KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SINH TRƢỞNG CỦA LỢN THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất thịt và mối tương quan với gen myogenin, MC4R của lợn lai f2 3 4 máu lợn rừng {đực rừng x nái f1(đực rừng x nái địa phương pác nặm (Trang 54 - 88)

3.1.1.Sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng cơ thể, là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, bởi nó là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng của gia súc. Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì càng rút ngắn được thời gian chăn nuôi và giảm chi phí thức ăn và công chăm sóc.

Để theo dõi sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm, chúng tôi tiến hành cân khối lượng lợn tại các thời điểm từ 2-11 tháng tuổi. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được trình bày trên bảng 3.1.

Bảng 3.1. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm (kg/con)

STT Diễn giải Lợn rừng lai F2 Lợn rừng lai F1

1 Số lượng lợn theo dõi (Con) 109 101

2 GĐ 2 tháng tuổi 4,54 ± 0,18 4,06 ± 0,15 3 GĐ 3 tháng tuổi 7,07± 0,21 6,56 ± 0,16 4 GĐ 4 tháng tuổi 9,87 ± 0,25 9,23 ± 0,27 5 GĐ 5 tháng tuổi 13,22 ± 0,38 12,12 ± 0,44 6 GĐ 6 tháng tuổi 16,69 ± 0,49 15,35 ± 0,44 7 GĐ 7 tháng tuổi 20,25 ± 0,63 18,83 ± 0,45 8 GĐ 8 tháng tuổi 23,95 ± 0,74 22,98 ± 0,58 9 GĐ 9 tháng tuổi 27,98 ± 0,82 26,34 ± 0,61 10 P 10 tháng tuổi 32,55 ± 0,90 29,61 ± 0,64 11 GĐ 11 tháng tuổi 35,67a ± 0,95 31,15b ± 0,69 So sánh (%) 114,51 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, ở các giai đoạn theo dõi , lợn rừng lai F2 {Đực rừng x nái F1 (đực rừng x nái địa phương Pác Nặm )} có xu hướng sinh trưởng nhanh hơn lợn r ừng lai F1 (Đực rừng Thái Lan x Nái địa phương Pác Nặm ). Khối lượng các tháng nuôi đều cao hơn so với lợn rừng lai F 1. Lúc bắt đầu thí nghiệm, khối lượng của lợn rừng lai F1 là 4,06 kg/con, của lợn rừng lai F 2 là 4,54 kg/con. Lúc 5 tháng tuổi , lợn rừng lai F 2 đạt 13,22 kg/con; lô lợn rừng lai F 1 đạt 12,12 kg/con. Đến giai đoạn 8 tháng tuổi thì khối lượng trung bình của lợn rừng lai F 2 là 23,95 kg và lợn rừng lai F 1 là 22,98 kg. Khi kết thúc thí nghiệm, khối lượng lợn rừng lai F2 đạt 35,67 kg/con, trong khi lợn rừng lai F1 chỉ đạt 31,15 kg/con; tương ứng ít hơn 4,52 kg. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với Pα< 0,05.

Đánh giá chung, cả hai nhóm lợn rừng lai (F1 và F2) đều có tốc độ sinh trưởng chậm. Trong đó, lợn rừng lai F1 sinh trưởng chậm hơn lợn rừng lai F2. Nếu coi khối lượng của lợn rừng lai F 1 là 100% thì khối lượng lợn rừng lai F 2 là 114,51% và tương ứng cao hơn lợn rừng lai F1 là 14,51%.

Lợn rừng lai F1 (đực rừng Thái Lan x nái địa phương Pác Nặm) có tốc độ sinh trưởng thấp. Tuy nhiên, ở lợn rừng lai F2 tỷ lệ máu lợn rừng Thái Lan đã cao hơn, với đặc điểm sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan nhanh hơn nên con lai F2 đã kế thừa được đặc điểm này, làm cho lợn sinh trưởng tốt hơn.

Khi so sánh với một số nhóm giống lợn nội , chúng ta thấy lợn rừng lai sinh trưởng chậm hơn. Lê Đình Cường và cs (2008)[5] cho biết lợn Mường Khương khi nuôi thịt lúc 3 tháng tuổi đạt 11,36 kg; lúc 4 tháng tuổi đạt 20,56 kg; 8 tháng tuổi đạt 56,35 kg và 10 tháng tuổi đạt 72,20 kg.

