Phân tích các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược của công ty cổ phần dầu thực vật tường an đến năm 2020 (Trang 32 - 60)

2.2.1. Môi trường bên ngoài:

2.2.1.1. Môi trường tổng quát: a. Kinh tế

Sau khi Việt Nam tham gia vào thị trường quốc tế, nền kinh tế đã có nhiều sự đổi mới nhanh chóng. Các doanh nghiệp mới xuất hiện nhiều với hàng loạt sản phẩm mới, sự ồ ạt tấn công của các doanh nghiệp nước ngoài đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay nhu cầu về thực phẩm rất cao đi kèm đó là những yêu cầu khắt khe đối với sản phẩm do trình độ của người tiêu dùng ngày càng cao.

Ngành chế biến nằm trong danh mục A được hưởng ưu đãi đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% đối với các sản phẩm chế biến có sử dụng đầu vào là nông sản. Từ năm 2013 thuế thu nhập doanh nghiệp còn 22% và tiến tới còn 20% từ

năm 2016.

Khi tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành dầu thực vật, nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối như đối với các ngành khác. Do đó, tuy không có nguồn vốn bổ sung từ ngân sách, nhưng Công ty Dầu Tường An cũng có những điều kiện thuận lợi để huy động vốn, nhân lực, nhất là nguồn lao động quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty.

Năm 2013, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng của xã hội giảm, sức mua thị trường giảm sút…cùng tới tình hình thiên tai, lũ lụt diễn ra nhiều hơn.

Việc ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND cũng là vấn đề được quan tâm hàng dầu tại Tường An hiện nay. Nguyên liệu để sản xuất dầu thực vật chủ yếu phải nhập khẩu do đó khi tỷ giá USD/VND biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của Công ty Tường An. Tỷ giá USD/VND tương đối ổn định. Lãi suất vay VND giảm giúp cho chi phí tài chính giảm.

b. Chính trị - Pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc giao lưu thương mại quốc tế được diễn ra ngày càng nhiều, chính phủ cũng đã quan tâm đến các doanh nghiệp trong nước nhằm bảo hộ trước sự tấn công của các công ty nước ngoài. Với các chính sách ưu đãi thuế quan, các điều luật thông thoáng hơn, cơ chế kinh doanh đơn giản đã tạo điều kiện cho các công ty trong nước giao thương buôn bán đến các thị trường quốc tế. Đây chính là lợi thế của các doanh nghiệp nói chung và Tường An nói riêng trong việc phát triển kinh doanh.

Theo lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT/AFTA thì dầu thực vật tinh luyện (dầu cọ, dầu nành, dầu hạt cải,..) có thuế suất nhập khẩu với từ mức 30- 50% (trước 01/07/2003) xuống mức 0% trong năm 2012 làm dầu ngoại tràn ngập thị trường, hiện nay mức thuế này tăng lên mức 5% theo quyết định số 2564/ QĐ- CT ngày 22/04/2012 về áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng dầu thực vật nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam - áp dụng từ 06/05/2013 nhưng

áp dụng ko quá 200 ngày. Về lâu dài, thuế suất nhập khẩu vẫn sẽ về mức 0% như lộ trình đã cam kết với AFTA. Dầu thô có thuế suất nhập khẩu với mức 5% (trước 01/07/2003 đến nay). Thuế suất nhập khẩu giảm làm tăng khối lượng hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, do đó các mặt hàng dầu ăn trong nước phải đương đầu với cuộc cạnh tranh khốc liệt. Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, đòi hỏi phải liên tục bổ sung, điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất chế biến, có những rủi ro về luật pháp như sau:

 Chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam phải thực hiện theo cam kết làm

cho các sản phẩm dầu nước ngoài vào cạnh tranh mạnh mẽ.

 Các quy định và chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm, về thương hiệu

nhãn hiệu hàng hoá, về cạnh tranh và bán phá giá, các chính sách về đất đai, về ưu đãi đầu tư trong nước và nước ngoài,…chưa hoàn thiện nên rất khó khăn trong hoạt động.

