KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VỀ ĐA HÌNH GEN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất thịt và mối tương quan với gen myogenin, MC4R của lợn lai f2 3 4 máu lợn rừng {đực rừng x nái f1(đực rừng x nái địa phương pác nặm (Trang 66 - 88)

3.2.1. Kết quả phản ứng PCR

3.2.1.1. Kết quả phản ứng PCR của gen Myogenin

Sản phẩm PCR nhân lên từ cặp mồi Myogenin chỉ thu được một băng DNA duy nhất, có kích thước khoảng 353 bp. Kết quả này phù hợp với kết quả của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Soumillion và cs (1997) [63] và của Te Pas và cs (1999)[64]. Kết quả nhân đoạn gen Myogenin được trình bày ở hình 3.4.

1 2 3 4 5 6 M

353 bp

Hình 3.4. Sản phẩm PCR của cặp mồi Myogenin

M: Marker 100bp; 1 - 6: Sản phẩm PCR của lợn rừng lai F2

Qua hình 3.4 cho thấy sản phẩm PCR là đặc hiệu, đáp ứng cho nghiên cứu đa

hình bằng enzym giới hạn.

3.2.1.2. Kết quả phản ứng PCR của gen Mc4R

Sản phẩm PCR nhân lên từ cặp mồi Mc4R cũng chỉ thu được một băng DNA duy nhất, có kích thước khoảng 220 bp. Kết quả này phù hợp với kết quả của Kim và cs (2006)[45]. Kết quả nhân đoạn gen Mc4R được trình bày ở hình 3.5.

M 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

220 bp

Hình 3.5. Sản phẩm PCR của cặp mồi Mc4R

M: Marker 100bp; 2-11: Sản phẩm PCR của lợn lai F2

Kết quả cho thấy sản phẩm PCR là đặc hiệu, đáp ứng cho nghiên cứu đa hình bằng enzym giới hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2. Tính đa hình gen Myogenin và Mc4R

3.2.2.1. Phân tích đa hình gen Myogenin bằng MspI

Gen Myogenin lợn nằm trên nhiễm sắc thể số 9, bao gồm 3 exon và 2 intron. Gen myogenin thuộc họ gen MyoD, bao gồm 4 gen: MyoD1, MyoG, MyF-5, MyF- 6, các gen này mã hóa các protein bHLHb (helix-loop-helix), là protein điều hòa nguyên bào cơ và hình thành các sợi cơ chức năng ở điều kiện in vitro (Weintraub và cs, 1991)[65] cũng như in vivo (Lyons, Buckingham, 1992)[66]. Trong đó, MYOG là gen MyoD duy nhất biểu hiện ở tất cả các dòng tế bào cơ xương (Edmondson, Olson 1989)[68]. MYOG giữ vai trò chìa khóa trong quá trình biệt hóa và hình thành sợi cơ.

Sản phẩm PCR của gen Myogenin cắt bằng enzym MspI thu được 3 kiểu gen: AA, AB và BB.

- Kiểu gen AA:

Những cá thể lợn rừng lai F2 mang kiểu gen AA là những cá thể đồng hợp không cắt. Khi điện di trên gen agarose ta sẽ thu được một băng tương ứng với kích thước 353 bp, đây chính là sản phẩm PCR không bị cắt bởi enzym giới hạn MspI hay trên đoạn gen Myogenin của cá thể lợn rừng lai F2 không có điểm đa hình của enzym này.

- Kiểu gen AB:

Những cá thể lợn rừng lai F2 mang kiểu gen AB là những cá thể dị hợp tử về kiểu gen Myogenin. Khi điện di trên gen agarose ta sẽ thu được ba băng tương ứng với kích thước lần lượt là: 353 bp, 219 bp và 134bp.

- Kiểu gen BB:

Những cá thể lợn rừng lai F2 mang kiểu gen BB là những cá thể đồng hợp tử về kiểu gen Myogenin. Khi điện di trên gen agarose ta sẽ thu được hai băng tương ứng với kích thước lần lượt là: 219 bp và 134bp.

Các băng thu được khi điện di sản phẩm PCR của gen Myogenin đã cắt bởi enzym MspI được mô phỏng qua hình 3.6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

PCR (353 bp)

Vị trí cắt của MspI

a) Kiểu gen AA :

b) Kiểu gen AB:

219 bp

c) Kiểu gen BB:

Hình 3.6. Sơ đồ mô hình mô phỏng kiểu gen Myogenin

Sản phẩm PCR nhân lên từ cặp mồi Myogenin sau khi cắt bằng enzym giới hạn MspI, được phân biệt bằng điện di. Kết quả phổ điện di được thể hiện trong hình 3.7. 353 bp 134 bp 219 bp 353 bp 219 b 134 bp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 M

