TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất thịt và mối tương quan với gen myogenin, MC4R của lợn lai f2 3 4 máu lợn rừng {đực rừng x nái f1(đực rừng x nái địa phương pác nặm (Trang 32 - 88)

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về chăn nuôi lợn

Trong mấy thập niên gần đây tình hình nghiên cứu về chăn nuôi lợn đã thu được những thành tựu đáng kể đặc biệt là công tác giống. Đã tiến hành điều tra cơ bản ở từng khu vực và cả nước. Kết quả của những cuộc điều tra đã góp phần vẽ nên bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn trong nước để các nhà chiến lược về chăn nuôi lợn hoạch định kế hoạch, biện pháp cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn nội.

Trước năm 1964 nghiên cứu điều tra các giống lợn đã xếp giống lợn Mường Khương có vai trò đứng thứ 3 sau lợn Ỉ và lợn Móng Cái làm nền lai kinh tế ở miền Bắc. Năm 1997, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai đã điều tra nghiên cứu, kết luận giống lợn này phân bố chủ yếu ở 3 xã: Cao Sơn, Tả Thàng, La Pán Tẩn. Từ năm 1999, Viện chăn nuôi phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh nghiên cứu và bảo tồn quỹ gen tại xã Mường Khương và Nấm Lư của huyện Mường Khương.

Nguyễn Văn Đức và cs (2004)[8] cho biết lợn Táp Ná là một giống lợn nội được hình thành và phát triển từ lâu đời trong điều kiện khí hậu đất đai ở tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam. Giống lợn này có nguồn gốc từ một giống lợn địa phương nhưng do điều kiện địa lý đồi núi cao hiểm trở, việc thông thương có nhiều hạn chế, người chăn nuôi ở vùng núi này chỉ giao dịch mua bán tại chợ Táp Ná. Chính vì vậy, giống lợn nội này dần dần được nhân dân đặt tên là Táp Ná.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay nguồn gen giống lợn Táp Ná được nuôi thử nghiệm tạo các tổ hợp lai với giống Móng Cái. Các nhóm lợn lai F1 (Táp Ná x Móng Cái) và F1 (Móng Cái x Táp Ná) đang được thử nghiệm vỗ béo để khảo sát khả năng tăng khối lượng và chất lượng thịt xẻ tại Cao Bằng. Tỷ lệ móc hàm cao 79,06%, tỷ lệ thịt xẻ cũng khá cao 64,68% so với giống lợn nội ở nước ta, tỷ lệ nạc đạt không cao chỉ đạt 32,90% và tỷ lệ mỡ đạt 46,82%. Khi thử nghiệm luộc thịt thân và thịt 3 chỉ để đánh giá mùi vị của thịt có mùi vị thơm, ngon, mềm tương tự như thịt lợn Móng Cái (Nguyễn Thiện và cs, 2005)[26].

Được sự hỗ trợ của chương trình bảo tồn gen vật nuôi thuộc Viện chăn nuôi Quốc Gia, năm 2001, Trường Trung học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị đã tiến hành nuôi và bảo tồn giống lợn Vân Pa. Theo phương thức nuôi thả rông, với tổng đàn lợn giống gồm 30 con, trong đó có 25 con lợn nái, 5 con lợn đực, con giống được mua từ các đồng bào dân tộc ở vùng miền núi Hướng Hoá và Đakrông. Giống lợn Vân Pa có 2 loại, một là giống lợn màu đen, đầu hơi to, mõm nhọn, tai nhỏ thân hình ngắn, trọng lượng lợn trưởng thành khoảng 30-35kg. Hai là giống lợn khi nhỏ có sọc thưa vàng, lớn lên chuyển thành màu tro hơi ánh vàng. Đây có thể là giống lợn đen được phối với lợn rừng hình thành con giống này, đầu nhỏ thanh, mõm nhọn, cơ thể cân đối, bụng gọn trọng lượng trưởng thành 40kg. Lợn Vân Pa sinh sản kém: Khối lượng sơ sinh 250-300g/con, tuổi phối giống lần đầu 7-8 tháng tuổi, 1,5 lứa/năm, khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 30- 35kg, thịt có mùi vị thơm ngon, ít mỡ, chủ yếu được sử dụng làm thuốc, thực phẩm đặc sản và nuôi tại vùng đồi núi (Trần Văn Đo, 2005)[7].