 Với các doanh nghiệp cổ phần hoá còn bị ảnh hưởng bởi hệ thống cơ sở pháp lý đối với thị trường chứng khoán. Hệ thống pháp lý vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là thiếu các văn bản hướng dẫn dưới luật.

c. Văn hóa – xã hội

Hiện nay, sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu, nên các sản phẩm có nguồn gốc thực vật rất được công chúng ưa chuộng. Không ngoại lệ, dầu thực vật đã và đang thay thế được mỡ động vật. Dầu thực vật vừa đáp ứng được nhu cầu về nấu nướng, còn đảm bảo được việc ảnh hưởng tốt tới sức khỏe của người tiêu dùng.

d. Dân số

Nằm trong khu vực Đông Nam Bộ, nền văn hoá Đông Nam Bộ ảnh hưởng lớn đến Công ty Dầu Tường An. Đông Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh là vùng đất khá năng động, nơi hội tụ những nét văn hoá của các vùng trên đất Việt và nhiều nét văn hoá Đông – Tây khác. Nền kinh tế trong vùng phát triển, đời

sống và trình độ dân cư ngày càng cao nên ý thức người dân về an toàn thực phẩm ngày càng tốt. Vì vậy, cư dân trong vùng rất nhạy cảm với sự xuất hiện của các loại dịch gia súc, gia cầm đang có xu hướng gia tăng. Các bệnh về tim mạch có xu hướng phổ biến do người dân sử dụng nhiều thức ăn chứa lipit và protein có LDL. Do đó, ngày càng đông cư dân dùng dầu thực vật thay cho thói quen dùng mỡ động vật.

Trên thị trường thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây, người dân từ nhiều năm qua đã chuyển từ thói quen sử dụng những chất béo lấy từ động vật sang sử dụng sản phẩm làm từ thực vật. Những nước này vốn sử dụng rất nhiều chất béo, nên đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp dầu thực vật phát triển thị trường.

e. Điều kiện tự nhiên.

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp với nguồn nông sản dồi dào từ các tỉnh thành trong cả nước, Tường An đã giảm tối đa chi phí nhập nguyên liệu đầu vào. Qua đó, giá thành sản phẩm giảm và tạo thuận lợi nhiều hơn cho các hoạt động khác. ên cạnh đó, trong quá trình hoạt động sản xuất của mình, công ty đã áp dụng những giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm, tác động xấu tới môi trường tự nhiên như sử dụng công nghệ xử lý chất thải, các vỏ hộp vỏ chai được sử dụng một lần và có thể tái chế được.

Về vị trí địa lý: cả ba nhà máy của công ty đều tập trung ở những thành phố lớn, vùng công nghiệp trọng điểm. Về lâu dài, nhà máy tại TP.Hồ Chí Minh có vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Tuy nhiên, trong điều kiện giao thông hiện tại, chi phí vận chuyển khá cao làm giảm lợi nhuận, việc điều hành còn gặp nhiều khó khăn. Nhà máy thứ hai tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Bà Rịa Vũng Tàu nằm sát cảng biển, sẽ tạo thuận lợi cho Công ty trong xuất nhập khẩu, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển và chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, Công ty còn có thể sử dụng nguồn khí thiên nhiên thay thế nhiên liệu nhập khẩu để tiết giảm chi phí. Nhà máy thứ ba được xây dựng tại thành phố Vinh, là bàn đạp tốt để công ty tiến hành thâm nhập sâu và gia tăng dần thị phần tại miền ắc.

f. Khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ là một nhân tố mang tính chất sáng tạo và rất năng động, khó để nắm bắt nhưng lại là nhân tố chứa đựng nhiều cơ hội. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, tốc độ thay đổi công nghệ trên toàn thế giới đang diễn ra từng ngày với tốc độ chóng mặt đã làm ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế.