Hình 3.7. Kết quả cắt đoạn gen Myogenin vùng 3’- bằng MspI

M: Marker 100 bp;13: Sản phẩm PCR; 1, 2, 3, 5-11: kiểu gen AA; 4, 12: kiểu gen AB

Sản phẩm PCR của cặp mồi Myogenin cắt bằng enzym giới hạn MspI thu được ba kiểu gen là: 353 bp tương ứng với kiểu gen AA; 353 bp, 219 bp và 134 bp tương ứng với kiểu gen AB; 219 bp và 134 bp tương ứng với kiểu gen BB. Tuy nhiên, trong thực tế khi phân tích trên đàn lợn rừng lai F2 chúng tôi chỉ thu được hai kiểu gen là AA và AB.

Tỷ lệ kiểu gen và tần số alen của gen Myogenin được trình bày trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tỷ lệ kiểu gen và tần số alen của gen Myogenin

n Tỷ lệ kiểu gen (%) Tần số alen

AA AB BB A B

35 88,57 11,43 0 0,943 0,057

Nghiên cứu của Nguyễn Vân Anh (2005)[31] về đa hình gen Myogenin vùng 3’- trên lợn Móng Cái cho thấy: các kiểu gen thể hiện ở các đoạn DNA có kích thước khác nhau, các mẫu phân tích mang cả hai dạng allen và thu được 3 kiểu gen (AA, AB, BB), tức là điểm cắt MspI ở vùng 3’- là đa hình (kiểu gen AA có kích thước 353bp, AB là 353/219/134bp, BB là 219/134bp).

Kết quả thu được từ các phân tích của Soumillion và cộng sự (1997)[63] và Te Pas và cs (1999)[64] cho thấy giống lợn Meishan chỉ xuất hiện kiểu gen AA, nghiên cứu của Ernst và cộng sự (1993)[67] cũng cho kết quả là kiểu gen AA ưu thế ở nhiều giống lợn nội Trung Quốc khác (Fengjing, Meishan, Minzu). Điều này có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

thể do số lượng hạn chế lợn Meishan bố mẹ ở Mỹ và Châu Âu. Trong khi đó, kiểu gen BB xuất hiện rất thấp ở giống lợn Great Yorkshire (2,5%), kiểu gen AA lại hoàn toàn không xuất hiện ở lợn Duroc và lợn hoang (Wild pig).

Hầu hết các tính trạng đều là đa gen, mỗi gen đóng góp một phần vào tính trạng. Việc nhận dạng ra các gen, khám phá ra các gen có ảnh hưởng chính đến các tính trạng rất có ý nghĩa trong di truyền chọn giống động vật. Nghiên cứu của Te Pas và cs (1999)[64] cho thấy sự khác nhau có ý nghĩa giữa 2 kiểu gen đồng hợp tử của MYOG cho tính trạng tăng trọng và khối lượng thịt nạc ở lợn Yorkshire, ảnh hưởng của kiểu gen MYOG lên 2 tính trạng trên lần lượt là 4,0% và 5,8%, cụ thể kiểu gen đồng hợp tử BB làm tăng trọng lượng lợn sơ sinh, tăng trọng và khối lượng thịt nạc.

Để đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen tới khả năng tăng trọng, chúng tôi so sánh tốc độ tăng trọng trung bình hàng ngày của lợn rừng lai F2 từ tháng thứ 9 đến tháng thứ 10, đây là giai đoạn lợn rừng lai F2 có tốc độ tăng trọng cao nhất trong quá trình chúng tôi theo dõi. Ảnh hưởng của kiểu gen tới khả năng tăng trọng của lợn rừng lai F2 từ tháng thứ 9 đến tháng thứ 10 được trình bày qua bảng 3.12.

Bảng 3.11. Tốc độ tăng trọng/ngày của lợn rừng lai F2

giai đoạn 9-10 tháng tuổi (X mx)

Diễn giải Kiểu gen

AA AB BB

n= 35 31 4 0

Tốc độ tăng trọng

(gam/ngày) 155,38 ± 2,30 128,65 ± 2,52 0

Kết quả trong bảng 3.12 cho thấy lợn lai mang kiểu gen AA có tốc độ tăng trọng hàng ngày cao hơn lợn mang kiểu gen AB. Tuy nhiên sự sai khác về tốc độ tăng trọng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), có thể là do sự biến động về tốc độ tăng trọng hàng ngày giữa các cá thể là khá cao và số cá thể theo dõi chưa nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Móng Cái cho thấy lợn mang kiểu gen AA có tốc độ tăng trọng hàng ngày là 366,92gr, lợn mang kiểu gen BB có tốc độ tăng trọng hàng ngày là 381,42gr là cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của Eun Seok Cho và cs (2009)[37] lợn mang kiểu gen AA có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn lợn mang kiểu gen BB.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đối phù hợp ới các nghiên cứu của các tác giả trên. Tuy nhiên, để đánh giá về ảnh hưởng của gene Myogenin đến tốc độ tăng trọng chúng tôi cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn.

