THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 83 - 86)

d) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu

3.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ.

Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hƣớng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai "Thủ tục giải

quyết vụ án tại Tòa án các cấp sơ thẩm" của BLTTDS tại điểm 10 mục II đã hƣớng

dẫn thực hiện về điểm c và điểm h khoản 1 Điều 92 của BLTTDS nhƣ sau:

“10.1. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, thì Tịa án cần xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định như sau:

84

b) Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì tùy trường hợp mà giải quyết như sau:

b.1) Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;

b.2) Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút;

b.3) Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, thì Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã rút;

c) Sau khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của đương

sự đã rút được hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 10.1 của mục 10 này, Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định địa vị tố tụng của các đương sự theo đúng quy định tại Điều 219 của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại mục 7 phần III Nghị quyết này”.

Thực hiện hƣớng dẫn nêu trên, thực tế phát sinh những vấn đề khó khăn cần đƣợc Tòa án tối cao tiếp tục hƣớng dẫn, cụ thể:

85

của đƣơng sự đã rút, Quyết định đình chỉ nêu rõ thay đổi địa vị tố tụng đối với các đƣơng sự, quyết định bị kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ đến cấp phúc thẩm giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định đình chỉ của cấp sơ thẩm nhƣng không chuyển hồ sơ về để cấp sơ thẩm giải quyết đối với yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập của đƣơng sự. Cấp phúc thẩm cho rằng vì giữ nguyên quyết định đình chỉ nên cấp phúc thẩm phải giữ hồ sơ để lƣu trữ theo quy định. Nhƣ vậy, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập của đƣơng sự đƣợc giải quyết nhƣ thế nào? Có ý kiến cho rằng nên photo hồ sơ để giao về cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết yêu cầu phản tố. Có lẽ, cấp phúc thẩm cần nên giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để thụ lý lại và giải quyết theo thủ tục chung đối với yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập của đƣơng sự. Việc giao hồ sơ phải đƣợc tuyên trong Quyết định phúc thẩm.

2. Trƣờng hợp Quyết định đình chỉ khơng bị kháng cáo, kháng nghị, cấp sơ thẩm có đƣợc thụ lý lại vụ kiện hay không (thụ lý bằng một vụ kiện khác, thay

đổi địa vị tố tụng, bị đơn trở thành nguyên đơn hoặc ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trở thành ngun đơn). Có ý kiến cho rằng khơng đƣợc thụ lý lại, hồ sơ đó vẫn tiếp tục giải quyết nhƣng thay đổi địa vị tố tụng của các đƣơng sự. Tuy nhiên, nếu chấp nhận ý kiến này thì rất khó khăn cho việc quản lý hồ sơ và không phù hợp, bởi lẽ vụ kiện dân sự có Quyết định đình chỉ do ngun đơn khác khởi kiện, nay thay đổi địa vị tố tụng, bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập sẽ trở thành nguyên đơn. Do đó, cần xóa sổ thụ lý khi có Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự và thụ lý lại thành vụ kiện khác để giải quyết. Vấn đề đặt ra là khi nào thụ lý lại vụ kiện, ngay sau khi có Quyết định đình chỉ hay phải chờ Quyết định đình chỉ có hiệu lực thi hành thì mới thụ lý lại?. Trƣờng hợp thụ lý lại ngay sau khi có Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, nếu có kháng cáo, kháng nghị thì khó khăn cho căn

86

cứ để xóa sổ thụ lý vụ kiện mới. Có lẽ, trong thời gian tới, TANDTC cần có hƣớng dẫn cụ thể vấn đề thụ lý vụ án trong trƣờng hợp này, nếu không quy định cụ thể thì có thể ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn có yêu cầu phản tố hay quyền lợi của ngƣời có quyền và lợi ích liên quan trong trƣờng hợp họ có yêu cầu độc lập, đặc biệt là trong những vụ án dân sự có giá trị tài sản lớn hay những vụ án liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)