Từ sau năm 1990 đến nay, các doanh nghiệp chế biến dầu đã tăng cường nghiên cứu phát triển và nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học. Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ dầu thực vật là công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Dây chuyền công nghệ hiện đại chủ yếu được nhập khẩu từ các nước Đức, Ý, Áo,… và có giá trị lớn. Sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ công nghệ chế biến dầu. Những doanh nghiệp lớn sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận công nghệ mới. Những doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, Dầu Tường An được coi là có cơ hội phát triển.

Công ty đã tiếp cận với nhiều công nghệ sản xuất, các dây chuyền hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.2.1.2. Môi trường cạnh tranh: a. Khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ộ Công Thương mới ban hành Quyết định số 2564/QĐ- CT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng dầu thực vật bằng cách áp dụng mức thuế nhập khẩu 5% đối với một số mã dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, sẽ áp dụng biện pháp tự vệ đối với dầu nành tinh luyện, dầu stearin tinh luyện và dầu olein tinh luyện IV57 với mã HS: 1507.90.90, 1511.90.91, 1511.90.92, 1511.90.99 nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau. iện pháp này được đưa ra sau khi ộ Công Thương tiến hành điều tra tự vệ đối với mặt hàng trên từ ngày 26/12/2012, qua đó cho thấy, hàng hoá nhập khẩu gia tăng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước. Chính sách

này của ộ Công thương đã làm tăng số lượng khách hàng công nghiệp có nhu cầu mua dầu thực vật trong nước.

ên cạnh đó, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (IPSI) ước tính tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người năm 2011 vào khoảng từ 7,3 – 8,3kg/người. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khá xa so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (13,5kg/người/năm). Các nhà sản xuất trong nước dự báo tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người nước ta năm 2015 sẽ tăng ở mức 14,5kg/người/năm.

b. Đối thủ cạnh tranh

Tình hình cạnh tranh giữa các nhãn hiệu dầu ăn rất gay gắt để chiếm thị phần, nhất là khi phân khúc hàng giá rẻ ngày càng phát triển do thu nhập người tiêu dùng có xu hướng giảm. Việc cạnh tranh cung cấp sản phẩm cho khách hàng công nghiệp ngày càng quyết liệt làm cho giá bán và hiệu quả kinh doanh không cao.

Về tình hình thị trường, hiện nay có ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực dầu ăn do đó thị phần rất dễ bị chia sẻ. Trên thị trường dầu ăn trong cả nước hiện nay có 2 nhãn hiệu lớn chiếm đa số thị phần trên thị trường là dầu ăn Tường An và dầu ăn Neptune. Hiện nay, Dầu Tường An đang chiếm tỉ lệ khá lớn thị phần và có năng lực cạnh tranh tương đối mạnh. Trong suốt 8 năm liên tục, từ 2005 đến 2012 Tường An chiếm khoảng 25-26% thị phần tiêu thụ Dầu ăn tại Việt Nam. Còn Neptune là sản phẩm của công ty dầu thực vật Cái Lân, xâm nhập thị trường sau Tường An, tuy nhiên với sản phẩm phong phú và nguồn tài chính dồi dào, Neptune liên tục quảng cáo cho thương hiệu của chính mình thông qua các chương trình quảng cáo trên tivi. ên cạnh đó, giá cả không cao cũng là lợi thế của Neptune.

Ngoài Neptune thì Tường An còn phải chia sẻ thị trường cho khá nhiều dầu thực vật khác. Các sản phẩm của công ty nội địa có chất lượng cao nhưng giá rẻ nên họ đã đánh vào thị trường của những người có thu nhập thấp. Còn các sản phẩm của các công ty nước ngoài thì có mẫu mã khác lạ, đa dạng, tuy giá thành cao nhưng vẫn thu hút được khá nhiều người tiêu dùng

c. Nhà cung cấp

Dầu Tường An có mối quan hệ tốt đối với các nhà cung cấp nguyên liệu và hệ thống nhà phân phối trong nước. Đây là lợi thế để Công ty xây dựng được uy tín đối với khách hàng. Nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty là các hộ gia đình trồng nông sản, với tiêu chí đạt chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe lên hàng đầu, công ty đã đưa đội ngũ nhân viên về thu mua tận nơi với chất lượng nông sản tốt, cùng với dây chuyền chế biến đảm bảo vệ sinh, chính vì vậy chất lượng được đảm bảo từ khi thu mua nông sản đến khi chế biến. Tường An là doanh nghiệp thu mua gần 70% lượng đậu tương trên toàn quốc, tăng giá thu mua nông sản trong nửa năm trở lại đây đã tạo ra sự yên tâm, tin tưởng lớn với người nông dân và ngày càng cung cấp đủ lượng nhiên liệu cho công ty.