Trước sức ép của nhu cầu đời sống, chúng ta đã có nhiều chủ trương phát triển chăn nuôi lợn theo quan điểm chạy theo số lượng mà chưa chú ý đúng mức tới việc khai thác và bảo vệ quỹ gen các giống lợn nội. Hiện nay theo báo cáo của chương trình lưu giữ quỹ gen vật nuôi Việt Nam (Atlas giống vật nuôi Việt Nam, 2004)[1], có 5 giống lợn nội của ta đã bị tiệt chủng như dòng Ỉ mỡ Nam Định, giống lợn Lang Việt Hùng, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Giống lợn Lang Hồng Hà Bắc, giống lợn trắng Phú Khánh, giống lợn Cỏ Nghệ An.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với nguy cơ biến mất của các giống gia súc, gia cầm nội, năm 1989 Bộ khoa học và công nghệ đã chính thức thực hiện: “Đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam”. Từ đó đến nay, các bộ khoa học và các cơ quan tổ chức có liên quan đã làm được nhiều việc từ kiểm kê quỹ gen vật nuôi, phát hiện một số giống mới, xây dựng hệ thống lưu giữ quỹ gen, xuất bản 4 đầu sách và tạp chí chuyên đề, đề xuất các chủ trương và biện pháp bảo vệ nguồn gen vật nuôi bản địa.

Theo Lê Viết Ly (1999)[17] cho biết: hiện nay đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam đã và đang triển khai tốt chương trình lưu giữ quỹ gen một số giống có nguy cơ biến mất là lợn Mẹo ở Nghệ An, lợn Sóc ở Buôn Mê Thuột và triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để bảo vệ, giữ gìn khai thác nguồn gen đã phát hiện được. Riêng với lợn Mường Khương, chương trình đã đề xuất đưa vào danh mục giống lợn quý của Quốc gia và cấm xuất khẩu ra nước ngoài. Ở Hà Giang, sở Nông nghiệp đã thành lập trại giống lưu giữ quỹ gen lợn Mường Khương.

Theo Võ Văn Sự và cs (2009)[21] cho biết: Hiện nay, các loại lợn tạp giao giữa lợn rừng Việt Nam hoặc lợn rừng Thái Lan với các loại lợn địa phương tại Việt Nam như lợn Sóc Tây Nguyên, Lợn Vân Pa, lợn Ỉ, lợn Móng Cái, con lai một nửa thiên về bố (lợn rừng) và nửa thiên về mẹ. Hiện nay theo các nguồn thông tin và các cuộc khảo sát, thì tại các bản làng dọc miền núi phía Bắc (Lai Châu, Hà Giang), dãy Trường Sơn (Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai), vùng Bình Phước đều có nhiều ổ lợn lai loại này, do người dân nuôi thả lợn vào rừng và xảy ra giao phối giữa lợn rừng và lợn nhà. Và giờ đây khi mà phong trào nuôi lợn rừng đang nổi lên, thì một số đia phương đã đề xuất chương trình nuôi loại lợn này.

Ngoại hình lợn con thế hệ F1 thường chia làm đôi, một số giống lợn rừng, lông có sọc, nhưng không đều, ngắt quãng, sọc đen-vàng không tương phản và một nửa thì giống con mẹ, thậm chí có vùng lang trắng hồng nếu mẹ là lợn Móng Cái. Kết quả phân ly của con lai giữa lợn rừng và một số lợn không có sọc. Chính điều này làm cho người chăn nuôi dễ bị nhầm lẫn giữa lợn rừng thuần và lợn rừng lai, và việc mà nhiều người bị thiệt hại kinh tế đã xảy ra khi mua phải lợn lai với giá trị của lợn rừng thuần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghề chăn nuôi lợn rừng đã xuất hiện được 10 năm tại Thái Lan, còn ở Việt Nam mới chỉ từ 3-5 năm gần đây. Tại Thái Lan, nơi mà người Việt Nam mua con giống và học tập tại đó, nghề chăn nuôi loại lợn này cũng chưa thành mối quan tâm tầm cỡ nhà nước. Tuy nhiên được cộng đồng quan tâm vì mang lại sản phẩm cho xã hội, giảm bớt nguy cơ khai thác, săn bắt lợn rừng.

Hiện nay nghề chăn nuôi lợn rừng ở nước ta đang còn ở giai đoạn ban đầu, vì vậy kỹ thuật chăn nuôi-thú y còn nhiều vấn đề cần phải được xem xét, nghiên cứu và có định hướng lâu dài giúp cho ngành chăn nuôi lợn nói chung và nghề chăn nuôi lợn rừng nói riêng phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả.

