Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu Khoá luận một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh duyên hải – phòng giao dịch quán toan (Trang 82 - 84)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh

2.3.4. Tình hình nợ xấu

Bảng 2.18: Phân loại nhóm nợ (2013- 2015).

Nhìn bảng trên ta thấy nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) có xu hướng tăng cịn các nhóm 2-5 thì khơng ổn định. Các khoản nợ nhóm 1 tính đến 31/12/2015 là 322.94 tỷ đồng tăng 8.87 tỷ đồng so với năm 2014 ( 314.07 tỷ đồng), năm 2014 lại tăng 12.46 tỷ đồng so với năm 2013 (301.61 tỷ đồng).Nhóm nợ này bao gồm cả các khoản nợ quá hạn chưa quá 10 ngày ngân hàng vẫn có khả năng thu hồi nợ cao. Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) đây là các khoản nợ quá hạn dưới 30 ngày và đã được ngân hàng gia hạn lại thời gian trả nợ, năm 2015 con số này là 5.37 tỷ đồng đã giảm so với năm 2014, năm 2014 là 5.86 tỷ đồng. Khách hàng thuộc nhóm nợ này là Cơng ty TNHH Xn Hịa, Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Mai Thu, và một số khách hàng cá nhân.

Nhóm nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3,4,5 của PGD tính đến 31/12/2015 là 7.39 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2.2% trong tổng dư nợ (năm 2013 là 2.94%, năm 2014 là 2.31%). Con số này tuy vẫn nằm trong mức an toàn của ngân hàng (3%) nhưng lại ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình doanh thu cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nợ nhóm 5 có khả năng mất vốn có xu hướng giảm dần theo từng năm;

ĐVT: Tỷ đồng Nhóm nợ 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng 1. Nợ đủ tiêu chuẩn 301.61 95.72% 314.07 95.9% 322.94 96.2% 2. Nợ cần chú ý 4.22 1.34% 5.86 1.79% 5.37 1.6%

3. Nợ dưới tiêu chuẩn 3.31 1.05% 3.96 1.21% 3.96 1.18%

4. Nợ nghi ngờ 5.67 1.8% 3.34 1.02% 3.19 0.95%

5. Nợ có khả năng mất vốn 0.29 0.09% 0.27 0.08% 0.24 0.07%

Tổng 315.1 100% 327.5 100% 335.7 100%

năm 2013 là 0.09% , năm 2014 là 0.08% và sang 2015 đã giảm còn 0.07%. Khách hàng thuộc nhóm nợ này là Cơng ty TNHH Sơn Trường tuy là khách hàng quen thuộc nhưng do tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm vừa qua gặp nhiều khó khăn mặc dù đã được ngân hàng áp dụng các chính sách tín dụng ưu đãi nới lỏng kỳ hạn nợ đủ dài để cơng ty có khả năng phục hồi khả năng trả nợ nhưng đứng trước tình hình khó khăn như hiện nay thì khả năng trả nợ của khách hàng này là rất khó. Bên cạnh đó khách hàng thuộc nhóm nợ này cịn có một số khách hàng cá nhân tại Quán Toan và một khách hàng thuộc khu vực Hùng Vương.

Việc trích lập dự phòng rủi ro là yếu tố bảo đảm an toàn cho NH cho hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng. Nợ xấu đang giảm dần qua các năm tuy khơng đáng kể nhưng đó cũng là cố gắng của cả PGD. Bên cạnh đó, ACB Quán Toan cũng vẫn đang từng bước cơ cấu lại nợ cho khách hàng để tiếp tục giảm dần nợ xấu đồng thời PGD cũng vẫn tăng mức trích lập dự phịng rủi ro. Mức trích lập cao hơn nhiều so với số phải xử lý giúp cho PGD hoàn toàn chủ động trong việc xử lý nợ xấu.

Để dẫn tới tình trạng nợ xấu có rất nhiều ngun nhân, ở đây ta tập trung vào phân tích hai loại nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân do chủ quan của cán bộ tín dụng và nguyên nhân khách quan về phía khách hàng. Riêng nguyên nhân về phía khách hàng lại chia thành: do sản xuất kinh doanh thua lỗ, do doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng sản xuất, do thiên tai dịch họa bất khả kháng, do khơng có người nhận nợ và nguyên nhân còn lại được xếp vào nguyên nhân khác. Có thể nói ngun nhân chính dẫn đến tình trạng SXKH là do vấn đề quản lý. Chính vì vậy, để hạn chế được tình trạng nợ xấu, NH cần giám sát chặt chẽ hơn nữa quá trình sử dụng tiền vay của các DN sau khi giải ngân để các DN sử dụng vốn vay đúng mục đích, tránh thất thốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hạn chế được tình trạng thua lỗ. Nợ xấu do nguyên nhân thiên tai bất khả kháng cũng chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ so với tổng nợ khó địi.

Một phần của tài liệu Khoá luận một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh duyên hải – phòng giao dịch quán toan (Trang 82 - 84)