3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.1.2. Tốc độ sinh trưởng búp
Trong quá trình sinh trưởng búp cây chè sinh trưởng búp không liên tục, mà sinh trưởng thành các đợt sinh trưởng và ngừng sinh trưởng xen kẽ lẫn nhau. Các nhà khoa học Trung Quốc, Việt Nam khi nghiên cứu về sinh trưởng búp chè đều thống nhất rằng, hàng năm trong điều kiện tự nhiên cây chè có từ 3 đến 5 đợt sinh trưởng búp, trong điều kiện có đốn, hái búp thì số đợt sinh trưởng búp có thể tăng lên nhiều, tuỳ theo từng kỹ thuật hái.
Hàng năm, cây chè bắt đầu sinh trưởng búp vào mùa xuân, ra hoa, kết quả và kết thúc sinh trưởng búp vào mùa đông, khi nhiệt độ, lượng mưa giảm thấp. Tùy thuộc vào giống và các biện pháp kỹ thuật tác động như bón phân, tưới nước, ... thời gian sinh trưởng búp khác nhau.
Sự sinh trưởng của búp chè chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện khí hậu thời tiết, kỹ thuật canh tác (nước, dinh dưỡng) và giống chè, trong đó điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất. Tuy nhiên, trong cùng điều kiện canh tác thì yếu tố dinh dưỡng có tác động rõ rệt nhất đến tốc độ tăng trưởng búp. Nghiên cứu tốc độ sinh trưởng búp của các nồng độ phun chế phẩm vụ xuân 2011, thu được số liệu bảng 3.4:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.4:Ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm EM đến động thái tăng
trưởng búp ở vụ Xuân
Đơn vị: cm/5ngày
Thời gian Nồng độ
Sau phun (ngày)
0-5 5-10 10-15 15-20 20-25 25-30 30-35 A0- đối chứng 0,68 0,70 0,93 1,36 1,87 2,33 3,14 A1- 0,1% 0,75 0,75 0,95 1,48 1,93 2,46 3,18 A2-0,2% 0,82 0,74 0,90 1,68 2,36 2,76 3,25 A3-0,3% 0,85 0,98 0,96 1,81 2,41 2,81 3,37 A4-0,5% 0,72 0,84 0,89 1,46 2,04 2,67 3,15
Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm EM đến động thái tăng trưởng búp của chè Kim Tuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả theo dõi cho thấy: Các công thức phun chế phẩm có động thái tăng trưởng búp cao hơn so với công thức đối chứng.
- Giai đoạn đầu (0-15 ngày) động thái tăng trưởng búp chậm chỉ dao động trong khoảng 0,68-0,96 cm/5 ngày. Nguyên nhân, một mặt do yếu tố di truyền mặt khác do ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp và hạn, cây chè sinh trưởng kém tốc độ tăng trưởng búp chậm.
- Giai đoạn (15-35 ngày) động thái tăng trưởng búp mạnh hơn dao động trong khoảng 1,34-3,77cm/5 ngày tăng 1,97 - 3,93 lần so với giai đoạn (0-15 ngày) và giữa các công thức có sự biến động.
Tuy nhiên, ở nồng độ phun 0,2% và 0,3% động thái tăng trưởng búp có xu hướng cao hơn so với các công thức còn lại.
3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của chè Kim Tuyên
Năng suất là yếu tố hàng đầu trong sản xuất chè. Năng suất búp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm năng kinh tế của một giống chè. Năng suất chè được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là số búp và khối lượng búp. Ngoài yếu tố di truyền của giống, thì năng suất chè chịu ảnh hưởng chặt chẽ bởi mức độ thâm canh và việc đốn hái. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất chè lên một cách đáng kể. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất chè vụ xuân kết quả thể hiện tại bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.5: Kết quả ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm EM đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vụ xuân của chè Kim tuyên tuổi 4
Chỉ tiêu Công thức Khối lƣợng búp (g/búp) Mật độ búp (Búp/m2) Năng suất (tấn/ha/lứa) 1 tôm 2 lá 1 tôm 3 lá A0 (đ/c) 0,78 1,07 137 0,30 A1 -0,1% 0,81 1,08 146 0,33 A2-0,2% 0,81 1,23 148 0,34 A3-0,3% 0,82 1,23 158 0,36 A4 – 0,5% 0,80 1,17 149 0,34 P >0,05 <0,01 <0,01 <0,01 LSD05 0,13 0,10 7,20 0,34E-01 CV% 9,20 5,50 2,60 9,30 Khối lượng búp
Kết quả phân tích số liệu cho thấy:
Nồng độ phun không làm ảnh hưởng tới khối lượng búp một tôm 2 lá (P >0,05). Khối lượng búp một tôm hai lá ở các nồng độ phun là tương đương nhau, dao động trong khoảng từ 0,78-0,82g/búp.