3.2.2.2. Phân tích đa hình gen Mc4R bằng TaqI

Sản phẩm PCR của gen Mc4R cắt bằng enzym TaqI thu được 3 kiểu gen: AA, AG và GG.

- Kiểu gen AA:

Những cá thể lợn rừng lai F2 mang kiểu gen AA là những cá thể đồng hợp không cắt. Khi điện di trên gen agarose ta sẽ thu được một băng tương ứng với kích thước 220 bp, đây chính là sản phẩm PCR không bị cắt bởi enzym giới hạn TaqI,

hay trên đoạn gen Mc4R của cá thể lợn rừng lai F2 không có điểm đa hình của enzym này.

- Kiểu gen AB:

Những cá thể lợn rừng lai F2 mang kiểu gen AG là những cá thể dị hợp tử về kiểu gen Mc4R. Khi điện di trên gen agarose ta sẽ thu được ba băng tương ứng với kích thước lần lượt là: 220 bp, 150 bp và 70 bp.

- Kiểu gen GG:

Những cá thể lợn rừng lai F2 mang kiểu gen GG là những cá thể đồng hợp tử về kiểu gen Mc4R. Khi điện di trên gen agarose ta sẽ thu được hai băng tương ứng với kích thước lần lượt là: 150 bp và 70 bp.

Các băng thu được khi điện di sản phẩm PCR của gen Mc4R đã cắt bởi enzym TaqI được mô phỏng qua hình 3.8.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

PCR (220 bp) Vị trí cắt của TaqI

a) Kiểu gen AA :

b) Kiểu gen AG:

c) Kiểu gen GG:

Hình 3.8. Sơ đồ mô hình mô phỏng kiểu gen Mc4R

Sản phẩm PCR nhân lên từ cặp mồi Mc4R sau khi cắt bằng enzym giới hạn TaqI, được phân biệt bằng điện di. Kết quả phổ điện di được thể hiện trong hình 3.9.

200 bp 100 bp 70 bp

M 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Hình 3.9. Sản phẩm PCR của cặp mồi Mc4R cắt bằng TaqI

M: Marker 100 bp; 2: Sản phẩm PCR; 3 -17: Kiểu gen GG

150 bp 70 bp 70 bp 150 bp 220 bp 220 bp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sản phẩm PCR của cặp mồi Mc4R cắt bằng enzym giới hạn TaqI thu được ba kiểu gen là: 2 2 0 b p tương ứng với kiểu gen AA; 220 bp, 150 bp và 70 bp, tương ứng với kiểu gen AG; 150 bp và 70 bp, tương ứng với kiểu gen GG. Tuy nhiên trong thực tế khi phân tích trên đàn lợn rừng lai chúng tôi chỉ thu được một kiểu gen đồng hợp tử GG chứa điểm cắt đa hình bằng enzym TaqI.

Sau khi phân tích 34 mẫu lợn lai F2 chúng tôi thu được duy nhất kiểu gen GG. Tỷ lệ kiểu gen và tần số alen của gen Mc4R được trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.12. Tỷ lệ kiểu gen và tần số alen của gen Mc4R của lợn rừng lai F2

n

Tỷ lệ kiểu gen% Tần số alen

AA AG GG A G

35 0 0 100 0 1

Số lượng lợn rừng lai sử dụng trong phân tích đa hình gen được sinh ra từ lợn nái F1 (đực rừng Thái Lan x nái địa phương Pác Nặm). Kết quả cho thấy chỉ có kiểu gen GG trong đàn lợn rừng lai F2.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Nơi (2010) )[18] về gen Mc4R trên lợn rừng lai F1(đực rừng Thái Lan x nái địa phương Pác Nặm) thu được kết quả: 64 mẫu phân tích đều mang một kiểu gen đồng hợp tử GG. Trong khi đó lợn đực rừng Thái Lan cũng mang kiểu gen GG.

Mặt khác, theo nghiên cứu của Stachowiak và cs (2005)[56] cũng cho thấy tần số alen A ở lợn Đại Bạch và Landrace của Ba Lan tương ứng là 0,76 và 0,29. Trong đó lợn Landrace mang alen A có tốc độ tăng trọng cao, và tỷ lệ mỡ dắt thấp hơn so với lợn mang alen G. Nhưng lợn Đại Bạch mang alen A làm tăng tỷ lệ mỡ dắt.