Theo Phùng Thị Vân và cs (2007)[34] cho biết sinh trưởng của lợn Co Mạ của Sơn La lúc 2, 6, 8 và 12 tháng tuổi đạt 4,8 kg; 13,7 kg; 22,2 kg và 43,8 kg. Và theo Lê Thị Thúy và cs (2002)[29] sinh trưởng của lợn Bản lúc 12 tháng tuổi đạt trung bình 42,55kg.

Để có cái nhìn tổng thể hơn về sinh trưởng tích lũy của lợn rừng lai chúng ta tìm hiểu đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được biểu thị qua hình 3.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 5 10 15 20 25 30 35 40 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P11

tháng tuổi theo dõi Khối lượng (Kg)

Lợn rừng lai F2 Lợn rừng lai F1

Hình 3.1. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Qua đồ thị 3.1 cho thấy: khối lượng lợn thí nghiệm tăng lên khá đều theo các tháng tuổi, đường biểu diễn khối lượng lợn thí nghiệm từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi của lợn rừng lai F2 và lợn rừng lai F1 nhìn chung là theo sát nhau. Cụ thể, giai đoạn từ 2 đến 4 tháng tuổi khối lượng của lợn rừng lai F2 và lợn rừng lai F1 là gần như không tách biệt nhau, vì trong giai đoạn này khối lượng lợn giữa hai lô thí nghiệm chênh lệch nhau không đáng kể. Nhưng từ 5 tháng tuổi trở đi bắt đầu có sự khác nhau, hai đường biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm có sự xa cách dần và khoảng cách đó tăng dần theo sự tăng lên của khối lượng lợn thí nghiệm. Điều đó cho thấy sinh trưởng tích lũy của lợn rừng lai F2 cao hơn lợn rừng lai F1.

3.1.2. Sinh trƣởng tƣơng đối và tuyệt đối của lợn thí nghiệm

Việc đánh giá sinh trưởng của lợn còn được tính dưới dạng sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) hoặc sinh trưởng tương tối (%).

Qua theo dõi số liệu khối lượng lợn của từng giai đoạn ng ày tuổi, bằng các thuật toán chúng ta tính được số liệu sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của đàn lợn thí nghiệm. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm (%)

Diễn giải Lợn rừng lai F2 Lợn rừng lai F1

Giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi 43,58 47,08

Giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi 33,06 33,82

Giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi 29,02 27,07

Giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi 23,20 23,52

Giai đoạn 6 - 7 tháng tuổi 19,27 20,36

Giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi 16,74 19,85 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 8 - 9 tháng tuổi 15,52 13,63

Giai đoạn 9 - 10 tháng tuổi 15,10 11,69

Giai đoạn 10 – 11 tháng tuổi 9,15 5,07

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, sinh trưởng tương đối của lợn rừng lai cũng tuân theo quy luật chung tức là giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi và phù hợp với quy luật phát triển của gia súc. Mức độ giảm của lợn lai F2 gần tương đương với lợn lai F1 ở tất cả các giai đoạn, tuy mức độ giảm có chậm hơn. Cụ thể, số liệu thu được về sinh trưởng tương đối của lợn rừng lai F2 qua thí nghiệm cho thấy có chiều hướng giảm dần từ 43,58% - 9,15% và lợn rừng lai F1 là 47,08% - 5,07%. Qua đây, một lần nữa khẳng định sinh trưởng của lợn rừng lai F2 là nhanh hơn so với lợn rừng lai F1. Để minh họa rõ hơn cho vấn đề này, sinh trưởng tương đối của lợn rừng lai F2 và lợn rừng lai F1 được trình bày qua hình 3.2.

0 10 20 30 40 50 A(g/con/ngày) GĐ2-3 GĐ3-4 GĐ4-5 GĐ5-6 GĐ6-7 GĐ7-8 GĐ8-9 GĐ9-10 GĐ10-11

Giai đoạn theo dõi

Lợn rừng lai F2 Lợn rừng lai F1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả tính toán về sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.3 và biểu đồ 3.3.