1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về đa hình gen ở lợn

Nghiên cứu về gen vật nuôi được mở ra nhờ thành tựu của giải mã gen người (trên 95% gen người giống gen vật nuôi). Mục đích nghiên cứu này là lập bản đồ liên kết tính trạng, thiết lập QTL (Xác định vị trí tính trạng định lượng) gen động vật, trên cơ sở đó phát triển chỉ thị di truyền phục vụ chọn giống. Nghiên cứu đa hình gen phục vụ bảo tồn và lai tạo giống. Việt Nam có nguồn gen lợn phong phú nhưng hiện nay đang bị thu hẹp do thụ tinh nhân tạo với lợn ngoại, một số giống có nguy cơ tuyệt chủng. Để góp phần bảo tồn và khai thác nguồn gen quý đã được hình thành qua hàng ngàn năm chọn lọc như: tính kháng bệnh, thích nghi điều kiện khí hậu nhiệt đới, c ác nhà khoa học đã thiết lập được ngân hàng 420 mẫu DNA từ 6 giống lợn thuần nội. Ngân hàng DNA này đã và sẽ được sử dụng đánh giá đa dạng và khai thác các biến thể gen liên quan các tính trạng quý có ý nghĩa kinh tế các giống lợn Việt Nam.

Để phát triển chỉ thị di truyền phân tử hỗ trợ công tác chọn giống lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh hai ứng cử viên gen là hormon sinh trưởng (GH) và Myogenin (MYOG) đã được phân tích. Kết quả nghiên cứu lợn Móng Cái cho thấy ứng cử gen GH lợn mang allen C2 tăng trọng tốt hơn không mang allen. Kết quả phân tích các ứng cử gen liên quan chất lượng thịt cho thấy gen H-FABP, RYR- 1 có thể được sử dụng để chọn giống lợn có chất lượng thịt cao. Nghiên cứu ứng cử gen liên quan năng suất sinh sản FSH, PRLR nhằm tạo giống lợn có năng suất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh sản cao hơn được tiến hành. Tính đa dạng sinh học các giống lợn nội Việt Nam được phân tích bằng 11 microsatelite và giải trình tự gen RYR-1, H-FABP. Kết quả cho thấy các giống lợn nội Việt Nam có mức độ đa hình cao hơn so với các giống lợn ngoại và giống lợn Móng Cái. Giá trị tương quan di truyền giữa các loài của 11 locus cho thấy sự phân hóa di truyền giữa các loài là tương đối rõ.

Lê Minh Sắt và cs (1999)[20] xác định kiểu gen halothane ở lợn bằng kỹ thuật PCR - RFLP. Lê Thị Thúy và cs (2000)[27] đã phân tích sự sai khác di truyền của gen hormon sinh trưởng trong các giống lợn nuôi tại Việt Nam bằng kỹ thuật PCR - RFLP. Kết quả cho thấy sau khi cắt bằng enzym CfoI đoạn gen hormon sinh trưởng lợn đực nhân lên từ nucleotit 380 đến 802, tác giả đã phát hiện được 4 alen C1, C2, C3, C4. Trong lợn Móng Cái có 2 alen là C2 và C4; lợn Landrace có 3 alen C1, C3 và C4; lợn Yorshire có cả 4 alen C1, C2, C3 và C4. Nhưng ở cả ba giống lợn trên chỉ mới phát hiện được 5 kiểu gen C1/C1; C2/C2; C1/C3; C3/C4 và C4/C4.

Nguyễn Văn Hậu và cs (2000)[11] giải trình tự đoạn gen hormon sinh trưởng cho biết ở vị trí nucleotit 507 thì C đổi thành T để GCG -> GTG, ở nucleotit 555 thì C đổi thành A để GGC -> GGA, ở nucleotit 556 thì C đổi thành A để GCA ->GAA. Đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu về gen hormon sinh trưởng lợn ở Việt Nam, nhưng các tác giả đã cho thấy các giống lợn địa phương của Việt Nam có mức đa hình thấp hơn so với các giống lợn ngoại.

Lê Thị Thúy và cs (2004)[28] sử dụng kỹ thuật PCR - RFLP phân tích đa hình gen Leptin của bốn giống lợn Landrace, Đại Bạch, Móng Cái và lợn Bản cho thấy hai giống lợn ngoại mang kiểu gen GG chiếm tỷ lệ 100%, nhưng hai giống lợn nội Móng Cái và lợn Bản mang kiểu gen AA tương ứng với tỷ lệ là 85% và 100%.

