CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.7. Kết thúc kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của kiểm toán khoản mục phải trả NCC. Đây là giai đoạn KTV sốt xét các thơng tin sau ngày lập BCTC, tập hợp các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được khi thực hiện các thủ tục kiểm toán và đưa ra các ý kiến của KTV và các kiến nghị về công tác kế toán khoản mục phải trả NCC.
2.7.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng
Nợ tiềm tàng là một khoản nợ có thể xảy ra trong tương lai, phát sinh từ các hoạt động hay sự kiện xảy ra trong niên độ, nhưng đến ngày kết thúc niên độ vẫn chưa thể xác định được khả năng xảy ra cũng như ước tính được số tiền phải trả.
KTV cần tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện các khoản nợ tiềm tàng và yêu cầu doanh nghiệp khai báo trên Thuyết minh BCTC. Các thủ tục có thể sử dụng:
- Trao đổi với Quản lý của đơn vị về khả năng các khoản nợ tiềm tàng chưa được khai báo, yêu cầu đơn vị cung cấp văn bản giải trình xác định là đã khai báo đầy đủ các khoản nợ tiềm tàng mà doanh nghiệp đã xác định được.
- Đọc các hợp đồng, khế ước vay, các thông báo từ cơ quan thuế và cơ quan Nhà nước. - Thu thập thông tin từ các khoản bảo lãnh nợ cho đơn vị khác từ xác nhận của ngân hàng.
25
- Xem xét các tài liệu từ luật sư hay tư vấn pháp lý của đơn vị để tìm ra dấu hiệu của các khoản nợ tiềm tàng.
Sau khi thu thập thông tin từ các thủ tục kiểm toán nêu trên, KTV phải đánh giá trường hợp nào phải khai báo khoản nợ tiềm tàng trên Thuyết minh BCTC và trường hợp nào không cần khai báo.
2.7.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ
Có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ lập BCTC:
- Các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và đòi hỏi phải điều chỉnh BCTC: đây là những sự kiện cung cấp bằng chứng bổ sung về sự việc đã xảy ra trước ngày kết thúc niên độ và chúng có ảnh hưởng đến sự đánh giá đối với những khoản mục có liên quan trong BCTC.
- Các sự kiên không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải công bố trên thuyết minh BCTC: đây là những sự kiện chỉ thực sự phát sinh sau ngày kết thúc niên độ không phải điều chỉnh số liệu trên BCTC nhưng do tầm quan trọng của vấn đề đơn vị vẫn phải công bố trên thuyết minh BCTC.
Để xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, KTV có thể kiểm tra các nghiệp vụ quanh thời điểm khóa sổ, các kế hoạch tài chính, biên bản các cuộc họp quan trọng….
2.7.3. Xem xét giả định hoạt động liên tục
KTV và cơng ty kiểm tốn có trách nhiệm xem xét tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục của cơng ty khách hàng. KTV có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu về mặt tài chính: Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu hơn mức bình thường, khơng có khả năng thanh tốn khi nợ đến hạn, mất nguồn hỗ trợ tài chính…
- Dấu hiệu về mặt hoạt động: Đơn vị bị thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt không thể thay thế, đơn vị bị mất một NCC quan trọng…
- Các dấu hiệu khác: thay đổi về mặt pháp luật hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị…
2.7.4. Đánh giá kết quả và đưa ra ý kiến kiểm toán
Trước khi lập BCKT, KTV phải đánh giá tổng quát về các kết quả thu được. KTV phải đánh giá, xem xét từng khoản mục trên BCTC để xem liệu có khoản mục nào cịn tồn tại sai phạm trọng yếu.
26
- Ý kiến chấp nhận toàn phần: được sử dụng trong trường hợp KTV và cơng ty kiểm tốn cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
- Ý kiến chấp nhận từng phần: được sử dụng trong trường hợp KTV và cơng ty kiểm tốn cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ mà KTV nêu trong BCKT.
- Ý kiến không chấp nhận: được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với BGĐ là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.
- Ý kiến từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm tốn là quan trọng hoặc thiếu thơng tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm tốn viên khơng thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm tốn thích hợp để có thể cho ý kiến về BCTC.
2.7.5. Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán
Khâu cuối cùng của q trình kiểm tốn là việc lập và phát hành BCKT.
Nội dung trình bày của BCKT có thể khác nhau nhưng phải chuyển đến cho người đọc những đánh giá của KTV về sự phù hợp của thông tin trên BCTCcũng như sự tuân thủ về chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành khi lập BCTC này.
Hình thức trình bày của BCKT có thể có nhiều hình thức khác nhau như văn bản hoặc bằng miệng.
27
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM.