So sách sản phẩm cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doanh lào việt chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 34 - 36)

Cho vay mua nhà/ sửa chữa nhà. Cho vay mua ô tô

Lao Viet Bank

Mức vay: Tối đa 4 tỷ.

Thời hạn cho vay: Tối đa 84 tháng (7 năm).

Phương thức trả nợ: Trả hàng tháng, lãi trên dư nợ giảm dần. TSĐB: bất động sản hợp pháp của khách hàng, hoặc bên bảo lãnh thứ ba.

Mức vay: Tối đa 4 tỷ.

Thời hạn cho vay: Tối đa 84 tháng (7 năm).

Phương thức trả nợ: Trả hàng tháng, lãi trên dư nợ giảm dần. TSĐB: Chính chiếc ơ tơ; Chứng từ có giá; hoặc BĐS của khách hàng, hay bên thứ ba.

Indovina Bank

Mức vay: Tùy theo nhu cầu khách hàng, không quá 70% giá trị TSĐB.

Thời hạn cho vay: Tối đa 180 tháng (15 năm).

Phương thức trả nợ với nhiều lựa chọn như Trả hằng tháng với dư nợ giảm dần; Trả định kỳ theo thỏa thuận về số tiền và kỳ hạn trả; Trả theo hằng tháng, quý theo dư nợ tăng dần.

TSĐB: bất động sản hợp pháp của KH, hoặc bên bảo lãnh thứ 3.

Mức vay: Tùy theo nhu cầu khách hàng, không quá 70% giá trị TSĐB.

Thời hạn cho vay: Tối đa 84 tháng (7 năm).

Phương thức trả nợ, gồm Trả hằng tháng; Trả lãi hằng tháng và gốc trả cuối kỳ nếu vay ngắn hạn.

TSĐB: bất động sản hợp pháp của khách hàng, hoặc bên bảo lãnh thứ ba.

VID Public Bank

Mức vay: Tối đa 90% giá trị của bất động sản, đã bao gồm 10% chi phí sửa nhà và trang trí nội thất. Thời hạn cho vay: Tối đa là 240 tháng (20 năm).

Phương thức trả nợ: Gốc và lãi theo dư nợ giảm dần.

TSĐB: chính bất động sản được tài trợ hoặc tài sản khác được Ngân hàng chấp nhận.

Mức vay: Tối đa 10 lần thu nhập ròng (sau thuế) hàng tháng của khách hàng vay. Thời hạn cho vay: Tối đa 60 tháng (5 năm).

Phương thức trả nợ: Gốc và lãi theo dư nợ giảm dần.

TSĐB: Giấy tờ có giá, hoặc bất động sản của khách hàng hoặc đối tường bảo lãnh.

Sau khi so sánh hai sản phẩm chính là cho vay mua nhà/sửa chữa nhà và cho vay mua ô tô giữa LVB và hai ngân hàng liên doanh khác là Indovina, VID Public thì ta rút ra được những nhận xét như sau:

Về hạn mức giải ngân, tại LVB sản phẩm được thiết kế nhằm hạn chế tối đa rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Điều này được thể hiện thông qua việc giới hạn mức tối đa cấp tín dụng cho mỗi cá nhân vay vốn tại ngân hàng là 4 tỷ. Trong khi các ngân hàng khác không giới hạn mức vay này khoản vay có thể sẽ chịu rủi ro cao khi giải ngân quá nhiều cho một khách hàng.

Về kỳ hạn khoản vay, các sản phẩm này là thời gian thu hồi vốn ngắn không quá 7 năm. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải xem xét kỹ càng hơn trong thời điểm hiện tại. Vì đối với các khoản vay tiêu dùng, lãi suất thường cao hơn các khoản vay thường, bên cạnh đó thời gian 7 năm sẽ khiến cho khoản phải trả hằng tháng cao hơn so với việc kéo dài kỳ hạn vay từ 10 đến 15 năm. Chính điều này sẽ khiến cho khách hàng cần phải cân nhắc khi lựa ngân hàng để lập hồ sơ vay.

