d) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu
3.1.4. Bất cập trong việc xác định tính hợp pháp về hình thức của đơn khởi kiện do người đại diện theo ủy quyền đứng đơn khởi kiện.
khởi kiện do người đại diện theo ủy quyền đứng đơn khởi kiện.
Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện, tại điểm 1 khoản 2 Điều 164 BLTTDS quy định: “Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ
78
quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu ở phần cuối đơn”.
Tuy nhiên, trong trƣờng hợp nguyên đơn do ở xa và vì nhiều lý do khác nhau không thể trực tiếp tham gia vụ kiện, do đó, nguyên đơn lập hợp đồng uỷ quyền cho ngƣời đƣợc uỷ quyền thay mặt mình giải quyết tranh chấp cả trong giai đoạn tiền tố tụng (chẳng hạn như thay mặt người ủy quyền hoà giải tại cấp cơ sở
đối với những vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất…) và trong quá trình tố tụng
tại Tòa án. Nhiều trƣờng hợp nguyên đơn lập hợp đồng uỷ quyền cho ngƣời đại diện hợp pháp với phạm vi ủy quyền đƣợc xác định cụ thể là “Bên được ủy quyền
được quyền nhân danh và thay mặt Bên ủy quyền làm đơn khởi kiện và tham gia tố tụng từ khi Tòa sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ án cho đến khi kết thúc quá trình tố tụng. Mọi ý kiến và quyết định của bên được ủy quyền là ý kiến, quyết định của bên ủy quyền”. Vì vậy, ngƣời đại diện theo uỷ quyền làm đơn khởi kiện và ký tên trong
đơn khởi kiện. Việc này có 2 quan điểm:
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải trực tiếp ký đơn mà không đƣợc thông qua ngƣời đại diện theo ủy quyền mặc dù có hợp đồng ủy quyền hợp pháp với phạm vi ủy quyền bao gồm cả ủy quyền khởi kiện. Đơn khởi kiện phải thể hiện rõ nội dung vụ việc và những yêu cầu của ngƣời khởi kiện đối với Tịa án, do đó, ngƣời khởi kiện là cá nhân phải trực tiếp ký tên vào đơn khởi kiện, nếu là ngƣời đại diện của cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu ở phần cuối đơn. Đây là điều kiện bắt buộc về mặt hình thức của đơn khởi kiện mà điểm 1 khoản 2 Điều 164 quy định.
2. Khi tồn tại hợp đồng ủy quyền hợp pháp, ý chí của ngƣời ủy quyền đã thể hiện rõ trong nội dung và phạm vi ủy quyền. Vì vậy, không nhất thiết buộc ngƣời khởi kiện phải trực tiếp viết và ký vào đơn mà căn cứ theo hợp đồng ủy quyền
79
đƣợc xác lập giữa ngƣời ủy quyền và ngƣời đại diện theo ủy quyền, ngƣời đại diện theo ủy quyền hồn tồn có quyền viết và ký đơn.
Về lý luận, đơn khởi kiện là cơ sở pháp lý để Tòa án xem xét thụ lý vụ án dân sự; cá nhân, cơ quan tổ chức có thể ủy quyền cho ngƣời đại diện khởi kiện để bảo vệ lợi ích của mình (Điều 161 BLTTDS).
Khi xác lập quan hệ ủy quyền, ngƣời đƣợc ủy quyền sẽ thay mặt và đại diện cho ngƣời ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng trong phạm vi và nội dung ủy quyền, đồng thời chịu trách nhiệm về cơng việc ủy quyền. Vì vậy, khơng thể nói rằng nếu ngƣời đại diện ủy quyền ký vào đơn khởi kiện là không thể hiện ý chí và nguyện vọng của ngƣời khởi kiện. Mặt khác, nhiều trƣờng hợp cơ quan, tổ chức làm hợp đồng ủy quyền cho Luật sƣ thay mặt cơ quan, tổ chức khởi kiện và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu bắt buộc “đại
diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu ở phần cuối đơn”
thì khơng thể thực hiện đƣợc (Luật sƣ khơng phải là chủ thể có đủ thẩm quyền để đóng con dấu của Bên ủy quyền – cơ quan, tổ chức đó). Mặt khác, Điều 161 quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện
hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện)..”. Bản thân quy
định chung này đã trao quyền cho ngƣời đại diện hợp pháp khởi kiện và ngƣời đại diện hợp pháp đƣợc đặt trong thuật ngữ chung gọi là “người khởi kiện”. Bên cạnh đó, về nội dung, điểm 1 khoản 2 Điều 164 không cấm ngƣời đại diện ủy quyền đứng tên trong đơn khởi kiện. Vậy vấn đề này sẽ đƣợc hiểu thế nào?