PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất thịt và mối tương quan với gen myogenin, MC4R của lợn lai f2 3 4 máu lợn rừng {đực rừng x nái f1(đực rừng x nái địa phương pác nặm (Trang 43 - 88)

2.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi

Thí nghiệm theo dõi trên đàn lợn lai F2 sinh ra từ công thức lai giữa lợn đực rừng Thái Lan lai với lợn nái F1 (Đực rừng Thái Lan x nái địa phương Pác Nặm). Các chỉ tiêu về sinh trưởng và sức sản xuất thịt được so sánh với lợn thịt F1 (lợn đực rừng Thái Lan và lợn nái địa phương Pác Nặm) (Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.1.1. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn thí nghiệm:

* Thức ăn : Thức ăn chăn nuôi lợn thí nghiệm sử dụng thức ăn tự phối

trộn từ những nguyên liệu sẵn có của địa phương như cám gạo, ngô, hỗn hợp bổ sung đạm (khô đậu tương, bột cá, bột khoáng), thức ăn xanh: thân-lá ngô non và cây chuối.

Thức ăn tinh chiếm khoảng 5 0% trong khẩu phần, còn lại là thức thô xanh. Tỷ lệ các nguyên liệu trong thức ăn tinh: 27% cám gạo loại một, 63% ngô tẻ vàng, 10% hỗn hợp bổ sung đạm (Khô đậu tương 6%, bột cá 2,5% và bột khoáng 1,5%). Tỷ lệ các nguyên liệu trong thức ăn xanh là: 50% thân-lá ngô non và 50% thân cây chuối.

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Diễn giải ĐVT Lô TN Lô ĐC

1. Số lượng lợn thí nghiệm Con 109 101

2. Giống, loại lợn

Lợn lai F2 3/4 [Lợn đực rừng x nái F1 (Đực rừng Thái Lan x Nái địa phương Pác Nặm)]

Lợn lai F1 (Đực rừng Thái Lan x Nái địa phương Pác Nặm)

3. Tuổi lợn thí nghiệm Tháng

tuổi 2-11 tháng

4. Khối lượng bắt đầu thí

nghiệm kg/con 4,54 ± 0,18 4,06 ± 0,15

5. Phương thức chăn nuôi Bán chăn thả

Thành phần hóa học và dinh dưỡng của thức ăn dùng trong thí nghiệm được phân tích tại Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên, được trình bày tại bảng 2.2 và bảng 2.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.2. Giá trị dinh dƣỡng của thức ăn tinh dùng trong thí nghiệm

Stt Loại

nguyên liệu

Tỷ lệ % trong khẩu

phần TĂ tinh ME (Kcal/kg) Protein (%)

1 Ngô tẻ vàng 63 3227 8,40 2 Cám gạo 27 2047 10,61 3 Khô đỗ tương 6 3340 42,00 4 Bột cá 2,5 3280 53,55 5 Bột khoáng 1,5 0 0 6 Hàm lượng/kg hỗn hợp đã trộn 2868 12,02

Bảng 2.3. Giá trị dinh dƣỡng của thức ăn thô dùng trong thí nghiệm

Stt Loại nguyên liệu

Tỷ lệ % trong khẩu

phần TĂ thô xanh ME (Kcal/kg) Protein (%)

1 Thân-lá ngô non 50 306 1,50

2 Thân cây chuối 50 94 0,60

3 Hàm lượng/kg thức ăn thô xanh đã trộn 200 1,05

* Kỹ thuật chăn nuôi: Thức ăn tinh được xử lý nhiệt, thức ăn xanh được băm

nhỏ, cho ăn sống. Lợn thí nghiệm được cho ăn 3 bữa/ngày (6giờ30, 11giờ00, 17giờ00). Sau khi cho ăn, lợn được thả ra bãi chăn thả, buổi tối và khi thời tiết bất lợi, lợn được nhốt trong các ô chuồng.

* Chuồng trại: Chuồng nuôi lợn được thiết kế theo kiểu chuồng hở,

thông thoáng tự nhiên. Các ô chuồng được xây liền nhau tạo thành một dãy, có hệ thống cống rãnh thoát nước phân vào bể chứa. Tường chuồng được xây cao 1m, nền chuồng được láng xi măng. Mái chuồng được lợp bằng lá cọ để đảm bảo độ thoáng mát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Vệ sinh chuồng trại: Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không

để phân, nước thải, thức ăn rơi vãi ứ đọng trong chuồng. Hàng tuần tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại một lần kết hợp phun thuốc khử trùng. Máng ăn uống được vệ sinh sạch sẽ sau khi cho lợn ăn xong và treo đúng nơi quy định.