Nồng độ phun EM có ảnh hưởng rất khác nhau tới khối lượng búp 1 tôm 3 lá (P<0,01). So với đối chứng (không phun), phun EM ở nồng độ 0,2%; 0,3% và 0,5% có khối lượng búp 1 tôm 3 lá cao hơn. Phun EM nồng độ 0,1% khối lượng búp 1 tôm 3 lá tương đương đối chứng. Phun ở nồng độ 0,2% và 0,3% có khối lượng búp 1 tôm 3 lá cao nhất (1,23g/búp), tiếp theo là nồng độ phun 0,5% (1,17g/búp).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mật độ búp
Nồng độ phun EM có ảnh hưởng rất khác nhau tới mật độ búp chè vụ xuân (P<0,01). So với đối chứng (không phun), phun EM ở các nồng độ 0,1%-0,5% đều cho mật độ búp cao hơn. Phun ở nồng độ phun 0,3% mật độ búp cao nhất (158 búp/m2), tiếp theo ở các nồng độ phun 0,1%; 0,2% và 0,5% mật độ búp tương đương nhau, dao động từ 146-149 búp/m2.
Như vậy, khi phun EM làm tăng khả năng bật mầm của cây chè và do đó làm tăng số búp trên một đơn vị diện tích.
Năng suất/lứa
Kết quả phân tích thống kê cho thấy: Nồng độ phun EM có ảnh hưởng rất khác nhau tới năng suất chè vụ xuân (P<0,01). So với đối chứng (không phun), phun EM nồng độ 0,2%, 0,3% và 0,4% cho năng suất cao hơn. Phun EM ở các nồng độ 0,1% và 0,5% năng suất tương đương đối chứng. Phun EM ở nồng độ 0,3% năng suất cao nhất (0,36tấn/ha/lứa) tăng 18,08% so với đối chứng, tiếp theo nồng độ 0,2% và 0,5% năng suất (0,34 tấn/ha/lứa) tăng 14,39%.
3.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm đến chất lượng nguyên liệu
Chất lượng nguyên liệu búp thu hái quyết định trực tiếp đến chất lượng chè thành phẩm. Trong đó, phẩm chất nguyên liệu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nguyên liệu. Phẩm cấp nguyên liệu chính là tỷ lệ bánh tẻ của búp chè (phần xơ gỗ) khi tỷ lệ bánh tẻ cao thì chất lượng nguyên liệu búp giảm, tỷ lệ thu hồi thấp khi đó chế biến thành sản phẩm có chất lượng không tốt và ngược lại, tỷ lệ bánh tẻ càng thấp thì chất lượng nguyên liệu tăng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt.
Theo TCVN 1053 -86, chè loại A (tỷ lệ bánh tẻ 0-10%), chè loại B (tỷ lệ bánh tẻ 10-20%), chè loại C (tỷ lệ bánh tẻ 20-30%), chè loại D (tỷ lệ bánh tẻ 30- 40%). Theo khảo nghiệm của Nhà máy Chè Phú Thọ, khi sản suất chè A thì ba mặt hàng chè tốt sẽ đạt 75%, chè B thì ba mặt hàng chè tốt là 67%.
Phẩm cấp nguyên liệu búp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, điều kiện khí hậu, biện pháp kỹ thuật thời vụ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.6 : Kết quả ảnh hưởng nồng độ phun chế phẩm EM đến chất lượng nguyên liệu chè vụ xuân
Nồng độ phun Tỷ lệ búp mù xòe (%) Phẩm cấp
nguyên liệu Thành phần cơ giới búp (%) Tỷ lệ
nguyên liệu bánh
tẻ (%)
Xếp
loại Tôm Lá 1 Lá 2 Lá 3 Cuộng
A0 (đ/c) 14,06 18,10 B 6,14 13,42 16,12 26,67 37,66 A1 -0,1% 13,81 17,53 B 6,43 14,17 16,07 26,56 36,78 A2-0,2% 13,10 16,39 B 6,64 14,71 16,84 26,73 35,08 A3-0,3% 12,92 16,01 B 6,91 14,99 16,88 26,59 34,63 A4-0,5% 13,46 17,07 B 6,16 13,58 16,45 26,76 37,05 P <0,01 <0,01 >0,05 <0,01 >0,05 >0,05 <0,01 LSD05 1,18 1,64 0,77 0,80 1,55 1,75 1,61 CV% 4,3 4,7 6,4 3,0 5,0 3,5 2,4 *) Tỷ lệ búp mù xòe
Búp chè là phần non của cành chè gồm tôm và lá non. Trong quá trình sinh trưởng có hai loại búp chè:
- Búp bình thường: Có mầm đỉnh đang hoạt động tạo ra tôm và lá non. Đây là loại búp cho thu hoạch chủ yếu, có năng suất cao và chất lượng tốt.