Tuy nhiên, nguồn cung cấp nguyên vật liệu hiện nay của công ty còn rất hạn hẹp do công ty vẫn chưa hợp tác được với những nhà cung cấp lớn. Nguyên liệu của ngành dầu thực vật Việt Nam được cung cấp từ nhập khẩu (dầu cọ, dầu nành) và thu mua từ các đơn vị ép dầu trong nước (dầu mè, dầu phọng, dầu dừa).

Do các vùng nguyên liệu dầu thực vật trong nước chưa phát triển, không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp, nguyên liệu chính của Tường An lại là dầu nành tinh luyện, nên Tường An phải sử dụng 90% nguyên liệu nhập khẩu. Giá nguyên liệu trong nước ảnh hưởng và phụ thuộc rất nhiều vào giá nguyên liệu thế giới. Giá nguyên liệu và hàng hóa thế giới chưa ổn định, biến động tăng giảm bất thường. Chi phí đầu vào tăng cao như xăng dầu, vận chuyển, tỷ giá USD/VND tăng làm giá thành sản xuất tăng.

Công ty cũng tạo được mối quan hệ rất tốt đối với các ngân hàng, các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư tài chính. Đó là điều kiện thuận lợi cho Dầu Tường An huy động vốn và cải thiện các yếu tố nguồn lực khác.

d. Đối thủ tiềm ẩn

Sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các nhãn hàng dầu tực vật mới làm cho tình hình cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn.

Thị trường dầu ăn là mảnh đất màu mỡ, cả các doanh nghiệp nội địa lẫn nước ngoài đều vẫn rất thèm muốn để nhảy vào lĩnh vực này. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mức tiêu thụ dầu ăn bình quân để đảm bảo sức khỏe là 13,5kg/người/năm, trong khi đó, ở Việt Nam con số này mới chỉ mới đạt 7kg/người/năm, dư địa tăng trưởng còn rất lớn.

Phía các doanh nghiệp trong nước, ngoài các công ty liên quan đến Vocarimex còn có Dầu thực vật ình An thuộc Daso Group, Dầu Otran của VinaCommodities, Dầu Oilla của Quang Minh Group hay Đệ Nhất của Acecook.

Các doanh nghiệp nước ngoài cũng tận dụng từng cơ hội để thâm nhập. Giá bán cạnh tranh cùng với thuế suất nhập khẩu 0% trong năm 2012 khiến dầu ăn ngoại đang tràn ngập thị trường.

Trước thực trạng dầu thực vật nhập khẩu gia tăng, đe dọa nghiêm trọng ngành sản xuất dầu ăn nội địa, đồng thời theo đề nghị của các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn trong nước, ộ Công thương đã ra quyết định áp thuế suất thuế nhập khẩu tạm thời 5% đối với dầu đậu nành và dầu cọ nhập khẩu vào Việt Nam, áp dụng từ ngày 7/5/2013, trong thời gian không quá 200 ngày.

Với khoảng thời gian ngắn ngủi này, doanh nghiệp trong nước khó lòng nâng cao được sức cạnh tranh, chưa kể ngành sản xuất dầu thực vật trong nước gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, những năm tới, Dầu Tường An sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng. Dầu Tường An đang đứng trước nguy cơ bị tấn công toàn diện về chất lượng, chủng loại sản phẩm (từ sản phẩm chính, đến những sản phẩm phụ, sản phẩm thay thế).

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược của công ty cổ phần dầu thực vật tường an đến năm 2020 (Trang 32 - 60)