* Công tác thú y: Toàn bộ lợn thí nghiệm được tiêm đầy đủ vaccin tụ

dấu, dịch tả lợn, phó thương hàn lợn. Trong thời gian nghiên cứu, tiến hành tẩy giun cho lợn lúc 4 tháng tuổi.

2.3.1.2. Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng và sức sản xuất thịt:

- Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm.

- Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của lợn thí nghiệm. - Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm. - Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm.

- Tiêu tốn năng lượng (Kcal ME)/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm. - Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm.

- Kết quả mổ khảo sát lợn khi kết thúc thí nghiệm.

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đa hình gen

2.3.2.1. Phương pháp lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu mô tai được tiến hành như sau: Dùng kìm chuyên dụng lấy một mẩu mô tai đưa vào ống eppendoft chứa cồn 700, bảo quản lạnh trong khoảng 24 giờ. Sau đó dùng nước cất rửa sạch, để khô rồi đưa vào ống eppendoft khác đem bảo quản lạnh trong tủ lạnh sâu (-200C) cho đến khi sử dụng phân tích.

2.3.2.2. Phương pháp tách chiết DNA từ mô tai

Mẫu mô tai của lợn lai được tách theo kit của hãng Bioneer. Các bước tách DNA theo kit Bioneer được tiến hành như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cho 25-50 mg mẫu mô đã cắt nhỏ vào ống 1,5 ml

Thêm 200 ml Tissue Lysis buffer vào ống 1,5 ml

Thêm 20 µl Proteinase K vào ống 5ml và trộn bằng máy vorte Ủ ấm ở 600

C trong 1 giờ Thêm 200 µl Binding buffer và trộn đều bằng máy vortox

Ủ ấm ở 600

C trong 10 phút Thêm 100 µl isopropanol vào va trộn đều bằng pipet

Chuyển hỗn hợp sang Binding column trong ống 2 ml Đậy ống, ly tâm ở 8000 rpm trong 1 phút Chuyển Binding column sang ống 2 ml mới Cho 500 µl dung dịch rửa 1 (W1) vào Binding column

Ly tâm ở 8000 rpm trong 1 phút

Cho 500 µl dung dịch rửa 2 (W2) vào Binding column

Ly tâm ở 8000 rpm trong 1 phút

Ly tâm ở 12000 rpm trong 1 phút Chuyển Binding column sang ống 1,5 ml mới Cho 200 µl dung dịch tách mẫu vào Binding column

Ly tâm ở 8000 rpm trong 1 phút

Thu được DNA tách chiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.2.3. Phương pháp nhân đoạn gen MC4R, Myogenin (PCR)

Mồi của phản ứng

- Sử dụng cặp mồi do Kim và cs (2006)[47] thiết kế có trình tự như sau để nhân đặc hiệu đoạn gen Mc4R:

+ Mồi xuôi (Forward primer):5’- TAC CCT GAC CAT CTT GAT TG -3’ + Mồi ngược (Reversed primer): 5’- ATA GCA ACA GAT GAT CTC TTT G -3’.

- Sử dụng cặp mồi do Briley và cs (1995)[70] thiết kế có trình tự như sau để nhân đặc hiệu đoạn gen Myogenin:

+ Mồi xuôi (Forward primer): 5’ – TCA GGA AGA ACT GAA GGC TG – 3’ + Mồi ngược (Reversed primer): 5’ – GTT TCC TGG GGT GTT GC – 3’

Thành phần của phản ứng PCR

Thành phần cho một phản ứng PCR bao gồm: Đệm Taq-polymerase (Buffer), enzym Taq-polymerase, dung dịch MgCl2, dNTP, nước tinh khiết, mồi (primer) và DNA làm khuôn. Thành phần cụ thể sử dụng trong phản ứng PCR khi nhân gen Mc4R và gen Myogenin được trình bày như bảng 2.4.

Bảng 2.4. Các thành phần phản ứng PCR để nhân đoạn gen Mc4R và Myogenin

Thành phần Phản ứng Thể tích (µl)

H2O deion 14,5

Buffer 10X 2,5

MgCl2 25 mM 2,0

dNTP 2,5 mM 2,0

Mồi xuôi (Primer F 10 pM) 1,0

Mồi ngược (Primer R 10 pM) 1,0

Taq 1,0

ADN khuôn 1,0

Chu trình nhiệt của phản ứng PCR

Chu trình nhiệt được dùng để nhân đoạn gen của gen Mc4R và gen Myogenin được trình bày như bảng 2.5 và bảng 2.6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.5. Chu kỳ nhiệt phản ứng PCR của gen MYOG