- Búp mù: Là búp có đỉnh sinh trưởng ở trạng thái ngừng hoạt động, búp không có tôm và lá non, có chất lượng kém.
Nguyên nhân chính của sự hình thành búp mù là do các vị trí trên cành chè có sự phát dục khác nhau, cành phía trên hoặc ngọn cành thường có độ phát dục già (tuổi riêng nhỏ, tuổi chung lớn). Vì vậy, sau khi các lá thật xuất hiện, búp chè không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phát triển tiếp mà ở trạng thái ngừng hoạt động trở thành “búp điếc”, búp mù xoè. Ngoài ra, sự hình thành búp mù còn do nhiều nguyên nhân khác: do đặc tính của giống, do canh tác, chế độ chăm sóc bón phân không hợp lý, bón phân vô cơ liên tục không bón bổ sung phân chuồng , do điều kiện thời tiết bất thuận…
Búp mù là nguyên nhân đầu tiên làm giảm năng suất, giảm phẩm cấp nguyên liệu chế biến và chất lượng chè thành phẩm. Tỷ lệ búp mù cao do nhiều nguyên nhân như thời tiết khí hậu, kỹ thuật chăm sóc và quan trọng nhất là yếu tố dinh dưỡng tác động trực tiếp đến chiều dài búp nếu cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng sẽ giúp chè tăng trưởng khỏe chiều dài búp chè được tăng lên, búp chè non thì tỷ lệ búp bị mù xoè sẽ được giảm đi.
Kết quả bảng 3.6 cho thấy: Các nồng độ phun EM có ảnh hưởng rất khác nhau tới tỷ lệ búp mù xòe (P<0,01). So với đối chứng (không phun), phun ở nồng độ 0,3% tỷ lệ búp mù xòe thấp hơn. Phun ở nồng độ 0,1%; 0,2% và 0,5% có tỷ lệ búp mù xòe tương đương đối chứng và dao động trong khoảng 13,10-14,06%.
*) Phẩm cấp nguyên liệu
Kết quả bảng số liệu cho thấy: Các nồng độ phun EM có ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ nguyên liệu bánh tẻ (P<0,01). So với đối chứng (không phun), phun ở nồng độ 0,2% và 0,3% tỷ lệ nguyên liệu bánh tẻ thấp hơn. Phun ở nồng độ 0,1% và 0,5% tỷ lệ nguyên liệu bánh tẻ tương đương đối chứng. Phun ở nồng độ 0,3% có tỷ lệ bánh tẻ thấp nhất (16,01%), tiếp theo là nồng độ phun 0,2% tỷ lệ bánh tẻ 16,39%.
*) Thành phần cơ giới búp
Thành phần cơ giới búp chè có một ý nghĩa quan trọng trong sản xuất cũng như kỹ thuật chế biến chè. Thành phần cơ giới búp phản ánh mức độ sinh trưởng của cây chè đồng thời có liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm. Búp chè có tỷ lệ tôm lớn, tỷ lệ cuộng nhỏ thì đều phù hợp cho công nghệ chế biến chè chất lượng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Các nồng độ phun EM có ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ lá 1 và tỷ lệ cuộng (P<0,01). So với đối chứng (không phun), phun ở nồng độ 0,2%, 0,3% có tỷ lệ lá 1 cao nhất và tỷ lệ cuộng thấp nhất. Phun ở nồng độ 0,1% và 0,5% có tỷ lệ lá 1 và cuộng tương đương đối chứng. Phun ở nồng độ 0,3% tỷ lệ lá 1 cao nhất (14,99%) và tỷ lệ cuộng thấp nhất (34,63%), tiếp theo là phun ở nồng độ 0,2% tỷ lệ lá 1 (14,71%) và tỷ lệ cuộng (35,08%).
- Các nồng độ EM khác nhau không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ tôm, lá 2 và lá 3 (P>0,05). Tỷ lệ tôm, lá 2 và lá 3 ở các nồng độ phun là tương đương nhau.
Như vậy, khi phun chế phẩm EM với nồng độ 0,3%, 0,2% làm cho búp sinh trưởng đồng đều hơn, số lượng búp non nhiều, giảm tỷ lệ búp mù xòe và tăng chất lượng nguyên liệu búp.
3.3. Ảnh hƣởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến sinh trƣởng của chè Kim Tuyên của chè Kim Tuyên
3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và độ rộng tán trưởng chiều cao cây và độ rộng tán
Chiều cao cây và chiều rộng tán chè là rất khác nhau tùy từng giống chè, điều kiện sinh thái, kỹ thuật canh tác..., và do đặc điểm sinh trưởng của thân, cành chi phối. Trong giai đoạn chè kiến thiết cơ bản sự sinh trưởng của thân và cành giúp tạo nên bộ khung tán chè quyết định đến khả năng tạo hình cho nương chè, khi chuyển sang giai đoạn chè kinh doanh thì sự sinh trưởng của thân và cành chè hay chính là sự sinh trưởng về chiều cao cây và chiều rộng tán có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất nương chè.
