1.6.1 Thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam
Chế biến gỗ là một trong số ít ngành được đánh giá là hội nhập thành công với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và đóng góp quan trọng vào thành tích xuất khẩu của Việt Nam và tạo được vị trí trong xuất khẩu đồ gỗ tồn cầu.
Hiện nay, xuất khẩu đồ gỗ đứng vị trí thứ 6 trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.Trên thế giới, Việt Nam nằm trong top các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đứng vị trí thứ 2 của Châu Á và thứ nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Theo số liệu của trung tâm nghiên cứu công nghiệp Việt Nam là nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 6 thế giới, xuất khẩu chiếm tới trên 80% tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra bởi ngành chế biến gỗ Việt Nam. Số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế ITC (trademap) năm 2013 thậm chí cịn cho thấy Việt Nam là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 thế giới, với thị phần khoảng 4,7%, sau Trung Quốc (34,6%), Italia(9,3%) và Đức (9%).
Biểu đồ 1.1 Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm các nhóm: Đồ gỗ mỹ nghệ; Nội thất; Ngoài trời; Gỗ kết hợp vật liệu khác; Ván nhân tạo và sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo; Sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ; dăm gỗ.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ổn định (trừ ngoại lệ năm 2009, khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới giảm sút do khủng hoảng). Tính chung giai đoạn 2001 – 2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ bình quân đạt 27,15%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch chung cả nước.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 40-50 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đồ gỗ, tiếp theo là các nước Tây Âu
(EU: 10-20%), châu Á Thái Bình Dương (Nhật Bản: 12-15%) và các khu vực khác. Tỷ trọng xuất khẩu bất cân đối, phụ thuộc đặc biệt lớn vào một số thị trường của ngành đồ gỗ Việt Nam tuy không phải là quá bất thường so với hiện trạng chung của các nước khác trong khu vực nhưng cũng cho thấy rủi ro khá lớn. Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của đồ gỗ Việt Nam, Hoa Kỳ và châu Âu, lại là hai thị trường khó tính nhất thế giới, với các điều kiện ngặt nghèo về nguồn gốc hợp pháp của gỗ và nguy cơ lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) rất cao.
Nguồn: “The furniture industry in South East Asia”, CSIL 9/2014.
Biểu đồ 1.2 Tỉ trọng xuất khẩu theo thị trường của đồ gỗ Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.
1.6.2 Những vấn đề đặt ra với ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam
Bên cạnh sự tăng trưởng của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ vẫn còn một số vấn đề tồn tại mà cần được khắc phục:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, sức cạnh tranh cịn yếu.
Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị trồng rừng với các doanh nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ.
Tính chuyên nghiệp trong thương mại thấp như việc tuân thủ thời gian giao hàng cũng như khả năng đáp ứng các hợp đồng lớn với chất lượng đồng bộ. Khâu kiểm soát chất lượng chưa được đảm bảo: Hầu như các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát này dựa trên giám sát chủ quan của lãnh đạo, dựa trên tinh thần tự giác. Đây là cách thức giám sát truyền thống chỉ thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ ứng với các hợp đồng nhỏ mà không thể áp dụng hiểu quả với các hợp đồng lớn, sản phẩm có mức độ chi tiết chuẩn hóa cao.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung chương này giúp chúng ta hiểu hơn về xuất khẩu hàng từ khái niệm cho đến vai trị của xuất khẩu đóng một phần quan trọng trong hoạt động thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời việc phân tích quy trình giúp ta hình dung được những bước cơ bản trong q trình xuất khẩu hàng hóa, tạo nền tảng cho việc phân tích thực tế tại cơng ty ở chương sau.
Ngồi ra nội dung chương cịn giúp ta hiểu hơn về thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam hiện nay từ đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ có cái nhìn tổng qt hơn và có những hướng đi mới hơn trong việc kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ TẠI CÔNG TY TNHH ĐĂNG LONG