Theo kết quả nghiên cứu của Jokubka và cs (2006)[43] lợn Trắng của Lithuanian mang tần số alen A và G tương ứng là 0,41 và 0,59. Lợn mang kiểu gen AA có tăng trọng và tỷ lệ nạc cao hơn và độ dày mỡ lưng thấp. Bruun và cs (2006)[35] nghiên cứu trên bốn giống lợn Hampshire, Landrace, Duroc và Yorkshire của Đan Mạch cho biết tần số alen A của cả bốn giống đều rất cao, tương ứng là 1; 0,32; 0,96 và 0,55. Kết quả trên cho thấy các giống lợn ngoại có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

tốc độ tăng trọng nhanh và tỷ lệ nạc cao đều mang tần số alen A khá cao. Điều này cho thấy nhóm lợn rừng lai nghiên cứu có sinh trưởng không cao.

Để đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen tới khả năng tăng trọng, chúng tôi kiểm tra tốc độ tăng trọng trung bình hàng ngày của lợn rừng lai F2 từ tháng thứ 9 đến tháng thứ 10, đây là giai đoạn lợn rừng lai F2 có tốc độ tăng trọng cao nhất trong quá trình chúng tôi theo dõi. Ảnh hưởng của kiểu gen tới khả năng tăng trọng của lợn rừng lai F2 từ tháng thứ 9 đến tháng thứ 10 được trình bày qua bảng 3.14.

Bảng 3.13. Tốc độ tăng trọng/ngày của lợn rừng lai F2

giai đoạn 9-10 tháng tuổi (X mx)

Diễn giải Kiểu gen

AA AG GG

n= 35 0 0 1

Tốc độ tăng trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận sau: 1. Lợn rừng lai F2 [Lợn đực rừng x nái F1 (Đực rừng Thái Lan x Nái địa

phương Pác Nặm)] sinh trưởng chậm (đạt trung bình 115,3 g/con/ngày), tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng khá cao (5,49 kg thức ăn tinh; 15,17 kg thức ăn xanh và 55.794 đồng/kg).

2. Một số chỉ tiêu về sức sản xuất thịt của lợn rừng lai F2 n h ư tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc khá cao đạt 78,85%; 68,55% và 46,17% (theo thứ tự tương ứng) và tỷ lệ mỡ thấp (21,07%).

3. Lợn rừng lai F2 mang gen Mc4R dạng đồng hợp tử GG với tỷ lệ 100% và gen Myogenin ở 2 dạng AA, AB với tỷ lệ tương ứng là 88,57% và 14,43%. Tần số alen A và B tương ứng là 0,943 và 0,057.

4. Lợn lai F2 mang gen Myogenin dạng đồng hợp tử AA có tốc độ tăng trọng cao hơn so với lợn mang kiểu gen AB (155,38 ± 2,30 và 128,65 ± 2,52) ở giai đoạn sinh trưởng cao nhất (9 - 10 thán g tuổi). Tuy nhiên, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

5. Trong chăn nuôi lợn, có thể sử dụng tổ hợp lai F2 [Lợn đực rừng x nái F1 (Đực rừng Thái Lan x Nái địa phương Pác Nặm)] để sản xuất đại trà, góp phần cung cấp sản phẩm thịt chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của con người và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

2. TỒN TẠI

Do thời gian nghiên cứu có hạn, số lượng đàn lợn lai thí nghiệm chưa nhiều, số liệu lặp lại còn ít nên kết quả nghiên cứu chưa phản ánh toàn diện ảnh hưởng của kiểu gen đến sinh trưởng, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của đàn lợn rừng lai F2.

3. ĐỀ NGHỊ

Để có sự đánh giá đầy đủ hơn về tính đa hình di truyền của hai gen Mc4R và gen Myogenin ở lợn rừng lai F2 [Lợn đực rừng x nái F1 (Đực rừng Thái Lan x

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nái địa phương Pác Nặm)], chúng tôi có một số đề nghị như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá tính đa hình của hai gen Mc4R và gen Myogenin trên đối tượng lợn rừng lai đang nghiên cứu với số lượng cá thể nhiều hơn và kiểm tra tính đa hình này ở các thế hệ sau. Đồng thời theo dõi sự di truyền của các alen trong mối liên quan đến tốc độ tăng trọng, tỷ lệ mỡ d ắt trong thịt nạc và chất lượng thịt từ đời bố mẹ sang đời F1 và F2 như thế nào.

- Tiếp tục thu thập các số liệu về khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của từng cá thể lợn lai F2 có các kiểu gen đã được xác định, để tìm xem mối quan hệ giữa tính đa hình của các locus gen này ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và năng suất, chất lượng thịt ở các thế hệ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất thịt và mối tương quan với gen myogenin, MC4R của lợn lai f2 3 4 máu lợn rừng {đực rừng x nái f1(đực rừng x nái địa phương pác nặm (Trang 66 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)