Thân cành sinh trưởng cân đối, mức tăng trưởng chiều cao cây và chiều rộng tán vừa phải, hợp lý sẽ dẫn tới số lượng mầm phân hóa nhiều, khối lượng búp lớn, là cơ sở cho năng suất cao. Chiều cao cây và rộng tán chè sinh trưởng tốt còn biểu hiện khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây tốt và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Kết quả theo dõi thể hiện tại bảng 3.7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.7. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến chiều cao cây và độ rộng tán
Đơn vị: cm
Thời gian Nồng độ Thời điểm
Chiều cao cây Độ rộng tán Tháng 2 Tháng 8 Tháng 2 Tháng 8
A0(Đ/C)
B1(sau hái 3 ngày) 47,90 76,33 77,20 95,60
B2(bật mầm) 46,70 75,68 77,80 91,80
B3(lá thật xuất hiện) 48,70 75,03 76,90 94,50
A1-0,1%
B1(sau hái 3 ngày) 47,30 79,63 77,30 94,30
B2(bật mầm) 47,60 78,60 77,20 91,17
B3(lá thật xuất hiện) 47,10 79,20 77,80 95,63
A2-0,2%
B1(sau hái 3 ngày) 47,40 79,58 76,50 97,53
B2(bật mầm) 47,00 80,03 77,90 100,50
B3(lá thật xuất hiện) 48,10 84,50 78,30 97,53
A3-0,3%
B1(sau hái 3 ngày) 46,50 80,07 77,10 98,53
B2(bật mầm) 48,10 85,37 77,80 105,53
B3(lá thật xuất hiện) 48,60 82,73 78,20 96,50
A4-0,5%
B1(sau hái 3 ngày) 48,30 79,53 78,40 96,37
B2(bật mầm) 47,20 85,00 75,80 97,50
B3(lá thật xuất hiện) 46,80 79,50 77,60 97,17
Chỉ tiêu Cao cây Rộng tán
Tháng Tháng 2 Tháng 8 Tháng 2 Tháng 8
P nồng độ* thời điểm phun >0,05 <0,01 >0,05 <0,01
P nồng độ >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
P thời điểm phun >0,05 >0,05 >0,05 <0,01
LSD05nồng độ 1,59 5,22 1,61 4,31
LSD05 thời điểm 1,29 2,02 3,61 1,74
LSD05 nồng độ* thời điểm phun 2,88 4,52 8,06 3,89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến chiều cao cây
- Thân cây là cơ quan nối liền các hoạt động của bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất. Thân cây làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ và vận chuyển dinh dưỡng khoáng từ rễ lên lá. Sự tăng trưởng chiều cao cây là do sinh trưởng của cành là. Thân cây sinh trưởng cân đối, số lượng mầm đỉnh phân hóa nhiều là cơ sở cho năng suất cao. Nếu thân cây sinh trưởng kém, số lượng cành ít, làm giảm mật độ và khối lượng búp do đó sẽ làm giảm năng suất.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 B1 B2 B3 B1 B2 B3 B1 B2 B3 B1 B2 B3 B1 B2 B3 A0 A1 A2 A3 A4 Công thức cm Tháng 2 Tháng 8
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến chiều cao cây
Kết quả bảng cho thấy:
- Vào thời điểm tháng 2: Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự tương tác giữa nồng độ và thời điểm phun tới chiều cao cây (P nồng độ*thời điểm phun>0,05), vì vậy ta phân tích riêng tác động của từng yếu tố.
Về nồng độ: Các nồng độ phun EM khác nhau không ảnh hưởng tới chiều cao cây (P nồng độ >0,05). Chiều cao cây ở các nồng độ phun là tương đương nhau.
Về thời điểm phun: Thời điểm phun EM khác nhau không làm ảnh hưởng tới chiều cao cây (P thời điểm>0,05). Chiều cao cây ở các thời điểm phun là tương đương nhau.
- Vào thời điểm tháng 8: Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự tương tác giữa nồng độ và thời điểm phun (P nồng độ * thời điểm phun <0,01).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
So với đối chứng (không phun), phun EM với nồng độ 0,3% vào thời điểm bật mầm và lá thật xuất hiện, nồng độ 0,2% vào thời điểm lá thật xuất hiện và nồng độ 0,5% vào thời điểm bật mầm có chiều cao cây cao hơn. Phun ở nồng độ 0,1% phun vào thời điểm sau hái 3 ngày, bật mầm và lá thật xuất hiện; nồng độ 0,2% phun vào thời