Đối với hợp đồng vay có đối tượng là vàng, được quy định tại các văn
bản, cụ thể như sau:
- Quyết định số 42/NH1 ngày 21/2/21992 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cho phép huy động vốn và chi vay bảo đảm giá trị theo vàng;
- Quyết định số 57/QĐ-NH1 ngày 31/3/1992 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất huy động vốn và cho vay bảo đảm giá trị theo vàng có quy định: lãi suất huy động tối thiểu 4%/năm, lãi suất cho
vay tối đa là 7%/năm;
- Công văn số 219/NCPL ngày 9/7/1992 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết việc cho vay bằng vàng có lãi có quy định mức lãi suất là
7%/năm và khi xét xử buộc phải trả vốn gốc cộng với lãi theo lãi suất 7%/năm;
- Khoản 5 phần I của Thông tư liên tịch số 01/TTLT-TANDTC-BTP-BTC
ngày 19/6/1997 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, có quy định: "Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng vay tài sản là vàng, thì
lãi suất chỉ được chấp nhận khi Nhà nước có quy định và cách tính lãi suất khơng có phân biệt như các trường hợp đã nêu ở khoản 4 trên đây, mà chỉ tính bằng mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định" [75].
- Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày 03/10/2000 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng,
bằng đồng Việt Nam bảo đảm giá trị theo vàng của các tổ chức tín dụng.
Quyết định này thay thế 2 Quyết định trên. Điều 1 quy định: Cho phép các tổ
chức tín dụng có giấy phép hoạt động ngoại hối được huy động vốn có kỳ hạn bằng vàng, bằng Việt Nam đồng bảo đảm giá trị theo vàng, tổ chức và khách hàng thoả thuận giá vàng, quy đổi trên cơ sở giá mua, giá bán các loại vàng miếng được lựa chọn trên thị trường tại thời điểm quy đổi.
Như vậy, kể từ ngày 19/10/2000 Nhà nước đã cho phép các tổ chức tín dụng có giấy phép hoạt động ngoại hối được huy động vốn có kỳ hạn…, cho
vay bằng vàng, bằng Việt Nam đồng bảo đảm giá trị theo giá vàng của dân
cư. Lãi suất do tổ chức tín dụng quy định và thoả thuận với khách hàng trong
hợp đồng khơng có ấn định một lãi suất cố định.
Tuy nhiên, đối với các hợp đồng vay tài sản có đối tượng là vàng của cá nhân, tổ chức (không phải là tổ chức tín dụng, ngân hàng) được xác lập từ
ngày 19/10/2000 đến nay chưa có quy định của pháp luật, đồng thời cũng
chưa có hướng dẫn thi hành của Tồ án nhân dân tối cao về cách tính lãi suất. Do vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp gặp rất nhiều vướng mắc, mặc dù các bên có thoả thuận trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng.
Thực tiễn: Bản án sơ thẩm số 24/2006/DSST ngày 17/5/2006 của Toà
án nhân dân thành phố Nha Trang, giữa các đương sự:
Nguyên đơn: ông Đỗ Trọng Tuân (sinh năm 1949) và bà Lại Thị Kim Oanh (sinh năm 1954)
Bị đơn: ông Nguyễn Thành Long (sinh năm 1946) và bà Nguyễn Thị
Đức (sinh năm 1956)
Nội dung: Năm 2003 ông Long và bà Đức có vay của ơng Tn và bà Oanh 20 chỉ vàng 96%, lãi suất 3%/tháng.
Hội đồng xét xử buộc ông Long và bà Đức trả cho ông Tuân và bà
Oanh 20 chỉ vàng 96% nợ gốc và không áp dụng lãi suất, nhưng quy đổi ra
đồng Việt Nam là 1.500.000đ/chỉ vào thời điểm xét xử sơ thẩm.
Sau đó, bị đơn kháng cáo và Tồ án nhân dân tỉnh Khánh Hồ xét xử
phúc thẩm thơng qua bản án số 74/2006/DSPT ngày 14/8/2006 cũng tuyên
buộc ông Long và bà Đức trả cho ông Tuân và bà Oanh 20 chỉ vàng 96% nợ
gốc và không áp dụng lãi suất, nhưng không chấp nhận số tiền quy đổi ra
vàng là 1.292.000đ/chỉ. Và tại thời điểm xét xử phúc thẩm thì giá vàng là
1.187.000đ/chỉ nên chỉ chấp nhận theo giá vàng này.