Đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh sài gòn – phòng giao dịch nguyễn tri phương (Trang 55 - 57)

d. Các cam kết hành động Các hành động

2.2.2. Đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

– chi nhánh Sài Gịn – PGD Nguyễn Tri Phƣơng

Nhìn chung qua phân tích ở trên ta thấy, hoạt động huy động vốn của Maritime Bank

PGD Nguyễn Tri Phương qua gần 3 năm đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ,

bên cạnh đó cũng cịn nhiều hạn chế cần phải khắc phục để hoạt động tốt hơn.

2.2.2.1. Những thành tựu của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn

_Thu hút được một lượng vốn lớn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn ( bao gồm tiền

gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn). Nguồn vốn này tuy không ổn định như nguồn vốn từ dân cư nhưng có tính chất năng động, tạo điều kiện giúp mối quan hệ giữa chi nhánh và các tổ chức kinh tế trên địa bàn bền chặt hơn thông qua các hoạt động: giao dịch tài khoản thanh toán, cho vay kí quỹ bằng tiền của tổ chức kinh tế,…Trong tương lai, nếu duy trì được lượng tiền gửi này cao, thường xun thì

PGD có khả năng phát triển được nhiều dịch vụ ngân hàng khác, phục vụ nhiều hơn nhu cầu của các tổ chức kinh tế.

_PGD đã triển khai khá thành công các đợt huy động vốn do ngân hàng TMCP

Vàng, Tiết kiệm Vạn Toàn,…Các chương trình này đã thu hút được 1 lượng lớn vốn từ dân cư trên địa bàn Quận 10: vốn huy động từ hình thức tiết kiệm năm 2011 tăng 51.35% so với năm 2010, năm 2012 tăng 50% so với 2011. Có được thành

cơng trên là do mỗi lần tổ chức 1 chương trình huy động tiết kiệm mới, PGD đều

treo băng rôn khẩu hiệu tại trụ sở, PGD kết hợp với việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin như: mạng internet, báo và tờ rơi, … tạo điều kiện cho khách

hàng nắm bắt được thông tin nhanh hơn.

_PGD đã đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn theo từng kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm bằng VND và số kỳ hạn đa dạng như: không kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng,…, 36 tháng.

Chính điều này đã tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng, góp phần thu hút được lượng tiền gửi từ dân cư cho chi nhánh.

2.2.2.2. Những hạn chế của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn

_Chất lượng dịch vụ là yếu tố hàng đầu làm ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của PGD chưa hợp lý. Tỷ lệ vốn huy động từ dân cư còn thấp so với vốn huy động từ tổ chức

kinh tế do PGD chưa có nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng cá nhân như

chính sách khuyến mãi, dự thưởng cịn hạn chế về mặt thời gian.Bên cạnh nguyên

nhân ảnh hưởng sâu xa đến việc huy động vốn nói chung, và việc huy động vốn từ dân cư của PGD nói riêng là do trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay

khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và dịch vụ trở thành yếu tố quan trọng nhằm thu hút khách hàng. Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo là điều kiện thu hút khách hàng, những loại hình dịch vụ đưa ra hấp dẫn phù hợp sẽ giúp cho ngân hàng có nhiều khách hàng hơn. Trong khi tiền gửi từ

dân cư có tính chất ổn định và lâu dài hơn, có thể giúp giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng cho chi nhánh, vì vậy chúng ta cần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ như đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói

riêng, thành lập tổ nghiên cứa khách hàng, phân loại khách hàng để có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với mỗi khách hàng khác nhau. Hiện nay, đối với các ngân

hàng thương mại khác nói chung và Maritime Bank Nguyễn Tri Phương nói riêng , mức lãi suất trần do NHNN quy định đã giảm xuống còn 12%/năm ảnh hưởng đến

ngân hàng. Vì khách hàng đến gửi tiền thường bị hấp dẫn bởi mức lãi suất cao.

Ngoài việc cạnh tranh chạy đua lãi suất, chi nhánh phải không ngừng nâng cao hơn

nữa chất lượng phục vụ, dịch vụ để thu hút khách hàng. Ngồi ra các hình thức huy động đa dạng và mới lạ nên khó thu hút người dân; chi nhánh cịn tập trung quá nhiều từ việc huy động vốn từ doanh nghiệp.

_PGD còn quá tập trung vào lượng tiền gửi tiết kiệm mà quên đi vai trò của các loại

tiền gửi khác (tiền gửi thanh toán ở mức quá thấp). Đây là nguồn vốn có chi phí thấp để cho vay ngắn hạn, góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng; tuy nhiên cần phải cân nhắc ở mức vừa phải để tránh nguy cơ đối mặt với các rủi ro: rủi ro

thanh tốn, rủi ro tín dụng,…

_Hiệu quả cơng tác tiếp thị khách hàng cịn hạn chế, chưa khai thác được những

khách hàng vừa có nguồn vốn, vừa có nhu cầu thanh tốn, vừa có nguồn ngoại tệ.

_Việc huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá cịn ở tỷ lệ thấp, do chi

nhánh chỉ phát hành thẻ và sổ tiết kiệm. Đây là nguồn vốn sẽ góp phần tăng vốn điều lệ cho chi nhánh.

_Cơng tác Marketing chưa được quan tâm đúng mức, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng chưa được nhiều người biết đến, vì uy tín của ngân hàng đối với khách

hàng cịn bị hạn chế, gây khó khăn trong việc huy động nguồn vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh sài gòn – phòng giao dịch nguyễn tri phương (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)