi các bệnh phát sinh từ các tệ nạn xã hội để bảo vệ người dân.

d.Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm

 Thị trường các sản phẩm nông nghiệp:

Cùng với quá trình đô thị hóa nhanh, Nhà nước dần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Diện tích đất còn lại của quận có thể trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Nhưng hiệu quả kinh tế của các loại cây này thấp hơn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp, thậm chí thấp hơn cả đi làm thuê. Do đó cần có những biện pháp hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật cũng như hỗ trợ vốn để có thể duy trì các khu vực sản xuất nông nghiệp ở quận trong điều kiện kết hợp với quy hoạch các khu du lịch xanh, dịch vụ vui chơi, giải trí và ăn uống. Từ đó phần nào giảm sức ép về giải quyết việc làm cho người nông dân.

 Thị trường các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn là bánh kẹo, vàng mã, thủy tinh. Bên cạnh đó quận Cầu Giấy có thể mở rộng thị trường công nghiệp sản xuất cần sử dụng nhiều lao động như may mặc, giầy dép … để tận dụng nguốn lao động dồi dào, cũng như một số lĩnh vực đòi hỏi trình độ công nghệ cao như lắp ráp điện tử dân dụng, công nghệ thông tin … để khai thác tiềm năng chất xám và nguồn lao động trẻ, trình độ học vấn cao.

Các ngành nghề thủ công truyền thống cần được phục hồi và duy trì vừa để giải quyết việc làm, vừa bảo tồn văn hóa như một tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.

 Thị trường xây dựng

đô thị hóa trên địa bàn quận là những cơ hội tiềm tàng thúc đẩy phát triển thị trường xây dựng bao gồm cả xây dựng cơ sở hạ tầng, đi kèm với nó là công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí, mộc, dân dụng.

 Thương mại du lịch

Đây là ngành quận Cầu Giấy có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển. Trong tương lai không xa ngành này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế góp phần giải quyết việc làm đặc biệt cho lao động có tay nghề thấp.

4.2 Khái quát quá trình đô thị hóa ở địa bàn quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội

4.2.1 Biến động đất đai quận Cầu Giấy

Do sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá ở khu vực Hà Nội nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng, trong giai đoạn 2000 – 2009, cơ cấu đất đai Quận có nhiều thay đổi. Sự thay đổi đó được biểu hiện rõ ở bảng 4.2. Năm 2000, diện tích đất nông nghiệp là 394.73 ha, nhóm đất phi nông nghiệp là 782.61 ha, còn đất chưa sử dụng là 25.64 ha. Đến năm 2005, tỷ trọng diện tích các nhóm đất này tương ứng là 162.10 ha, 1027.56 ha, 13.32 ha và thay đổi thành 67.54 ha, 1126.78 ha, 8.66 ha vào năm 2009. Sự thay đổi này theo hướng cơ cấu đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm mạnh, còn cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp thì tăng lên.

Bảng4.2: Sự thay đổi cơ cấu đất đai của quận Cầu Giấy

STT Mục đích sử dụng đất Sử thay đổi (ha)

2000 2005 2009 So sánh

DT(ha) DT(ha) DT(ha) 05/00 09/05

Tổng diện tích tự nhiên 1202.98 1202.98 1202.98 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Tổng diện tích đất nông nghiệp

NN

P 394.73 162.10 67.54 - 232.63 - 94.56

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 366.88 145.68 56.87 - 221.2 - 88.81 1.1.1

Đất trồng cây hàng năm CHN 365.61 144.41 55.60 - 221.2 - 88.81 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 301.22 98.79 21.52 - 202.43 - 77.27 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HN

K 64.39 54.62 34.08 - 9.77 - 20.54 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.27 1.27 1.27 0 0 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 25.60 13.32 6.71 - 12.28 - 6.61 1.3 Đất nông nghiệp khác NK

H 2.25 3.10 3.96 0.85 0.86

2

Đất phi nông nghiệp PNN 782.61 1027.56 1126.78 245 99.22

2.1 Đất ở OTC 315.28 408.76 422.65 93.48 13.89 2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 315.28 408.76 422.65 93.48 13.89 2.2

