Cơ chế quản lý xuất khẩu gỗ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH đăng long (Trang 28 - 32)

1.5.1 Các chính sách nội địa

1.5.1.1 Về mặt quy hoạch

Trong khi nhiều ngành có Quy hoạch phát triển được quy định trong một văn bản pháp luật thì ngành chế biến gỗ chỉ có một Quy hoạch ban hành bởi một Quyết định của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (một văn bản hành chính, không phải văn bản pháp luật) – “Quy hoạch ngành công nghiệp chế biến gỗ đến 2020, tầm nhìn 2030” phê duyệt tại Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn.

Ngồi ra quy hoạch ngành chế biến gỗ cũng đã được nêu ở một văn bản quy hoạch cấp Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 ban hành tại Quyết định 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/2/2012. Tuy nhiên, trong văn bản này, quy hoạch phát triển ngành chế biến gỗ chỉ là một trong nhiều ngành nông nghiệp khác, với phần nội dung được đề cập rất nhỏ.

1.5.1.2 Chính sách ưu đãi

Hiện nay, các chính sách liên quan tới ngành chế biến gỗ chủ yếu là các chính sách để phát triển và cơ cấu ngành lâm nghiệp (trồng, quản lý và sử dụng rừng), rất ít chính sách, pháp luật chuyên biệt cụ thể riêng cho ngành chế biến gỗ.Tuy nhiên trên thực tế một số chính sách ưu đãi đối với ngành chế biến gỗ đã được áp dụng như:

Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn (trong đó có quy định về hỗ trợ đầu tư chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các Tỉnh Tây Bắc và các tỉnh có huyện nghèo; hỗ trợ đầu tư cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản.

Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung sau đó bởi Nghị định 54/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013 và Nghị định 133/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013) (theo Nghị định này, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu được xếp trong Nhóm hàng thủ cơng mỹ nghệ trong Danh mục mặt hàng được vay vốn tín dụng xuất khẩu; tuy nhiên, để phù hợp với các cam kết quốc tế, lãi suất vay được quy định là phải xác định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường. Vì vậy về mặt nguyên tắc đây khơng phải là chính sách ưu đãi tín dụng.

Các chính sách hỗ trợ nội địa cho ngành lâm nghiệp, qua đó ngành chế biến gỗ được hưởng lợi ích gián tiếp, trong thời gian vừa qua, Chính phủ có nhiều chính sách đầu tư phát triển rừng thơng qua các chương trình hỗ trợ cụ thể, với một phần đóng góp quan trọng từ nguồn vốn ODA khơng hồn lại (theo thống kê là khoảng 560 triệu USD cho giai đoạn 2005-2020) như:

Dự án trồng 5 triệu ha rừng (Dự án 661 – thực hiện Quyết định 661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng)

Chương trình 327 ( theo Quyết định 327-CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước)

Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2012 phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.

1.5.1.3 Chính sách kiểm sốt

Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ đang là đối tượng của một số chính sách, quy định có tính thắt chặt, tập trung ở 04 nhóm:

Nhóm các chính sách liên quan tới việc giảm khai thác, tiến tới tạm ngừng khai thác rừng tự nhiên (ví dụ: Quyết định số 186/2006/Đ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ 27/VBHN-BNNPTNT ban hành Quy chế quản lý rừng; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020.

Nhóm các chính sách liên quan tới việc đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp của các loại gỗ nguyên liệu (ví dụ: Thơng tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, được sửa đổi bổ sung bởi Thơng tư 42/2012/TT-BNNPTNT).

Nhóm các chính sách liên quan tới kiểm dịch thực vật đối với cây gỗ và lâm sản ngồi gỗ.

Nhóm các thủ tục kiểm sốt đồ gỗ xuất khẩu (ví dụ: Hiệp định VPA/FLEGT hiện đang được đàm phán với EU).

1.5.2 Chính sách quốc tế 1.5.2.1 Chính sách thuế quan 1.5.2.1 Chính sách thuế quan

Thơng qua các thỏa thuận thương mại quốc tế, thuế quan đối với các sản phẩm gỗ chế biến nhìn chung đã được cắt giảm mạnh, với mức độ cắt giảm sâu hơn đáng kể so với các sản phẩm liên quan tới nông – lâm nghiệp. Thuế MFN (thuế tối huệ quốc, áp dụng trong khuôn khổ WTO) đối với đồ gỗ nhập khẩu tại các thị trường lớn (Hoa Kỳ, EU…) đã gần chạm mức 0% ở nhiều dòng thuế. Thuế ưu đãi trong các FTA đối với đồ gỗ hầu hết đã được loại bỏ hoàn toàn.

Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam phát triển, mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh đáng kể ở các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường tiêu thụ lớn của thế giới.

Mặc dù vậy, ở góc độ nội địa, cùng với các lý do chủ quan khác, các chính sách thuế quan dễ dàng thời gian qua có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến đồ gỗ Đông Nam Á, Đài Loan và Trung Quốc dễ dàng tiếp cận thị trường đồ gỗ Việt Nam, cạnh tranh với hàng nội địa. Đây cũng sẽ là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam trong thời gian tới.

1.5.2.2 Chính sách về các biện pháp phi thuế

Cũng thông qua WTO và các FTA, các biện pháp phi thuế thông thường như hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu… đối với đồ gỗ chế biến ở các thị trường hầu hết đã được dỡ bỏ.

Một số chính sách đặc thù liên quan đến thương mại một số loại gỗ có giá trị cao như chính sách về thuế xuất khẩu, các lệnh cấm xuất khẩu… vẫn cịn được duy trì nhưng với phạm vi hạn chế và hầu như không ảnh hưởng lớn tới tổng thương mại đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ chế biến.

1.5.2.3 Các hàng rào kĩ thuật

Nhóm các biện pháp TBT có ảnh hưởng mạnh nhất hiện nay đối với thương mại gỗ chế biến là các quy định về xác minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ.

Ở Hoa Kỳ, biện pháp này nằm trong một Luật có tên là Lacey (tên đầy đủ là Luật Bảo tồn) với sửa đổi lớn đối với sản phẩm gỗ năm 2008. Luật này được cho là có ảnh hưởng tới xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam ở diện rộng khi mà thị trường Hoa Kỳ hiện đang chiếm tới gần phân nửa tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.

Các biện pháp về nguồn gốc hợp pháp của gỗ của thị trường EU được thực hiện theo Kế hoạch hành động FLEGT (Kế hoạch hành động về Thương mại, Quản trị thực thi Lâm Luật). Để thực thi FLEGT, EU thiết kế một cơ chế cho phép các nước xuất khẩu liên quan tự kiểm soát việc tuân thủ FLEGT của các sản phẩm xuất khẩu nước mình thơng qua việc đàm phán ký kết các Hiệp định Đối tác Tự nguyện với EU (gọi tắt là VPA). Bản chất của các VPA là chuyển thẩm quyền xác nhận gỗ thỏa mãn yêu cầu về nguồn gốc hợp pháp đủ điều kiện nhập khẩu vào EU từ các cơ quan kiểm sốt biên giới phía EU sang các cơ quan quản lý của nước xuất khẩu với điều kiện quy trình và các tiêu chí cấp xác nhận (giấy phép FLEGT) phải đáp ứng các yêu cầu của phía EU. Việt Nam hiện đang trong q trình đàm phán ký kết VPA này với EU.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH đăng long (Trang 28 - 32)