Trong hợp đồng vay tài sản thì lãi suất là một yếu tố rất quan trọng vì nó
là cơ sở để tính lãi và đa số các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có nguyên nhân từ lãi, mức lãi suất. Trên thực tế, quan hệ vay tài sản nói chung là rất phong phú, đa dạng, mức lãi suất được xem là phù hợp mà các bên tham gia giao dịch đưa ra và có thể cùng chấp nhận được chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố.
Về nguyên tắc, lãi suất cho vay cụ thể sẽ do các bên thoả thuận, tuy nhiên, nhằm ngăn ngừa hiện tượng cho vay nặng lãi và cũng tạo cơ sở pháp lý
để giải quyết các tranh chấp về lãi suất hoặc trong trường hợp khơng có cơ sở
xác định rõ mức lãi đã thoả thuận, Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về
mức lãi suất tại khoản 1 Điều 476: "Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng
không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng" [61]. Bộ luật Dân sự năm 2005 sử dụng khái
niệm "lãi suất cơ bản" để làm căn cứ viện dẫn khi xác định lãi suất trong hợp
đồng vay tài sản. Tuy vậy, lãi suất cơ bản hiện nay khơng cịn phù hợp bởi vì:
- Cơ chế điều hành lãi suất bằng cách giao cho Ngân hàng Nhà nước
ban hành mức lãi suất cơ bản như cách quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 là
khơng cịn phù hợp do việc xác định lãi suất tiền vay trong thực tế hiện nay đã có nhiều biến động và chịu chi phối mạnh mẽ của quy luật thị trường, vượt xa những dự liệu của nhà làm luật khi ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005. Bản
thân các quy định về lãi suất cơ bản, suy cho cùng, cũng chỉ là kết quả tham
khảo từ lãi suất thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam, nhưng thực chất lại
thường mang tính chủ quan của cơ quan quản lý, không theo kịp lãi suất thực tế diễn ra trên thị trường và đôi khi tỏ ra lạc hậu rất xa so với thực tế.
- Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng như sự thay đổi trong các quan hệ cung - cầu trong thị trường vốn, theo hướng
ngày càng tiến dần đến với những đòi hỏi khách quan của loại quan hệ này,
đòi hỏi cần có sự thay đổi căn cứ xác định lãi suất thích ứng. Sắp tới, Nhà
nước sẽ không điều hành lãi suất theo cơ chế công bố lãi suất cơ bản như từ trước tới nay, nên căn cứ áp dụng lãi suất cơ bản trong Bộ luật Dân sự hiện hành khơng cịn khả thi.
- Về mặt kỹ thuật, nhiều điều luật quy định về lãi suất trong Bộ luật
Dân sự năm 2005 khơng được trình bày chặt chẽ, có thể được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhay, gây khó khăn cho việc áp dụng và thực thi pháp luật.
Bên cạnh đó, hiện nay ở từng thời điểm nhất định, Ngân hàng Nhà
tín dụng tham khảo ấn định lãi suất kinh doanh và định hướng lãi suất thị
trường. Ngân hàng Nhà nước không công bố các mức lãi suất có bản khác nhau tương ứng với từng loại cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Do vậy,
đề nghị bỏ cụm từ "đối với loại cho vay tương ứng".
Ngoài ra, khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự hiện hành chưa xác định
cụ thể hậu quả pháp lý của việc vi phạm quy định của pháp luật về lãi suất
trong hợp đồng. Nội dung khoản 1 Điều 476 chưa xác định rõ chế tài khi các bên thoả thuận mức lãi suất trong hợp đồng vay tài sản vượt quá lãi suất quy
định. Vấn đề này còn nhiều cách hiểu và cách vận dụng khác nhau:
Một là, nếu thoả thuận trong hợp đồng vượt quá mức lãi suất quy
định, thì phần vượt quá đó sẽ được cơ quan áp dụng pháp luật tính lại cho
bằng với mức lãi suất quy định. Như vậy, nội dung của điều khoản này bị vô
hiệu một phần, đó là phần vượt mức lãi suất quy định và phần vô hiệu này
khơng ảnh hưởng đến tồn bộ điều khoản lãi suất của hợp đồng.
Hai là, nếu thoả thuận về điều khoản lãi suất trong hợp đồng là vi
phạm pháp luật, thì nội dung của thoả thuận này bị xem là vô hiệu tuyệt đối. Và nếu tồn bộ điều khoản lãi suất vơ hiệu, thì coi như hợp đồng vay khơng có lãi.
Ba là, nếu các bên thoả thuận vượt quá mức lãi suất quy định, rồi
khơng nhất trí với nhau về mức lãi suất đó, dẫn đến tranh chấp tại tồ, thì phải
áp dụng khoản 2 Điều 476 là có sự tranh chấp về lãi suất, thì lãi suất phải
được tồ án xác định lại theo lãi suất cơ bản, chứ không phải tính lại cho bằng
với 150% lãi suất cơ bản.
Theo Khoản 2 Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong
trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ" [61].
Như vậy, "có tranh chấp về lãi suất" ở đây được hiểu là gì? Nếu các
mức lãi suất đó nữa và khởi kiện thì giải quyết như thế nào? Sẽ áp dụng mức
lãi suất có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định như tại khoản 2 hay áp
dụng mức lãi suất bằng 150% mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước
quy định như quy định tại khoản 1 và các văn bản khác? Để tránh cho việc
hiểu sai dẫn đến việc áp dụng khác nhau về vấn đề này, khoản 2 Điều 476 nên bỏ cụm từ "hoặc có tranh chấp về lãi suất".
Việc tính lãi trong hợp đồng vay tài sản có đối tượng là vàng thì vẫn
đang bị bỏ ngỏ. Thực tế chưa có văn bản hướng dẫn và hiện nay cũng chưa có
quy định nào của nhà nước quy định về vấn đề này áp dụng cho đối tượng là
vàng, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan khi áp dụng và giải quyết, nên pháp luật cần quy định về vấn đề này là rất cần thiết.
Vì Bộ luật Dân sự có vai trị quan trọng trong việc ổn định các quan
hệ dân sự trong xã hội, bảo đảm sự an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, nên
cần phải có những điều khoản được quy định thật chặt chẽ, đảm bảo tính ổn
định và giá trị lâu bền của bộ luật. Do vậy, với những bất cập nói trên, cần
thiết phải tìm kiếm một lãi suất phù hợp để căn cứ cho việc xác định lãi suất trong Bộ luật Dân sự và để viện dẫn về lãi suất trong các hợp đồng vay tài sản.
3.3. MỘT SỐ VƢỚNG MẮC VỀ ĐƢỜNG LỐI GIẢI QUYẾT TRANH