Đất chuyên dùng CDG 401.41 534.17 588.01 132.8 53.84 2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình

sự nghiệp CTS 59.09 65.10 70.92 6.01 5.82 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 47.58 47.05 46.40 - 0.53 - 0.65 2.2.3 Đất an ninh CA

N 2.69 2.65 2.62 - 0.04 - 0.03 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh CSK 33.28 60.68 69.81 27.4 9.13 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 257.22 358.69 398.26 101.5 39.57 2.3 Đất tôn giáo, tin ngưỡng TTN 6.33 5.91 5.29 - 0.42 - 0.62 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 16.72 16.65 12.37 - 0.07 - 4.28 2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

SM

N 16.5 16.45 16.39 - 0.05 - 0.06 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 27.292 45.62 82.07 18.33 36.45

3 Đất chưa sử dụng CSD 25.64 13.32 8.66 - 12.32 - 4.66

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 25.64 13.32 8.66 - 12.32 - 4.66

a.Đất nông nghiệp:

Từ năm 2000 tới năm 2009, quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn quận giảm mạnh:

- Năm 2000: 394.73 ha - Năm 2005: 162.10 ha - Năm 2009: 67.54 ha

Biểu đồ 4.1: Biến động diện tích đất nông nghiệp

Theo biểu đồ 4.1, chúng ta thấy được thời kỳ diện tích đất nông nghiệp biến đổi mạnh mẽ nhất là vào giai đoạn 2000 – 2005 giảm 232.63 ha, còn giai đoạn 2005 – 2009 giảm 94.56 ha . Do quá trình thu hồi đất nông nghiệp và xây dựng đô thị của Quận phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn 2000 – 2005 nhằm có được vị trí ngang bằng với các quận khác của thủ đô Hà Nội. Trong đó có một số nhóm đất có biến động mạnh mẽ về diện tích, chủ yếu là nhóm đất trồng cây hàng năm giảm 310.01 ha, do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp như đất ở, đất chuyên dùng. Cơ cấu đất nông nghiệp không chỉ biến động ở nhóm đất trồng cây hàng năm mà còn biến động ở các nhóm đất khác, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản giảm 18.89 ha, đất nông nghiệp khác tăng 1.71 ha. Còn diện tích đất trồng cây lâu năm vẫn giữ nguyên diện tích do đây là các vườn cây cảnh mang lại hiệu suất kinh tế cao. Như vậy, tác động nổi bật của quá trình đô thị hoá đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp là việc giảm diện tích những loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp hoặc sử dụng nhiều lao động sống mà cho hiệu quả về kinh tế không cao.

b.Đất phi nông nghiệp:

Từ bảng 4.2 cho thấy, quỹ đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận tăng nhanh do tốc độ đô thị hóa xảy ra nhanh: tăng 334.17 ha

- Năm 2000: 782.61 ha - Năm 2005: 1027.56 ha - Năm 2009: 1126.78 ha

Biểu đồ 4.2: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp

Từ biểu 4.2, ta nhận thấy giai đoạn 2000 – 2005 lượng đất được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp của quận Cầu Giấy tăng nhanh đồng nghĩa với việc phát triển mạnh mẽ về xây dựng cơ sở hạ tầng, tốc độ đô thị hóa lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu về đất ở và đất chuyên dùng tăng nhanh. Đến giai đoạn 2005 – 2009 đã chậm đi nhiều do diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng đã gần hết nên có sự chuyển dịch diện tích ở bên trong diện tích đất phi nông nghiệp.

Tóm lại, giai đoạn 2000 – 2009 đất ở tăng 107.37 ha (10.73 ha/năm), đất chuyên dùng tăng 168.6 ha (16.86 ha/năm), đất tôn giáo tín ngưỡng giảm 1.04 ha (0.1 ha/năm), và đất nghĩa trang nghĩa địa giảm 4.35 ha (0.43 ha/năm), còn đất phi nông nghiệp khác tăng khá nhanh 54.78 ha (5.48 ha/năm). Trong quá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và thu nhập của người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội (Trang 35 - 69)