STT Các bƣớc Nhiệt độ (C0 ) Thời gian 1 Biến tính toàn bộ 94 4 phút 2 Biến tính 94 60 giây 3 Gắn mồi 60 60 giây 4 Tổng hợp 72 60 giây 5 Lặp lại 40 chu kì từ 2 - 4 6 Kết thúc tổng hợp 72 10 phút 7 Giữ mẫu 4 ∞

Bảng 2.6. Chu kỳ nhiệt phản ứng PCR của gen MC4R

STT Các bƣớc Nhiệt độ (C0 ) Thời gian 1 Biến tính toàn bộ 94 3 phút 2 Biến tính 94 30 giây 3 Gắn mồi 54 30 giây 4 Tổng hợp 72 45 giây 5 Lặp lại 40 chu kì từ 2 - 4 6 Kết thúc tổng hợp 72 10 phút 7 Giữ mẫu 4 ∞ 2.3.2.4. Phương pháp PCR - RFLP

- Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hai enzym cắt giới hạn cho gen Mc4R là TaqI và gen Myogenin là MspI:

+ Sản phẩm PCR từ cặp mồi Mc4R được cắt bởi enzym TaqI. + Sản phẩm PCR từ cặp mồi Myogenin được cắt bởi enzym MspI.

- Sản phẩm PCR của hai gen được xử lý với enzym giới hạn tương ứng và các thành phần cần thiết (thành phần được trình bày ở bảng 2.7 và bảng 2.8) sau đó đem ủ qua đêm ở nhiệt độ 370

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.7. Các thành phần của phản ứng cắt sản phẩm PCR

nhân đoạn gen Myogenin đƣợc cắt bằng enzyme MspI

Thành phần Thể tích (µl) H20 deion 1,5 µl Đệm Tango 2,5 µl Enzyme MspI 1 µl Sản phẩm PCR 18 µl Tổng thể tích phản ứng (µl) 23 µl

Bảng 2.8. Các thành phần của phản ứng cắt sản phẩm PCR nhân đoạn gen

Mc4R đƣợc cắt bằng enzyme TaqI Thành phần Thể tích (µl) H20 deion 1,5 µl Đệm Taq 2,5 µl Enzyme TaqI 1 µl Sản phẩm PCR 18 µl Tổng thể tích phản ứng (µl) 23 µl

2.3.2.5. Kiểm tra sản phẩm bằng phương pháp điện di trên gen agarose

Trong nghiên cứu này, để xác định đa hình DNA: Sau khi cắt sản phẩm PCR bằng enzym giới hạn, kích thước các đoạn DNA được xác định bằng phương pháp điện di trên gen agarose 2% với điện thế 60V trong 65 phút trên hệ đệm TBE 1X. Các đoạn DNA cắt giới hạn trong gen agarose sẽ xuất hiện dưới tia tử ngoại (UV) nhờ một chất phát huỳnh quang là ethidium bromide. Các băng điện di được đối chứng với thang DNA chuẩn (Marker). Kiểu gen của từng cá thể được xác định dựa trên sự có mặt hay vắng mặt của các đoạn DNA.

2.3.2.6. Tỷ lệ kiểu gen và tần số alen trong quần thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số cá thể mang kiểu gen tương ứng

Tỷ lệ kiểu gene = x 100

Tổng số cá thể trong quần thể * Tần số alen A, kí hiệu f(A) được tính theo công thức sau:

f(A) = f(AA) + 1/2 f(AB) +1/2 f(AC) + +1/2 f(AN)

Trong đó:

- f(AA) là tần số xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử alen A trong quần thể - f(AB)f(AN) là tần số xuất hiện các kiểu gen dị hợp của alen A với các alen khác.

Các chỉ tiêu nghiên cứu đa hình gen

- Nhân đoạn gen Mc4R và gen Myogenin ở lợn thí nghiệm. - Tính đa hình gen Mc4R và gen Myogenin ở lợn nghiệm. - Các kiểu gen Mc4R, Myogenin ở lợn thí nghiệm .

- Ảnh hưởng của kiểu gen đến tăng trọng của lợn thí nghiệm.

2.3.3. Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trƣởng và sản xuất thịt của lợn thí nghiệm

2.3.3.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Cân lợn thí nghiệm vào các giai đoạn bắt đầu thí nghiệm, sau 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 tháng nuôi vào ngày 25 hàng tháng. Cân vào buổi sáng, cùng một chiếc cân và người cân.