Về phương thức trả gốc lãi, ngân hàng hiện đang phương thức phổ biến nhất hiện nay là trả gốc lãi đều theo dư nợ giảm dần. Đây chính là điểm hạn chế có thể làm sản phẩm của LVB trở nên kém hấp dẫn đối với khách hàng. Vì với cùng sản phẩm, thì Indovinabank lại cung cấp nhiều phương thức thanh tốn để khách hàng có thể lựa chọn, đáng chú ý là trả nợ định kỳ theo thỏa thuận về số tiền và kỳ hạn trả. Việc linh động cho từng khách hàng là điều nên làm khi cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.

Về tài sản đảm bảo, nhìn chung khơng có sự khác biệt giữa các ngân hàng, chủ yếu nguồn đảm bảo được hình thành từ các loại động sản hay bất động sản hay bảo lãnh của bên thứ ba.

Tạm kết, nếu chỉ so sánh với các ngân hàng liên doanh cùng loại, thì LVB khơng quá nổi trội, nhưng cũng không tỏ ra yếu thế với ngân hàng khác cho dù là về thương hiệu hay sản phẩm. Tuy nhiên, nếu so sánh với các NHTM lớn và có thực lực về tài chính, có thể mạnh trong thị trường cá nhân như ACB hay Sacombank, thì LVB bộc lộ nhiều khuyết điểm. Đầu tiên, thương hiệu của LVB chưa được nhiều người biết đến. Khi nhắc đến các sản phẩm cho vay tiêu dùng người ta sẽ nhớ đến hai thương hiệu lớn là ACB trong phân khúc cho vay mua nhà, và Sacombank trong phân khúc cho vay ô tô, vậy người ta sẽ nhớ gì về LVB? Khi hoạt động trong thị trường cá nhân, nếu ngân hàng có càng nhiều người biết đến thì sức lan tỏa của đám đơng càng mạnh. Vì thế, LVB cần nỗ lực khẳng định thương hiệu riêng của mình, thì mới có thể đạt được thành cơng, có thể khiến cho sản phẩm được nhiều người chú ý, tạo ra lợi nhuận. Đồng thời, LVB chưa cung cấp sản phẩm như thẻ tín dụng, hay kết hợp trả góp thơng qua các kênh siêu thị điện máy bán lẻ. Về các điều khoản khi cấp tín dụng, LVB vẫn chưa cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về kỳ hạn, phương thức trả lãi, hay kỳ thay đổi lãi suất. Vì thế, LVB cần phải định vị lại thương hiệu, vạch ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại của ngân hàng.

GVHD: Th.S Nguyễn Như Ánh Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Liễu Ngọc Trân Trang 27

3.5. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG LÀO VIỆT CN.TPHCM:

3.5.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.

Khi khách hàng có nhu cầu, đến đề nghị vay vốn tại phòng QHKH tại LVB. Đầu tiên, CBTD sẽ tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn. Sau khi CBTD đã thu thập đủ những thơng tin cần thiết, từ đó làm cơ sở để đánh giá, so sánh với các điều kiện vay vốn. Nếu hội đủ các yếu tố cần thiết để vay vốn, thì nhân viên phịng QHKH sẽ hướng dẫn họ làm thủ tục vay vốn. Tiếp theo, CBTD hẹn khách hàng đến lập bộ hồ sơ vay vốn, rồi lập biên bản giao nhận hồ sơ với khách hàng.

3.5.2. Thẩm định tín dụng.

Ngay sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, CBTD tiến hành đánh giá mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, đồng thời thẩm định bộ hồ sơ theo các nội dung sau:

Bước 1: Thẩm định tính pháp lý của Hồ sơ nhân thân khách hàng:

CBTD thu thập đầy đủ các thông tin sau:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doanh lào việt chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)