Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doanh lào việt chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT

3.6. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN

3.6.3. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

3.6.2.4. Dự nợ cho vay theo kỳ hạn:

Nhìn chung, DNCV đối với nhóm KHCN có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Nếu năm 2011, DNCV chỉ tăng 17 tỷ, ứng với 11,88% so với năm 2010 thì đến năm 2012, dư nợ tăng 32,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng năm 2012 tăng gần gấp đôi so với năm 2011, với 20,27%. DNCV là dư nợ đầu cộng cho hiệu số giữa DSCV và DSTN. Chính vì thế, dư nợ sẽ tốt nếu như cả DSCV và DSTN đều tăng. Trong khi đó, như phân tích ở trên ta nhận thấy mặc dù DSCV tăng, nhưng DSTN lại có dấu hiệu chậm lại. Cho thấy một phần nợ từ năm trước cần được thu hồi trong những năm tiếp theo.

Bảng 3.14. Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo kỳ hạn. Đvt: Triệu đồng, %.

Đvt: triệu VNĐ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Dư nợ KHCN 143.897 160.991 193.632 17.094 11,88% 32.641 20,27% Ngắn hạn 59.294 63.021 66.053 3.727 6,29% 3.031 4,81% Trung, dài hạn 84.603 97.970 127.579 13.367 15,80% 29.609 30,22%

Nguồn: Báo cáo Nội bộ, NH Liên doanh Lào Việt.

Qua bảng số liệu 3.14, ta thấy DNCV trung, dài hạn qua các năm đều cao hơn so với vay ngắn hạn. Điều này cũng phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng vì DSCV trung, dài hạn qua các năm cũng chiếm tỷ trọng cao hơn. Đi vào chi tiết, dư nợ ngắn hạn vẫn duy trì được tốc độ tăng ổn định, khi năm 2011 tăng 3,7 tỷ, đến năm 2012 dù có giảm đi chút ít song vẫn đạt mức 3 tỷ. Mặc dù tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn không lớn chỉ 6,29% (2011/2010) và 4,81% (2012/2011), song cũng cho thấy khả năng hoàn trả của các khoản nợ ngắn hạn vẫn tốt. Mặc khác, dư nợ trung, dài hạn lại có mức tăng cao. Năm 2011, tăng 13 tỷ đồng, tương đương với 15,8%. Đến năm 2012, dư nợ tăng thêm 29,6 tỷ đồng, tương đương với 30,22%. Việc dư nợ trung, dài hạn tăng nhanh từ năm 2010 đến năm 2012 là do các khoản vay từ năm trước vẫn tiếp tục được thu hồi trong năm sau. Do đó, điều này là khá hợp lý, song cần phải thận trọng để hạn chế dư nợ q hạn tăng nhanh, nhằm đảm bảo an tồn tín dụng cho ngân hàng.

3.6.2.5. Dự nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay:

Dư nợ phân theo mục đích sử dụng vốn sẽ giúp chúng ta đánh giá được khả năng thu hồi vốn của những nhóm sản phẩm chính tại ngân hàng. Cụ thể, dư nợ tập trung ở nhóm cho vay tiêu dùng. Năm 2010, dư nợ cho vay tiêu dùng là 88 tỷ, thì đến năm 2011 tăng nhẹ lên 94 tỷ, đạt mức tăng 6,83%. Đến năm 2012, dư nợ tăng đột biến lên 37 tỷ, ứng với mức tăng gần 40%. Cho thấy có khả năng nhóm cho vay tiêu dùng, đặc biệt là cho vay mua bất động sản ẩn chứa nhiều nguy cơ mất vốn cao.

GVHD: Th.S Nguyễn Như Ánh Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Liễu Ngọc Trân Trang 41

Bảng 2.1. Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn. Đvt: triệu đồng, %.

Đvt: triệu VNĐ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % SXKD 53.754 62.703 60.795 8.949 16,65% -1.908 -3,04% Tiêu dùng 88.340 94.375 131.829 6.035 6,83% 37.454 39,69% Khác 1.803 3.913 1.008 2.110 117,03% -2.905 -74,24%

Nguồn: Báo cáo Nội bộ, NH Liên doanh Lào Việt.

Bên cạnh đó, dư nợ SXKD là có xu hướng giảm. Năm 2011, tăng gần 9 tỷ đồng, tương đương tăng 16,65% so với năm trước. Đến năm 2012, giảm gần 2 tỷ, ứng với mức giảm 3%. Cho thấy việc thu hồi nợ SXKD có tiến triển tốt trong năm 2012, khiến cho dư nợ không bị tồn đọng.

3.6.2.6. Vịng quay tín dụng:

Vịng quay vốn tín dụng được tính thơng qua việc lập tỷ lệ giữa DSTN trong kỳ và dư nợ bình quân trong kỳ. Chúng ta thường nhầm lẫn khi áp dụng lý thuyết về tài chính doanh nghiệp để nói rằng vịng quay tín dụng càng cao sẽ cho thấy sự luân chuyển nguồn vốn tại NH càng cao, từ đó sẽ tiết kiệm thêm chi phí, tạo nên lợi nhuận lớn hơn (Nguyễn Văn Tiến, 2011).

Hình 3. 9. Vịng quay vốn tín dụng từ năm 2010 đến 2012. Đvt: lần.

Nguồn: Tự tổng hợp.

Trên thực tế ngân hàng có đặc thù riêng khác với hoạt động của các doanh nghiệp, vịng quay tín dụng lớn cho thấy một khía cạnh của chính sách tín dụng tại ngân hàng hiện tại là thiên về ngắn hạn hay dài hạn. Như trong trường hợp của Chi nhánh HCM là ngân hàng đang thiên về tín dụng ngắn hạn khi vịng quay tín dụng mỗi năm lần lượt là 4,48 (2009), 4,82 (2010) và 4,62 (2012). Điều này có nghĩa là để tăng cường bảo hiểm rủi ro cho mình, LVB CN.TPHCM tích cực thu hồi nợ, các khoản nợ dù là ngắn hạn hay dài hạn đều thu theo tháng. Chính điều này khiến cho sự luân chuyển giữa dòng vốn ra và tăng nhanh.

4,48 4,82 4,62 4,40 4,50 4,60 4,70 4,80

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doanh lào việt chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)