2.3.3.2. Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của lợn thí nghiệm

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Sinh trưởng tuyệt đối tính theo công thức:

1 2 1 2 P P A = t t   Trong đó:

A: là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1: là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t1 (g) P2: là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t2 (g)

- Sinh trưởng tương đối (%): Sinh trưởng tương đối tính theo công thức:

1 2 2 1 P P R(%) 100 (P P ) / 2    

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong đó:

R: là sinh trưởng tương đối (%) P1 : là khối lượng cân đầu kỳ (kg) P2 : là khối lượng cân cuối kỳ (kg)

2.3.3.3. Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm

Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng phương pháp cân. Cứ 01 tháng tính lượng thức ăn tiêu thụ cho cả đàn.

- Lượng thức ăn tiêu thụ cho một con được tính theo công thức như sau:

Tiêu thụ TA/ngày (kg/con) =

Tổng tiêu thụ trong kỳ (kg)/con Số ngày theo dõi/con

Lượng thức ăn tiêu thụ cho lợn thí nghiệm được tính riêng cho từng loại thức ăn tinh và thức ăn thô xanh.

Tính sự tương quan giữa lượng thức ăn tiêu thụ/ngày và sinh trưởng của lợn thí nghiệm.

2.3.3.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể

Trên cơ sở của tổng thức ăn tiêu thụ trong từng giai đoạn và cả chu kỳ thí nghiệm, tổng khối lượng lợn tăng, tính toán tiêu tốn thức ăn/kgtăng khối lượng theo công thức sau:

TTTA/kg tăng khối lượng (kg) = Tổng TTTA trong giai đoạn (cả kỳ TN)(kg) Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

Ghi chú: Tính riêng từng loại thức ăn tinh và thô xanh

2.3.3.5. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng cơ thể

Từ tỷ lệ protein trong thức ăn, lượng thức ăn tiêu thụ và tổng khối lượng tăng trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm) tính toán tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng theo công thức sau:

TTprotein/kg tăng khối lượng (g) = Tổng Pr TT trong giai đoạn (kỳ TN) (g) Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

2.3.3.6. Tiêu tốn năng lượng (Kcal ME)/kg tăng khối lượng

TT NL ME/kg tăng khối lượng

(g) =

Tổng ME TT trong giai đoạn (kỳ TN) (g) Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để tính được tiêu tốn protein và năng lượng, chúng tôi sử dụng kết quả phân tích thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm đã được thực hiện tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên.

2.3.3.7. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể

Trên cơ sở lượng thức ăn tiêu thụ của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm, đơn giá của từng công thức thức ăn, tổng khối lượng lợn tăng trong từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm, tính toán chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm theo công thức:

Chi phí TA/kg tăng KL (đồng) = Tổng CPTA trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm (đ) Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

2.3.3.8. Phương pháp mổ khảo sát năng suất và chất lượng thịt lợn thí nghiệm

Theo Nguyễn Thiện và cs (2005)[24] phương pháp mổ khảo sát như sau: - Để lợn nhịn ăn 24 giờ, cho uống nước bình thường.

- Cân khối lượng sống từng con.

- Chọc tiết cho tiết chảy ra hết và xác định khối lượng tiết, cạo lông rửa sạch. Mổ lợn để xác định các chỉ tiêu.

- Mổ: dùng dao nhọn rạch đúng giữa cơ đường trắng từ cổ đến hậu môn. Lấy hết nội tạng ra ngoài, để lại hai lá mỡ, lau khô, sau đó cân để xác định khối lượng móc hàm.

- Cắt thủ và bốn chân để xác định khối lượng thân thịt.

+ Đầu: cắt gần sát gốc tai ngang đốt Atlas, cân khối lượng đầu.

+ Chân: cắt đúng khớp khuỷu chân, cân khối lượng bốn chân, bóc bỏ hai lá mỡ, cắt bỏ đuôi, sau đó xác định khối lượng thịt xẻ và tỷ lệ thịt xẻ.

- Tách đôi thân thịt (chia đôi thân thịt xẻ dọc theo cột sống)

- Xác định tỷ lệ các thành phần trong thịt xẻ: Lọc tách riêng thành từng phần nạc, mỡ, da, xương, sau đó cân từng loại và tính các tỷ lệ: nạc, mỡ, xương, da và hao hụt.

2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được được xử lý thống kê trên phần mềm STAGRAPH version 4.0 Cục thống kê USA, Microsoft Excell và theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs, 2002 [26].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SINH TRƢỞNG CỦA LỢN THÍ NGHIỆM 3.1.1.Sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm 3.1.1.Sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng cơ thể, là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, bởi nó là chỉ tiêu phản ánh khả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất thịt và mối tương quan với gen myogenin, MC4R của lợn lai f2 3 4 máu lợn rừng {đực rừng x nái f1(đực rừng x nái địa phương pác nặm (Trang 43 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)