Bảng 3.3. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)

Diễn giải Lợn rừng lai F2 Lợn rừng lai F1

Giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi 84,33 83,33

Giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi 93,33 89,00

Giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi 111,67 96,33

Giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi 115,67 107,67 Giai đoạn 6 - 7 tháng tuổi 118,66 116,00 Giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi 123,33 138,33 Giai đoạn 8 - 9 tháng tuổi 134,33 112,00 Giai đoạn 9 - 10 tháng tuổi 152,33 109,00 Giai đoạn 10 - 11 tháng tuổi 104,00 51,33

Bình quân cả giai đoạn TN 115,30 100,33

So sánh (%) 114,92 100

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm có diễn biến tương tự sinh trưởng tích lũy và tuân theo quy luật chung về sinh trưởng của gia súc. Khi so sánh sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng lai F2 và lợn rừng lai F1 chúng tôi thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng lai F2 cao hơn của lợn rừng lai F1. Trong tháng thí nghiệm đầu tiên (lợn 2 tháng tuổi), sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng lai F2 là 84,33 g/con/ngày, của lợn rừng lai F1 là 83,33 g/con/ngày. Giai đoạn 8-9 tháng tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng lai F2 là 134,33 g/con/ngày và lợn rừng lai F1 là 112,00 g/con/ngày. Giai đoạn kết thúc thí nghiệm, sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng lai F2 đạt 104,00 g/con/ngày, trong khi lợn rừng lai F1 chỉ đạt 100,5 g/con/ngày; Bình quân chung cả giai đoạn thí nghiệm từ 2-11 tháng tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng lai F2 đạt 115,3 g/con/ngày; lợn rừng lai F1 đạt 100,33 g/con/ngày. Nếu so với lợn rừng lai F1, lợn rừng lai F2 có sinh trưởng tuyệt đối cao hơn lợn rừng lai F1 là 14,92%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Lemke và cs (2006)[47], sinh trưởng tuyệt đối của lợn Bản tại Sơn La đạt 136-177 g/con/ngày. Theo Phan Xuân Hảo và cs (2010)[10], sinh trưởng tuyệt đối của lợn Bản tại Điện Biên đạt 144,6-154,6 g/con/ngày. Như vậy, lợn rừng lai F2 có sinh trưởng tuyệt đối thấp hơn lợn Bản tại Sơn La và Điện Biên.

Theo Đặng Đình Trung và cs (2007)[32], khi nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sản xuất của giống lợn nội Táp Ná cho rằng, do tầm vóc nhỏ và khối lượng của giống lợn Táp Ná nên chúng được nuôi kéo dài đến 10 tháng tuổi hoặc hơn mới giết thịt. Khả năng tăng khối lượng của lợn Táp Ná nằm ở mức trung bình của các giống lợn nội Việt Nam, biến động trong phạm vi 180- 384g/ngày.

Như vậy, lợn rừng lai F2 có sinh trưởng tuyệt đối thấp hơn các giống lợn nội được nuôi ở miền Bắc nước ta.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng lai F2 và của lợn rừng lai F1 được minh họa qua biểu đồ 3.3.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 A(g/con/ngày) GĐ2-3 GĐ3-4 GĐ4-5 GĐ5-6 GĐ6-7 GĐ7-8 GĐ8-9 GĐ9-10 GĐ10-11

Giai đoạn theo dõi

Lợn rừng lai F2 Lợn rừng lai F1

Hình 3.3. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm

3.2.3. Lƣợng thức ăn tiêu thụ/ngày của lợn thí nghiệm

Tiêu thụ thức ăn / ngày là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi . Về cơ bản, nếu lợn ăn nhiều thức ăn thì sinh trưởng sẽ cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hơn. Do đó chúng tôi tiến hành theo dõi và đánh giá khả năng tiêu thụ thức ăn /ngày của lợn thí nghiệm . Kết quả theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của lợn thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.4.

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của lợn thí nghiệm có xu hướng tăng dần theo các giai đoạn theo dõi. Điều này phù hợp với sinh trưởng chung của gia súc. Tiêu tốn thức ăn tinh/ngày của lợn rừng lai F2 không cao, đạt bình quân 0,63 kg/con/ngày; tiêu tốn thức ăn xanh đạt 1,76 kg/con/ngày chứng tỏ lợn rừng lai F2 thiên về thức ăn thô xanh. Mặc dù được đánh giá là có tính ăn tạp cao, nhưng lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn rừng lai F2 như vậy là thấp. Như vậy do đặc tính di truyền , khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai thấp nên khả năng tiêu thụ thức ăn có giới hạn.

So sánh với lợn rừng lai F1, chúng ta thấy bình quân lượng thức ăn tiêu thụ của lợn rừng lai F2 cao hơn một chút so lợn rừng lai F1. Lượng thức ăn tinh tiêu thụ của lợn rừng lai F1 là 0,59 kg/con/ngày; lượng thức ăn xanh là 1,53 kg/con/ngày.

