Xác định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với hợp đồng vay tài sản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 88 - 89)

3.3.2. Xác định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với hợp đồng vay tài sản đồng vay tài sản

Theo Điều 25 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 quy định trách

nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện.

Tuy nhiên, cho đến nay thì chỉ có một căn cứ duy nhất để có thể xác định

trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện, đó

là "… nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình". Thực tế xét

xử cho thấy, nguyên đơn thường không đủ chứng cứ để có thể chứng minh

khoản tiền mà họ cho vay đã được bị đơn sử dụng để "… nhằm đáp ứng nhu

cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình". Vì vậy, thơng thường Tồ án chỉ buộc

được một bên (vợ hoặc chồng) phải trả nợ cho nguyên đơn. Điều này dẫn đến

hậu quả là sau khi giải quyết những vụ án này, việc thi hành án sẽ không thể

thực hiện được vì người vợ (hoặc chồng) khơng chấp nhận bán tài sản chung

để cho người kia thi hành án. Trong những trường hợp này, cơ quan thi hành án thường phải đẻ vợ chồng họ tự phân chia tài sản hoặc phải chờ bản án của

Toà án xét xử phân chia tài sản chung của vợ chồng để có căn cứ thi hành án. Nếu họ khơng tự phân chia hoặc khơng u cầu Tồ án phân chia thì việc thi hành án sẽ bị kéo dài, gây thiệt hại cho nguyên đơn.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, phương án lấy giá trị tài sản giao dịch

trong vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản mà chỉ có chồng (hoặc vợ) giao

kết với nguyên đơn là hiệu quả nhất. Tiếp đó, căn cứ vào giá trị tài sản giao

dịch, Tồ án có thể đánh giá chứng cứ để từ đó xác định trách nhiệm liên đới

của cả hai vợ chồng đối với nguyên đơn trong quan hệ vay tài sản. Điều 27

Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 quy định tài sản chung của vợ chồng. Khoản 2, 3 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng quy định việc thoả thuận bàn bạc của vợ chồng trong việc sử dụng tài sản chung có giá trị lớn.

Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là: trong các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, trường hợp nào thì xác định tài sản có giá trị lớn? Nếu đã xác định

tài sản có giá trị lớn thì khi thụ lý Tồ án có cần phải triệu tập vợ (hoặc

chồng) của bị đơn (là người vay tài sản) vào tham gia tố tụng với tư cách là

người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hay không? Trong trường hợp nào thì cả vợ (chồng) của người vay tài sản được xác định là đồng bị đơn?

Ví dụ: Bản án dân sự sơ thẩm số 26/DSST ngày 22/8/2005 của Toà án

nhân dân quận Tân Bình xét xử tranh chấp về hợp đồng vay tài sản giữa

nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Bích và bị đơn là bà Phan Thị Ánh, số nợ này

là 20 triệu đồng. Vì cho rằng khoản tiền này là tài sản có giá trị lớn và là tài

sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân nên Tồ án đã triệu tập ông

Đương Đức Khiêm (chồng bà Ánh) vào tham gia tố tụng với tư cách là người

có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, và bản án này đã buộc ông Khiêm liên đới

với bà Ánh trả nợ. Nhưng bản án dân sự phúc thẩm số 134/DSPT ngày

05/12/2005 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định rằng

số nợ trên khơng phải là tài sản có giá trị lớn nên đã sửa án sơ thẩm, xác định chỉ có bà Ánh chịu trách nhiệm trả nợ cho bà Bích.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)