Nguyễn Đăng Vang (2005)[33] sử dụng kỹ thuật PCR - RFLP phân tích đa hình các gen RYR1, H-FABP, PIT1, GNRHR, GH, OPN, ESR của các giống lợn và giải trình tự một số đoạn gen này của lợn. Tác giả cho biết lợn Móng Cái và Yorkshire có kiểu gen ESR BB có số con sơ sinh/lứa cao hơn lợn mang kiểu gen ESR AA. Nhưng các giống lợn như Landrace, Duroc có các kiểu gen ESR khác nhau, không có sự sai khác về số con sơ sinh/lứa. Đây là một trong những kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

quả nổi bật của đề tài. Tuy nhiên tác giả chưa chỉ ra số con sơ sinh/lứa được theo dõi theo những lứa đẻ nào, cũng như điều kiện phối giống và nuôi dưỡng.

Nguyễn Văn Cường (2006)[6] đã phân tích đa hình các gen GH, MYOG, H-FABP, RYR-1, FSH, PRLR của lợn bằng kỹ thuật PCR-RFLP để xác định tần suất alen ở các giống lợn khác nhau. Khi phân tích đa dạng di truyền bằng kỹ thuật microsatellite tác giả cho biết các giống lợn nội có mức độ đa hình cao hơn so với các giống lợn ngoại. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa hình gen GH có mối liên quan với tăng trọng, nhưng đa hình gen MYOG không có mối liên quan với tăng trọng của lợn Móng Cái. Kết quả này cho thấy triển vọng có mối liên quan của chỉ thị phân tử với tốc độ tăng trọng của lợn. Tuy nhiên tác giả chưa chỉ ra điều kiện nuôi dưỡng, thời gian theo dõi tăng trọng của lợn Móng Cái, và chưa kiểm tra qua đời sau.

Nguyễn Thị Diệu Thúy và cs (2004)[30] phân tích di truyền gen hormon kích thích bao noãn (FSH) trong một số giống lợn ở Việt Nam, đã nhân được đoạn gen đặc hiệu của gen FSH có độ dài 540bp trong trường hợp có mang gen nhảy và độ dài 248bp trong trường hợp không mang gen nhảy bằng kỹ thuật PCR. Đã khảo sát đa hình di truyền gen FSH của 7 giống lợn trong đó có 5 giống lợn nội và 2 giống lợn ngoại nhập vào Việt Nam. Kết quả cho thấy hai giống lợn ngoại Yorshire và Landrace có tần số kiểu gen không mang gen nhảy cao hơn hẳn các giống lợn nội Việt Nam.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn là một trong những ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ở các nước tiên tiến ngành chăn nuôi chiếm 50% tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sản phẩm thịt lợn là nguồn cung cấp thịt lớn nhất hiện nay trên thế giới. So với các loại thịt khác, thịt lợn vẫn chiếm vị trí hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới (trừ một số nước do ảnh hưởng đạo giáo hoặc điều kiện phát triển chăn nuôi khác phát triển hơn). Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ngày càng cao không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Nước có mức tiêu thụ thịt lợn bình quân trên đầu người trong năm thấp nhất là Ấn Độ (do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

ảnh hưởng tôn giáo) chỉ có 0,5kg/người, trong khi đó nước có mức tiêu thụ thịt lợn cao nhất đạt 66,2 kg/người/năm là Đan Mạch và 50,9 kg/người/năm là Ba Lan. Bình quân ở 26 nước tiêu thụ thịt nhiều trên thế giới, thịt lợn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 24,3kg/người/năm, tiêu thụ thịt bò 19,12 kg/người/năm và thịt gà 12 kg/người/năm. Rõ ràng nhu cầu thịt lợn vẫn là lớn nhất hiện nay trên thế giới.

Do điều kiện kinh tế, kỹ thuật của từng vùng có khác nhau, nên sự phân bố và phát triển các giống lợn cũng khác nhau. Những nước công nghiệp phát triển, hầu hết lợn của họ là các giống cao sản (Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire, Berkshire, Pietrain), các nước đang phát triển phổ biến là các giống lợn địa phương có năng suất thấp, nhất là các nước vùng Châu Á và Châu Phi (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[19].

Theo các báo cáo công bố gần đây của tổ chức nông lương thế giới (FAO) cho thấy sản lượng thịt lợn toàn cầu đã đạt tốc độ tăng trưởng 15% trong giai đoạn 1990 - 1995 và 12,5% trong giai đoạn 1995 - 2000; tới giai đoạn 2000 - 2006 thì đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục 19%. Nhưng năm 2007 đã tạm chấm dứt giai đoạn dài liên tục tăng trưởng, sản lượng thịt lợn toàn thế giới chỉ đạt gần 99 triệu tấn (cụ thể là 98.844 ngàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất thịt và mối tương quan với gen myogenin, MC4R của lợn lai f2 3 4 máu lợn rừng {đực rừng x nái f1(đực rừng x nái địa phương pác nặm (Trang 32 - 88)