Bảng 3.4. Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày)

Diễn giải Lợn rừng lai F2 Lợn rừng lai F1

TA tinh TA xanh TA tinh TA xanh Giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi 0,20 0,50 0,20 0,50 Giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi 0,30 0,90 0,29 0,80 Giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi 0,45 1,30 0,40 1,10 Giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi 0,52 1,50 0,48 1,40 Giai đoạn 6 - 7 tháng tuổi 0,62 1,80 0,59 1,50 Giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi 0,72 2,10 0,67 1,80 Giai đoạn 8 - 9 tháng tuổi 0,82 2,20 0,78 2,00 Giai đoạn 9 - 10 tháng tuổi 0,92 2,50 0,89 2,20 Giai đoạn 10 - 11 tháng tuổi 1,10 3,00 1,00 2,50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.4 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu rất quan trọng t rong chăn nuôi lợn ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng . Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của hai loại lợn lai giữa lợn đực rừng Thái Lan và lợn nái F1, hàng ngày chúng tôi tiến hành cân khối lượng thức ăn lợn thí nghiệm ăn được , từ đó tổng hợp và có được chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn thí nghiệm . Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.5.

Kết quả bảng 3.5 cho thấy tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai F2 là 5,49 kg thấp hơn của lợn rừng lai F1 đạt 5,84 kg; tương đương thấp hơn 6,00%. Tiêu tốn thức ăn xanh/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai F2 là 15,17 của lợn lai F1 là 15,22 kg. Như vậy, xuất phát từ mức tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn rừng lai F2 có xu hướng cao hơn lợn rừng lai F1, lợn rừng lai F2 sinh trưởng nhanh hơn, cho nên tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn lai F2 thấp hơn một chút so với lợn lai F1.

Nói chung, do tốc độ sinh trưởng của lợn rừng lai thấp, khả năng sử dụng thức ăn tinh của chúng không cao và lợn có thiên hướng thích ăn thức ăn xanh và thức ăn củ quả cho nên tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của chúng khá cao.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện và cs (1995)[25] cho biết lợn lai F1 (Đại bạch x Mó ng Cái ) có tăng trọng trung bình /ngày là 584,50 gam thì tiêu tốn thức ăn là 3,61 kg thức ăn/kg tăng khối lượng , lợn F1 (Landrace Cuba x Móng Cái ) có tăng trọng hàng ngày trung bình là 554,0g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn là 4,26 kg thức ăn / kg tăng khối lượng , và lợn Móng Cái thuần chỉ tăng trọng 196,67 g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn lên 4,56 kg thức ăn . Đối với lợn rừng lai, là nhóm lợn chưa cải tiến, cho nên sinh trưởng chậm hơn và tiêu tốn thức ăn cũng thấp hơn.

Theo Lê Đình Cường và cs (2008)[5], cho thấy tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng ở lợn Mường Khương là 3,56 ± 0,80, thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở lợn rừng lai F2 là 5,49 kg/kg tăng khối lượng và lợn rừng lai F1 là 5,84kg/kg tăng khối lượng, ở lợn địa phương Pác Nặm là 5,25kg/kg tăng khối lượng (Nguyễn Văn Nơi, 2010)[18].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm

Diễn giải Lợn rừng lai F2 Lợn rừng lai F1

Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg) 3.579,95 2.736,09 Tổng KL thức ăn tinh tiêu thụ (kg) 19.654 15.979 Tổng KL thức ăn xanh tiêu thụ (kg) 54.300 41.660 Tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng KL (kg) 5,49 5,84

So sánh (%) 94,00 100

Tiêu tốn thức ăn xanh/kg tăng KL (kg) 15,17 15,22

So sánh (%) 96,67 100

3.2.5. Tiêu tốn năng lƣợng/kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm

Mật độ năng lượng trong thức ăn là rất quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn. Nguồn thức ăn để bổ sung năng lượng chủ yếu là các loại hạt ngũ cốc và phụ phẩm của chúng như ngô hạt, thóc, gạo, cám gạo, bột sắn,... Tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất thịt và mối tương quan với gen myogenin, MC4R của lợn lai f2 3 4 máu lợn rừng {đực rừng x nái f1(đực rừng x nái địa phương pác nặm (Trang 54 - 88)